Lấy mẫu, tìm nguyên nhân hơn 70 người bị ngộ độc
Ngày 3.12, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP) cùng Trung tâm Y tế dự phòng TP.Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại cửa hàng bánh mì Đồng Tiến (giao lộ Phan Đăng Lưu – Lê Thị Hồng Gấm) để tìm nguyên nhânhơn 70 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì.
Các mẫu pa tê, thịt nguội, jăm bông, sốt trứng gà, rau sống sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh như Coliforms, E.coli, Salmonella và sẽ cho kết quả trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP cũng thừa nhận, việc lấy mẫu sau 4 ngày xảy ra ngộ độc rất khó để xác định cụ thể thành phần gây hại.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Tiến cho biết chả heo do đơn vị khác cung cấp, cửa hàng tự sản xuất thịt nguội, pa tê và ba loại thực phẩm này đều cung cấp cho toàn bộ 18 cửa hàng bánh mì Đồng Tiến khác trên địa bàn trong ngày 29.11 nhưng không xảy ra sự cố nên bà Lan nghi vấn nguyên nhân nằm ở rau vì mỗi cửa hàng nhập rau từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong khi đó, theo Trung tâm Y tế dự phòng, nếu rau nhiễm hóa chất gây ngộ độc thì chỉ gây đau bụng, nôn mửa thông thường chứ khó có khả năng dẫn đến các triệu chứng như các bệnh nhân hiện mắc phải như sốt cao, phù nề.
Bệnh nhân Trương Thị Bi, 18 tuổi, trú P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu bị
ngộ độc đang được điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP, cửa hàng bánh mì không bắt buộc lưu mẫu thực phẩm trong ngày như các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp trên 30 người. Đó là bất cập trong quy định về lưu mẫu thức ăn để đảm bảo VSATTP hiện nay, bởi các cửa hàng bánh mì và thức ăn đường phố mỗi ngày bán cho hàng trăm người thì lại kiểm soát lỏng lẻo.
Theo TNO
Hơn 70 người ngộ độc do nghi ăn bánh mì
Ngày 2.12, Phòng khám đa khoa Phương Đông (Trường cao đẳng Phương Đông - đường Phan Đăng Lưu, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết đang điều trị cho 45 sinh viên cùng 4 cán bộ, giảng viênbị ngộ độc.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Nhật, Phó giám đốc Phòng khám đa khoa Phương Đông, các sinh viên, giảng viên được đưa vào phòng khám cấp cứu trong 2 ngày 30.11 và 1.12.
Trong đó, chỉ có 5 sinh viên bị ngộ độc nhẹ được cho ngoại trú, còn lại bị tiêu chảy kéo dài từ 5 - 20 lần, sốt cao 39 - 40 độ và đều có đặc điểm chung là đã ăn bánh mì mua ở cửa hàng Đồng Tiến (75 Phan Đăng Lưu) trong ngày 29.11.
Tại Bệnh viện C, chị Hồ Thị Thu Thủy (28 tuổi) và Trương Thị Bi (18 tuổi, cùng trú tổ 105, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) cho biết, cả hai ăn 2 ổ bánh mì nhân thịt nguội, chả heo, pa tê, nước sốt, rau ớt... (10.000 đồng/ổ) tại cửa hàng bánh mì Đồng Tiến nói trên hồi 12 giờ ngày 29.11, đến 17 giờ cùng ngày thì Bi đau bụng kéo dài, chị Thủy đến 20 giờ thì nôn mửa, sốt cao và đến 14 giờ chiều 30.11 thì nhập viện.
Gia đình chị Thủy có 2 người nhập viện sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng Đồng Tiến
Tại phòng 711, Bệnh viện Phụ sản - Nhi, anh Bùi Đức Thịnh (trú K75/3 Tiểu La) cho biết 2 con trai của anh là Bùi Đức Nghĩa (12 tuổi) vẫn đang tiêu chảy không dứt còn Bùi Quang Minh (6 tuổi) thì sốt cao, nằm liệt một chỗ.
Chiều 29.11, anh Thịnh mua 2 ổ bánh mì thịt chả (8.000 đồng/ổ) - cũng tại cửa hàng Đồng Tiến - cho con ăn và từ đêm cùng ngày đến rạng sáng hôm sau, 2 con anh nôn mửa, tiêu chảy kéo dài.
Còn anh Nguyễn Đăng Khoa, Lê Ngọc Thạch (cùng 24 tuổi, trú đường Lê Cơ) cho biết sau khi ăn bánh mì pa tê với trứng ốp la của cửa hàng Đồng Tiến vào tối 29.11 anh cũng bị tiêu chảy kéo dài.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Tiến cho biết hiện đơn vị chỉ mới nắm được danh sách 10 người bị ngộ độc có đặc điểm chung là ăn bánh mì tại cửa hàng.
Bà Lan cũng nghi vấn nguyên nhân nằm ở rau hoặc chả heo, vì thịt nguội và pa tê đơn vị cung cấp cho 18 cửa hàng bánh mì Đồng Tiến khác trên địa bàn nhưng chưa phát hiện sự cố.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) TP.Đà Nẵng cho biết, đơn vị nhận thông tin muộn vào chiều 30.11 nên không thể lấy mẫu thức ăn để kiểm nghiệm vì cửa hàng đã bán hết trong ngày 29.11, do đó, việc xác định cụ thể thành phần gây ra ngộ độc là rất khó.
Theo ông Tiến, chỉ có khoảng dưới 10 người bị ngộ độc nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại đã có đến 72 người ngộ độc, hơn 2/3 trong số đó nhập viện, với cùng đặc điểm là đã ăn bánh mì tại cửa hàng Đồng Tiến đường Phan Đăng Lưu trong ngày 29.11.
Đó là 49 sinh viên, giảng viên Trường cao đẳng Phương Đông, 6 người gia đình chị Hoàng P., 2 người gia đình chị Thủy (P.Hòa Cường Nam), 6 người trong tiệm spa trên đường Phan Đăng Lưu, 2 người ngụ đường Hà Huy Giáp, 1 người ở đường Đỗ Đăng Tuyển, 1 chiến sĩ Sở Cảnh sát PCCC, 3 trẻ em đang điều trị ở Bệnh viện Phụ sản - Nhi, 2 thanh niên ở đường Lê Cơ.
Theo TNO
Không thu giữ được mẫu bánh mì ngộ độc do cửa hàng đã bán hết Ngày 2.12, bác sĩ (BS) Hoàng Quang Vinh, Giám đốc Phòng khám đa khoa Phương Đông (Trường cao đẳng Phương Đông, đường Phan Đăng Lưu, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trong hai ngày 30.11 và 1.12, phòng khám tiếp nhận 45 sinh viên (SV) bị ngộ độc, trong đó 40 SV sốt cao, nôn mửa kéo dài, đi ngoài từ 5 đến...