Lấy mẫu sữa Aptamil trên diện rộng để kiểm nghiệm
Ngày 16.10, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế cho biết kết quả kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường Việt Nam (mẫu do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cung cấp) cho thấy trong các mẫu kiểm nghiệm, hàm lượng nhôm dao động từ 3 – 3,44 mg/kg. Kiểm nghiệm trên được thực hiện sau khi có thông tin về một số sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến ở Vương quốc Anh có hàm lượng nhôm cao.
ảnh minh họa
Liên quan đến mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, cho biết Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế (Codex) và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa quy định, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Năm 2011, trên cơ sở các nghiên cứu về độc học, Ủy ban hỗn hợp chuyên gia của FAO và WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) đã thiết lập mức ăn vào hằng tuần có thể chấp nhận được (Provisional Tolerable Weekly Intake) đối với phơi nhiễm nhôm qua thực phẩm là 2 mg/kg thể trọng/tuần. Theo ông Trần Quang Trung, căn cứ theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và lượng ăn vào của trẻ, ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng (0,49 – 0,56 mg/kg thể trọng/tuần) là thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên. Tuy vậy, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ, Cục ATTP tiếp tục chỉ đạo các cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu trên diện rộng để kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh. Ngày 16.10, Cục đã gửi văn bản chính thức tới Đại sứ quán Anh tại Hà Nội để yêu cầu cung cấp thông tin có liên quan và các biện pháp mà cơ quan thẩm quyền của Anh đã áp dụng để kiểm soát nguy cơ này.
Video đang HOT
Theo TNO
"Siết" quản lý chất lượng sữa cho trẻ em
Ngày 26.12, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã công bố các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam có quy chuẩn này và sẽ có hiệu lực từ ngày 1.6.2013.
Cũng theo ông Trung, trên thị trường hiện có hàng trăm sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ được quảng cáo về khả năng tăng trưởng, nhưng chưa có căn cứ đầy đủ để làm thước đo cho chất lượng. Các quy chuẩn Việt Nam được biên soạn trên cơ sở những tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX).
Các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức được đề cập trong bộ quy chuẩn này gồm sản phẩm cho trẻ đến 12 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ bị bệnh, rối loạn hoặc cần chăm sóc y tế); sản phẩm cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi.
Cùng với ban hành quy chuẩn này, Viện kiểm nghiệm ATTP quốc gia đã được nâng cấp thiết bị, có quy trình chuẩn xét nghiệm xác định các thành phần, hàm lượng liên quan chất lượng sản phẩm như đạm, béo, vi chất...
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến xét nghiệm hàm lượng các chất mà lâu nay các nhà sản xuất quảng bá là giúp trẻ thông minh, tăng chiều cao.
"Có thước đo chuẩn về chất lượng sữa sẽ giúp chấn chỉnh mạnh mẽ hơn tình trạng quảng cáo quá mức các sản phẩm sữa cho trẻ nhỏ", ông Trung khẳng định.
Theo TNO
14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại 14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại Hôm nay (29/1), theo tin từ Cục An toàn thực phẩm, 14/15 mẫu ngô luộc lấy tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sử dụng hóa chất bảo quản nhóm Nitrit. Đây là đợt kiểm tra sau khi có thông tin ngô luộc tại Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang...