Lấy người không yêu, quan hệ căng thẳng
Kết hôn không có tình yêu khiến những khó khăn, mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình dường như tăng lên gấp bội.
Tôi năm nay 32 tuổi, mới lập gia đình được 8 tháng. Chồng tôi đã 40 tuổi. Cả hai chúng tôi đều chưa từng trải qua cuộc hôn nhân nào. Chúng tôi quen nhau qua mai mối. Vì cả 2 đều đã lớn tuổi, “quá lứa lỡ thì”, lại thêm người thân thúc giục, vun vén nên chúng tôi quyết định làm đám cưới chỉ sau 2 tháng tìm hiểu. Lấy nhau rồi, tôi mới thấy anh là người nhàm chán nhất trong số những người tôi quen.
Ảnh minh hoạ.
Chồng tôi không biết nói những lời dễ nghe và cũng không biết cách làm tôi hài lòng. Anh còn mắc chứng xuất tinh sớm. Ban đầu tôi cũng động viên anh cố gắng, tìm các loại thuốc phù hợp cho anh. Nhưng anh đều gạt đi, chẳng chịu uống. Và tôi dần khó chịu sau nhiều lần bị đánh thức lúc nửa đêm mà chưa kịp làm gì thì chồng đã xong việc. Anh cũng chẳng nói được lời nào để tôi khỏi suy nghĩ lung tung. Mối quan hệ của vợ chồng tôi càng nghiêm trọng hơn khi anh đùng đùng nghỉ việc mà không hề bàn bạc với tôi. Tôi đi làm mức lương chỉ 7 triệu 1 tháng, lại phải thuê nhà để ở, chi tiêu mọi thứ trong gia đình. Gánh nặng kinh tế gia đình quá lớn trong khi chồng chẳng chịu đi làm khiến tôi rất thất vọng, ức chế.
Bất ngờ, tôi phát hiện mình có thai nhưng chồng tôi không tỏ bất kỳ thái độ gì khi nghe tin này, cũng chẳng chăm sóc gì cho tôi. Anh tìm được một công việc giao hàng. Ngày nào cũng phải đến 8-9 giờ tối anh mới về. Về nhà thì chẳng nói chuyện gì với tôi. Do đang thời kỳ thai nghén nên tôi rất căng thẳng, mệt mỏi, thấy chồng chẳng quan tâm gì nên tôi càng cáu kỉnh, không muốn nói chuyện hay chia sẻ gì với anh. Thấy vậy chồng tôi cũng chẳng thèm quan tâm nữa.
Video đang HOT
Tôi phát hiện ra công việc của chồng tôi chỉ làm trong giờ hành chính, hết giờ làm lúc 5 giờ chiều. Nhưng ngày nào anh cũng về muộn vì còn đi chơi đá gà ăn tiền. Tất nhiên là chồng tôi không có gà, chỉ đặt cược cho gà của người ta. Tôi đã nhiều lần nói bóng nói gió với anh về chuyện này nhưng mọi việc vẫn thế. Cho đến một hôm gần 12 giờ đêm anh mới về mà chẳng thèm giải thích với tôi câu nào. Quá tức giận, tôi lôi hết những gì mình biết ra để nói nhưng anh chỉ im lặng.
Vài ngày sau, tôi gọi điện về nói chuyện với bố mẹ anh. Chồng tôi bao biện rằng vì về nhà cứ cãi nhau nên anh ta mới đi chơi. Thế là bố mẹ chồng chẳng buồn an ủi tôi câu nào mà còn trách cứ tôi. Mẹ chồng còn nói tôi phải “thuyền theo lái, gái theo chồng”, sống theo nếp nhà chồng chứ đừng theo nếp cũ nữa. Bà bảo nhà bà không có cái nếp vợ nói chồng xơi xơi như thế. Vậy nếp nhà chồng tôi là chơi bời, vô trách nhiệm hay sao mà giờ anh lại chơi bời thế? Giờ thì tôi đã hiểu, con ông bà có gây ra tội gì cũng chẳng sao, còn tôi chỉ có vài câu nói, hành động chưa đúng đã bị quy là con nhà vô giáo dục!
Rồi chồng tôi cũng bỏ việc giao hàng để đi làm ở chỗ khác với mức lương thấp hơn nhưng chẳng nói gì với tôi. Tôi lại một lần nữa phát điên về hành động của anh! Tôi thực sự quá mệt mỏi và không thể chịu đựng sự tẻ nhạt, ngu ngốc mà anh đang thể hiện. Tôi cảm thấy chỉ khi vắng anh mới có thể thanh thản, chứ cứ nhìn mặt anh là tôi thấy rất ức chế. Thâm tâm tôi không muốn sống với anh nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến đứa con trong bụng, tôi lại không biết phải làm thế nào. Nếu sống tiếp với anh thì mọi thứ sẽ đến đâu? Liệu tôi còn có thể hi vọng gì khi sống với 1 người như anh không? Tôi có thể có được sự quan tâm của chồng giống như bao người phụ nữ khác, hay cả đời phải chịu cay đắng khi sống với 1 khúc gỗ, 1 que củi vô tri vô giác?./.
Kiếm đại một đứa con để dưỡng già?
"Kiếm đại một đứa con để dưỡng già" là câu tôi ghét nhất trần đời. Vậy mà người bơm suy nghĩ này vào đầu tôi mỗi ngày chính là má tôi.
Từ khi tôi ngấp nghé tuổi 30 thì mỗi lần về quê, má đều rỉ rả "nhớ kiếm tấm chồng rồi đẻ đứa con để sau này hủ hỉ nghe con". Thêm mỗi năm, má tôi lại rút câu đó ngắn dần, nhưng nội dung không thay đổi. Năm nay, tôi sắp chạm ngưỡng 40 tuổi thì má nói ngắn gọn "kiếm đại một đứa đi!".
Với cách nói này, tôi hiểu má bật đèn xanh cho tôi là làm bất cứ kiểu gì: túm, gài bẫy... người đàn ông nào cũng được- miễn là sinh được con.
Câu nói của má làm tôi rất buồn và tổn thương, nhưng tôi hiểu được nỗi lo của má dành cho đứa con gái quá lứa lỡ thì. Ở quê tôi, tuổi này mà chưa chồng thì coi như hàng "quá date". Má sợ tôi về già sẽ đơn độc, không có ai bên cạnh và không được cơm bưng nước rót. Tôi chỉ cười: "Má để con quyết định cuộc sống của con".
Mỗi ngày, má đều bơm vào đầu tôi "kiếm một đứa con để dưỡng già" (Ảnh minh họa)
Thấy tôi không hợp tác, má càng ra sức thuyết phục: "Ba má đâu lột vỏ sống đời với con được. Anh chị em ai có bề đó, nên con mà không sinh con thì sau này già bò xuống sông uống nước đó". Tôi nói với má tôi sẽ yêu thương các cháu thì sau này các sẽ yêu thương, chăm sóc lại tôi. Nhưng má tôi gạt ngang: "Con là con, cháu là cháu. Chỉ có con mình sinh ra thì nó mới có hiếu với mình được". Rồi cô tôi, dì tôi, hàng xóm "nội công, ngoại kích" xúi tôi "kiếm đại đứa con" để dưỡng già.
Cứ mỗi lần về thăm nhà là tôi và má đều tranh cãi chuyện này. Những chuyến về nhà nghỉ ngơi cuối tuần của tôi như trở thành tra tấn, dồn ép, nên gần đây, dịp lễ tết tôi quyết định không về quê.
Tôi giải thích với má: tôi đang có một cuộc sống rất thoải mái, công việc ổn định, thu nhập tốt, mỗi tháng đều đi du lịch, vậy hà cớ gì tôi phải cưỡng cầu để sinh một đứa con, trong khi tôi chỉ thích chơi với trẻ con chứ rất sợ giữ chúng.
Chỉ cần hình dung ra việc mình phải ôm một đứa trẻ: thức đêm pha sữa, thức đêm khi con sốt, đầu tắt măt tối đút ăn... là tôi nổi da gà. Tôi không có nhu cầu làm mẹ đơn thân, tại sao bắt tôi phải kiếm con bằng mọi giá? Có con không xuất phát điểm ban đầu không phải vì tình yêu con, mà để sau này mình già thì con nuôi lại mình. Chỉ nghĩ đến điều đó là tôi thấy quá ích kỷ với đứa trẻ. Tại sao chỉ để thoả mãn cho nhu cầu của người lớn, nỗi sợ về già cô độc của mình mà phải bắt đứa trẻ chịu trách nhiệm?
Nếu được hỏi và được quyền chọn lựa, tôi tin chẳng có đứa trẻ nào muốn mình sinh ra để làm "bảo hiểm" về già cho cha mẹ. Điều đó không công bằng mà quá tàn nhẫn với đứa trẻ. Chưa kể, nếu đứa trẻ không ngoan, không trở thành người tử tế như mình kỳ vọng thì sẽ là bi kịch, gánh nặng của tuổi già.
Như chuyện bà Tư X., người sống cách nhà tôi 1km. Cũng vì nghe lời mẹ "kiếm đại đứa con để dưỡng già", nên bà sinh con với một công nhân vào làm công trình điện ở xã tôi. Nhưng con "dưỡng mẹ" đâu không thấy, chỉ thấy bà X. suốt ngày phải dưỡng và cung phụng thằng T.
Thằng T. bỏ học năm lớp 10 rồi tập tành uống rượu, hút thuốc, cờ bạc, để giờ này ở tuổi 22 nó lông bông, lêu lổng, không nghề nghiệp. Người mẹ già chưa một ngày yên thân với nó. Có mấy chỉ vàng để sau này lo ma chay cho mình, bà X. phải giấu thằng con "kiếm đại", gửi cho cô em út để nhờ lo hậu sự khi bà qua đời.
Tôi không muốn rơi vào bi kịch như bà Tư, tôi cũng không muốn mình trở thành gánh nặng cho đứa con tương lai. Cuộc đời của tôi, tôi sẽ kiểm soát và chủ động mọi việc, chứ không phải đặt trách nhiệm lên vai của người đến từ tương lai.
Thay vì đầu tư nuôi một đứa trẻ, tôi sẽ đầu tư mua suất ở viện dưỡng lão, sau này vào đó sống, vừa được chăm sóc y tế, vừa có ngườì bầu bạn lúc tuổi già và quan trọng là không phiên đến ai, và chắc chắn là tôi không phải bò xuống sông uống nước như má tôi lo lắng.
Đuổi vợ ra khỏi nhà rước người tình về, khi tắm cho con trai mà tôi tuyệt vọng hối hận Tôi bế con lên dỗ dành, yêu cầu Hoa dọn đồ ra khỏi nhà tôi ngay lập tức, đồng nghĩa với việc tôi và cô ta chia tay. Tôi và vợ cũ đến với nhau không có tình yêu, chỉ qua mai mối giới thiệu. Tôi nghĩ hôn nhân như vậy cũng không có ý nghĩa. Hoa, người yêu cũ là cuộc tình...