Lấy mảnh xương dê mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark (Đồng Nai), bệnh viện vừa tiếp nhận và lấy dị vật nguy hiểm cho trường hợp bệnh nhân nữ, sinh năm 1966, trú tại Nghệ An.
Mảnh xương được lấy ra thành công khỏi phế quản bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Trước đó, trong lúc ăn, bệnh nhân đã không cẩn thận nuốt phải xương dê nên đã nhanh chóng vào viện để cấp cứu.
Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ Khoa Thăm dò chức năng xác định có mảnh xương dẹp nằm ở phế quản. Bệnh nhân được chỉ định nội soi khí – phế quản ống mềm để lấy dị vật ra ngoài.
Video đang HOT
Dị vật là mảnh xương kích thước hơn 1,3 x 1,2cm được các bác sĩ lấy ra khỏi phế quản bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Thị Tố Như, Khoa Thăm dò chức năng khuyến cáo: Xương, tăm xỉa răng là dị vật thường bị nuốt phải và có thể bệnh nhân không biết bị nuốt dị vật lúc nào. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm để dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ nhiễm trùng trong lồng ngực, ổ bụng.
Khi không may nuốt dị vật hoặc cảm có dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không tự chữa mẹo theo dân gian hoặc cố nuốt đẩy dị vật mắc sâu thêm trong cơ thể.
Người dân cũng cần chú ý khi ăn uống, với các loại thức ăn có xương cần cẩn trọng khi nhai, nuốt, tránh cười đùa nói chuyện khi ăn dễ gây hóc dị vật.
Hạt sa pô chê nằm trong phế quản bệnh nhân 27 năm
Khai thác bệnh sử cho thấy năm 6 tuổi bệnh nhân ăn sa pô chê (hồng xiêm, lồng mứt) không may bị sặc hạt và hạt đó nằm trong phế quản suốt 27 năm qua.
Sáng 25-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ vừa nội soi phế quản lấy dị vật là hạt sa pô chê nằm trong phế quản bệnh nhân suốt 27 năm.
Bệnh nhân là bà TKVĐ (33 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) nhập viện do ho kéo dài, khạc đàm, sốt, tức ngực, khó thở khoảng ba tháng không hết.
Qua khai thác bệnh sử cho thấy năm 6 tuổi bệnh nhân ăn sa pô chê không may bị sặc hạt. Thời điểm này bệnh nhân bị ho dữ dội nhưng sau đó giảm nên không đi khám.
Từ đó về sau, bệnh nhân thường bị ho kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, dùng thuốc thì giảm nhưng không hết hẳn.
hạt sa pô chê nằm trong phế quản bệnh nhân 27 năm. Ảnh: BVCC
Kết quả CT Scan ngực cho thấy phế quản và viêm thùy dưới phổi phải bệnh nhân bị dãn, có dị vật nhánh phế quản thùy dưới phổi phải. Bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản thám sát ghi nhận niêm mạc phế quản nhiều giả mạc, có dị vật nằm trọn lòng phế quản phân thùy dưới phổi phải bị che lấp bằng giả mạc và niêm mạc phù nề. Bác sĩ lấy dị vật ra, tuy nhiên chỉ lấy được phần gai của hạt.
Bệnh nhân được điều trị tích cực nội khoa nhằm giảm phù nề và sau đó các bác sĩ hội chẩn liên khoa, nội soi phế quản ống mềm có sử dụng tiền mê để lấy hạt sa pô chê nằm ngang trong lòng phế quản phân thùy dưới phổi phải.
Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, hết cảm giác đau tức ngực, đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BV
Theo BS.CK1 Đặng Duy Thanh, Khoa Nội hô hấp, đây là một trường hợp đặc biệt khó khi thực hiện nội soi phế quản do thời gian dị vật nằm ở phế quản khá lâu, mô viêm phù nề và vị trí của dị vật rất sâu, lại nằm ngang trong lòng phế quản. Nếu không cẩn thận dễ có nguy cơ gây rách phế quản, chảy máu ồ ạt, tràn khí trung thất gây tử vong.
Hóc dị vật ở trẻ: Nhiều cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi - bệnh viện Bạch Mai) hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và nhiều trường hợp trẻ tử vong vì cha mẹ không biết sơ cứu. Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được...