Lấy dân làm gốc và sức mạnh nhân dân!
Hôm nay 2/9, người Việt Nam tự hào kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh, nhớ về mùa thu lịch sử năm 1945.
Năm tháng ấy, cuộc cách mạng vĩ đại do Đảng khởi xướng, “ lấy dân làm gốc” đã tạo nên sức mạnh thác đổ, rửa sạch tủi nhục hơn 80 năm cả dân tộc sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cuốn phăng phát xít Nhật ra khỏi đất nước, nhấn chìm chế độ phong kiến và khai sinh ra nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sức nước trào dâng ấy cũng băng qua những gập ghềnh, gian nan nhất trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó non sông thống nhất, sạch bóng thù, biên cương hòa bình, đất nước thực hiện mục tiêu ấm no, cường thịnh.
Thế nên ngày trọng đại này, lại càng muốn nói đến tư tưởng “lấy dân làm gốc” và sức mạnh nhân dân!
Từ bao đời nay, “lấy dân làm gốc” luôn là kim chỉ nam xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hiểu rõ vì dân, có dân sẽ có tất cả, còn ngược lại sẽ mất tất cả, nên 600 năm trước Nguyễn Trãi đúc kết: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Trong bài thơ Quan Hải, Nguyễn Trãi đã suy tư về lẽ hưng vong: “Thuyền bị lật, mới tin rằng dân như nước”.
Sức mạnh lòng dân cũng trọn vẹn các tầng ý nghĩa ở sử sách nước nhà. Ấy là khi giặc Minh chuẩn bị xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly họp bàn tìm kế chống giặc. Người con cả, Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng nói rằng: “Không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Sự thật quả đã diễn ra sau đó!
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, “lấy dân làm gốc” dường như không nằm trong miền nhận thức về đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Sự đứt gãy tư tưởng này đã kéo theo hơn 80 năm vong quốc, cả dân tộc phải sống dưới xiềng xích của thực dân Pháp.
Chỉ tới khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc sau bao năm bôn ba xứ người, tiếp cận Luận cương của V.I. Lenin, mới tìm thấy ánh sáng đưa dân tộc thoát khỏi đêm trường nô lệ. Rồi Người đã sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Chính Đảng này phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Bởi hệ thống chính trị do Đảng dẫn đường hứa hẹn quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân, phục vụ nhân dân. Còn lý tưởng của những người cộng sản Việt Nam là hướng tới lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Điều ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc; “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.
Thế nên điều tất yếu khi gặp một chính đảng Đảng “vì dân” là những người con nước Việt ưu tú đã quy tụ vào hệ thống. Rồi cả dân tộc tự nguyện tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa vào mùa thu năm 1945 do Đảng khởi xướng để khai sinh ra nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau ngày lập nước, niềm tin của nhân dân vào Đảng tiếp tục đi đến sự trọn vẹn và lớn lao. Đó chính là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nối sau là các cuộc chiến đấu bảo vệ vững chắc cương vực của Tổ quốc.
Sự trọn vẹn, lớn lao đó cũng thể hiện chân lý rất đơn giản: Khi chung sức, đồng lòng thì một dân tộc nhỏ bé cũng trở thành vĩ đại.
Video đang HOT
Đấy là những trang sử hào hùng của dân tộc. Ngày hôm nay, “lấy dân làm gốc” và khơi dậy sức mạnh nhân dân có còn được cả hệ thống chính trị nhất quán, đề cao? Câu trả lời là: Có!
Sau luồng gió Đổi mới năm 1986 đưa đất nước thoát khỏi trì trệ để vào đà phát triển, đời sống của người dân ngày một ấm no, thế và lực của quốc gia được tăng cường. Những năm gần đây đang có luồng gió mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, quan liêu. Luồng gió này do Đảng khởi lên bởi có căn nguyên.
Đã có lúc, có nơi, “vì dân” không còn là lý tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thay vào đó, là sự xa lánh nhân dân, “kiêu ngạo cộng sản”, duy ý chí, quan liêu, hách dịch, độc đoán, lạm quyền dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống. Nên dù vẫn tin yêu Đảng, nghe theo Đảng, làm theo Đảng, nhưng tâm lý hoài nghi, xói mòn niềm tin vào Đảng trong nhân dân là nguy cơ hiện hữu. Mà điều này đe dọa tới sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Để bước tiếp trên con đường mà Bác Hồ, Đảng và dân tộc đã lựa chọn thì việc củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng mang ý nghĩa sống còn. Muốn giữ được lòng dân thì không được phép hoa ngôn, giáo điều. Thế nên Đảng, Nhà nước đang có rất nhiều hành động quyết liệt. Kỷ luật của Đảng đang ngày càng nghiêm minh, không có bất kỳ “vùng cấm” nào. “Lò lửa” chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhóm đang nóng rực với niềm tin “làm đến cùng, không bỏ giữa chừng”.
Nỗ lực đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của nhân dân cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh có thể nhìn thấy trong các đường đi, nước bước của Đảng, Nhà nước. Mới đây trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rất kỹ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Trong đó “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây có thể hiểu là động thái huy động nguồn nội sinh quan trọng cho khát vọng một Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Những ngày lịch sử này, quan điểm “vì dân” thể hiện rõ nhất, nhân văn nhất trong chiến lược của Đảng, Nhà nước về phòng, chống đại dịch COVID-19. Đó là trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế nhưng bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Quan điểm đó thể hiện rất sinh động qua các chính sách hỗ trợ dịch vụ thiết yếu, giảm giá điện, nước sạch sinh hoạt, dịch vụ viễn thông; là các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch; là việc Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền hơn 130 ngàn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 năm 2021.
Cũng từ những biến thiên lịch sử, “lòng dân” hay sức mạnh nhân dân đang được Đảng, Nhà nước đề cao trong tổng hợp sức mạnh của đất nước nói chung và sức mạnh quốc phòng nói riêng. Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã vạch rõ chiến lược: “Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. So với các kỳ đại hội trước, “thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Đó là sự khẳng định, bổ sung, thể hiện sự phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
76 năm đã qua, tinh thần của Cách mạng tháng Tám, chân lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn luôn ngời sáng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất, bảo vệ và thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Hiểu theo một cách khác, đây là sự vận dụng sáng tạo của tư tưởng “lấy dân làm gốc” để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Bởi “thế trận lòng dân” chính là tinh thần yêu nước, tình đoàn kết gắn bó, khát vọng độc lập tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc được hội tụ, kết tinh, nhân lên tạo thành nền tảng chính trị vững chắc, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sẵn sàng được huy động nhằm thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn của đất nước.
Đã 76 năm kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đất nước đang trên chặng đường phát triển mới với những vận hội song hành thách thức mới. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Việt Nam hùng cường vào năm 2045, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, tập hợp và phát huy sức mạnh nhân dân đang tiếp tục được Đảng ta quán triệt, vận dụng và nâng lên tầm cao mới. Lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân được Đảng, Nhà nước đặt lên trên hết, trước hết. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Khu di tích Dốc Khoai - điểm đến hấp dẫn du khách tham quan khi tới đảo ngọc Cô Tô
Không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp, đến với đảo ngọc Cô Tô bạn còn được tham quan nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
Trong đó, phải kể tới khu di tích Dốc Khoai gắn liền với sự hy sinh anh dũng của các vị anh hùng trong công cuộc bảo vệ biển đảo thời kháng chiến chống Pháp.
Khu di tích Dốc Khoai nổi tiếng ở đảo Cô Tô
Khu di tích Dốc Khoai là địa danh lịch sử có ý nghĩa đặc biệt ở huyện đảo Cô Tô. Cụ thể, vào năm 1961, Bác Hồ có dịp ghé thăm đảo Cô Tô. Vào ngày 23/3/1994 huyện Cô Tô được thành lập và tới ngày 23/12/1994 đảo Cô Tô chính thức ra đời. Tới năm 1961 Bác Hồ di chuyển tới Trà Cổ tới đảo Cô Tô để thăm hỏi quân dân sinh sống trên đảo, cùng các cơ sở sản xuất tại đây.
Khu di tích Dốc Khoai là địa danh lịch sử có ý nghĩa đặc biệt ở huyện đảo Cô Tô
Người dân huyện đảo Cô Tô đã xin phép Bác xây dựng tượng ngay trên đảo và nhà lưu niệm, dựng bia. Khu di tích gồm có: Tượng đài Bác hồ được đặt trong khuôn viên cây xanh rộng rãi, nhà lưu niệm và Dốc Khoai. Sở dĩ có tên là khu di tích Dốc Khoai là vì đây là nơi Bác từng tới xem bới khoai. Nơi ghi dấu lại những chiến công của quân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dốc Khoai có vị trí ở đằng sau khu di tích Bác Hồ, gần với trung tâm thị trấn huyện đảo Cô Tô.
Chiêm ngưỡng khu di tích từ trên cao
Bên cạnh ý nghĩa gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc, Dốc Khoai còn được biết đến là địa điểm ngắm cảnh bình minh đẹp nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Vì vậy, khi có dịp tới đảo Cô Tô bạn có thể thức dậy lúc bình minh hoặc hoàng hôn để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lãng mạn nơi đây. Bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành thổi từ biển cả và sở hữu cho mình những bức hình sống ảo đẹp lung linh. Đặc biệt, gần Dốc Khoai đảo Cô Tô là con đường tình yêu nổi tiếng nằm dọc biển Nam Hải, địa điểm lãng mạn để đi dạo và check-in.
Khu di tích Dốc Khoai còn là địa điểm ngắm cảnh và chụp hình đẹp.
Tham quan khu di tích Dốc Khoai ở đảo Cô Tô bạn không thể bỏ qua địa điểm nổi tiếng đó là nhà lưu niệm Bác Hồ. Di tích nổi tiếng này được xây dựng trong khuôn viên rộng 2.209m2, gồm 5 gian. Khu gian giữa đặt tượng đài Bác Hồ trên bục nổi bật với nền gạch đỏ. Hai gian ở bên là nơi trưng bày giường Bác nằm nghỉ, có gối hoa và dải ga trẳng. Cạnh đó, là tủ trưng bày các vật dụng cá nhân hàng ngày của Bác và ghế ngồi. Điểm dừng chân tiếp theo là mô hình nhà sàn, trưng bày các bức hình Bác ghé thăm đảo Cô Tô và các huân chương.
Điểm tham quan tiếp theo đó là cánh đồng muối ở Nam Hải, gần trung tâm y tế huyện Cô Tô. Cánh đồng muối là thung lũng được bao quanh bởi đồi núi, với các cửa thông ra biển rộng lớn.
Khu tưởng niệm Bác Hồ ở đảo Cô Tô
Địa điểm du lịch nổi tiếng gần khu di tích Dốc Khoai
Bạn cũng có thể kết hợp tham quan những địa điểm nổi tiếng gần khu di tích Dốc Khoai như:
- Bãi đá Cầu Mỵ: Tọa lạc ở khu vực phía đảo của đảo Cô Tô lớn, nổi tiếng với những lớp đá trầm tích do biển bào mòn tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt, các lớp đá trầm tích ở bãi đá Cầu Mỵ có nhiều màu sắc đẹp, xếp tầng lên nhau với nhiều hình thù độc đáo. Ghé thăm bãi đá Cầu Mỵ bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp, mà còn được thỏa sức check-in sống ảo đẹp.
- Bãi tắm Nam Hải: Bãi biển nổi tiếng Cô Tô ít người biết tới nên rất hoang sơ và nước trong vắt. Ghé thăm bãi tắm Nam Hải bạn sẽ được đắm mình thư giãn cùng làn nước mát lạnh. Cùng đi dạo ngắm cảnh, vui chơi và thưởng thức đủ các loại hải sản tươi ngon.
- Hải đăng Cô Tô : Có vị trí ở khu vực phía Đông của đảo Cô Tô, cách trung tâm thị trấn khoảng 5km. Cung đường di chuyển tới hải đăng Cô Tô bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh rừng và hoa sim tím tuyệt đẹp. Đứng từ đỉnh ngọn hải đăng bạn sẽ được phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh đảo ngọc Cô Tô xinh đẹp.
Kết hợp tham quan ngọn hải đăng Cô Tô
Những lưu ý khi tham quan khu di tích Dốc Khoai Cô Tô
Đây là khu di tích mang ý nghĩa lịch sử, vì vậy khi tham quan khu di tích Dốc Khoai bạn nên "bỏ túi" một số lưu ý dưới đây:
- Ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện lòng thành kính đối với Bác.
- Có thể chụp hình làm kỷ niệm với tượng Bác Hồ và cảnh đẹp nơi đây.
- Để ngắm cảnh đẹp nhất, bạn nên đi tham quan khu di tích vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Không tự ý sờ vào các hiện vật trong khu tưởng niệm Bác Hồ.
- Khu di tích cách trung tâm đảo Cô Tô khoảng 3km, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hoặc đi taxi.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi khu di tích Dốc Khoai đảo Cô Tô . Hy vọng, sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất khi có dịp ghé thăm địa điểm lịch sử nổi tiếng này ở Cô Tô. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch đảo Cô Tô .
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lập đã qua đời, hưởng thọ 94 tuổi Nguyễn Văn Lập ( tên Hy Lạp Kostas Sarantidis ) là một chiến sĩ người Hy Lạp-Việt Nam. Ông là người nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam. Ông cũng có thể là người Hy Lạp duy nhất từng sát cánh bên cạnh lực lượng Việt Minh thời kháng...