Lấy máu chuột để đánh giá vaccine Covid-19
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hôm nay sẽ đánh giá mẫu máu của 50 con chuột trong thử nghiệm vaccine Covid-19.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, cho biết nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu chuột đã tiêm dự tuyển vaccine Covid-19 để gửi Viện, nhằm đánh giá hiệu quả sinh kháng thể với virus sau tiêm.
“Dự tuyển vaccine” là vaccine ban đầu dùng để thử khả năng sinh kháng thể trên chuột. Ngày 26/4, 50 con chuột đã được thử nghiệm tiêm dự tuyển vaccine Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, sau hai tuần, đàn chuột vẫn khỏe mạnh.
Theo kế hoạch, tới cuối tháng 5, nhóm nghiên cứu sẽ dò liều vaccine bằng cách tiêm thử trên 30 con chuột khác.
Khi kết quả thử trên chuột cho thấy hiệu quả tốt, nhà nghiên cứu sẽ phát triển thành vaccine hoàn chỉnh hơn để thử nghiệm trên người.
Video đang HOT
Nhà khoa học bào chế vaccine Covid-19 của Việt Nam. Ảnh: Tùng Lâm.
Nguyên liệu để sản xuất vaccine Covid-19 Việt Nam là chủng mang vùng kháng nguyên (chất giúp cơ thể sản sinh kháng thể) đặc hiệu của nCoV, đã được thử nghiệm trên nhiều loài động vật và cho kết quả an toàn.
Hiện Việt Nam có 4 đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19, trong đó VABIOTECH là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên chuột. Trên thế giới, khoảng 100 nhà sản xuất cũng thử nghiệm vaccine trên động vật, 8 nhà phát triển vaccine đến giai đoạn thử nghiệm trên người.
Phát 14 triệu đồng/người/tháng cho dân ở Phần Lan: Điều rút ra sau 2 năm
Thử nghiệm cung cấp thu nhập cơ bản hàng tháng cho 2.000 người ở Phần Lan, kéo dài trong 2 năm, mới đây đã có kết quả.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin.
Theo Daily Mail, trong thử nghiệm, 2.000 người được chọn ngẫu nhiên, được cấp 560 euro (khoảng 14 triệu đồng) đều đặn mỗi tháng. Các chuyên gia sau đó đánh giá xem cách thức hỗ trợ mới có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống hay không.
"Những người tham gia tỏ ra hài lòng với cuộc sống hơn, giảm thiểu những căng thẳng, sự buồn bã, lo âu hay cảm thấy cô đơn", các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia thử nghiệm không tạo ra năng suất lao động cao hơn so với trước khi được hưởng thu nhập cơ bản. Do đó, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin không quyết định áp dụng phương pháp này trên quy mô toàn dân.
Phương pháp trên ban đầu được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề nghèo đói, sự bất bình đẳng và giúp mọi người chống lại mối đe dọa của sự mất việc. Đây còn được xem như một phương pháp đơn giản hóa hệ thống thanh toán phúc lợi phức tạp.
Những người ủng hộ mô hình cấp tiền lương cơ bản, cho rằng người dân sẽ sẵn sàng đi làm nhiều hơn, bao gồm cả những công việc bán thời gian vì luôn nhận được một khoản lợi ích nhất định. Còn theo phương pháp truyền thống, Phần Lan chỉ trợ cấp tiền cho người thất nghiệp và khoản tiền này sẽ chấm dứt ngay khi người lao động có việc làm.
Kari Hmlinen, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế ở Phần Lan, nói phương pháp trên không hiệu quả vì vấn đề "tìm việc làm không hoàn toàn liên quan đến tài chính, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác".
Trong khi đó, việc cấp tiền hàng tháng cho toàn bộ người dân sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho chính phủ và "không thể duy trì được", ông Kari nói.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris, từng tuyên bố rằng chương trình thu nhập cơ bản ở Phần Lan sẽ không tạo ra hiệu quả kinh tế và thậm chí còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do không giải quyết được vấn đề như sự lười biếng và trì trệ.
Các thử nghiệm tương tự từng diễn ra ở Kenya, Canada, Ấn Độ, Mỹ, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến vấn đề cấp thu nhập cơ bản cho người dân một lần nữa lại được đề cập đến. Những người ủng hộ cho rằng người dân có xu hướng tuân thủ các chỉ dẫn về y tế công cộng khi được đảm bảo thu nhập.
Mỹ hiện đang cấp 1.200 USD mỗi tháng cho toàn bộ người dân vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, miễn là những người này có giấy tờ hợp pháp và có thu nhập trong năm dưới 99.000 USD.
Thử nghiệm quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc gặp sự cố Ngày 6/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo khoang chứa hàng. Một phần của chuyến bay thử nghiệm quan trọng trong chương trình không gian của nước này mới được thực hiện một ngày trước đó, 'gặp vấn đề bất thường' trên hành trình trở về. Tên lửa đẩy Trường Chinh-5B rời bệ phóng tại...