Lấy dân làm gốc, Bình Dương về đích nông thôn mới
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Bông (ảnh) – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương về kết quả chương trình này.
Xin ông khái quát tình hình nông thôn của tỉnh hiện nay?
- Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với diện tích đất tự nhiên là 269.464ha. Trong đó, diện tích đất nông, lâm nghiệp là 194.799ha. Năm 2019, dân số toàn tỉnh là 2.163.643 người. Trong đó, dân số nông thôn là 472.369 người. Lao động nông nghiệp chiếm 20,77% trong cơ cấu lao động chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Từ năm 2010, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện thí điểm xây dựng NTM tại 3 xã, là: Bạch Đằng, Thanh An, An Sơn, tạo tiền đề trong thực hiện Chương trình NTM. Sau khi Chương trình NTM được Chính phủ ban hành, tỉnh đã ban hành chương trình, kế hoạch để triển khai đồng bộ cho tất cả các xã trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 100% số xã đạt chuẩn NTM, 3/7 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn NTM.
Không nợ đọng
Cụ thể, tỉnh đã đạt những thành quả gì trong Chương trình NTM trong 10 năm qua, thưa ông?
- Hiện, về tiêu chí giao thông: 100% tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa, đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện quanh năm; 100% tuyến đường trục ấp và đường liên ấp được được nhựa hóa, đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện quanh năm…
Ông Phạm Văn Bông – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương (thứ 2 bên trái), cùng các lãnh đạo tỉnh tham quan gian trưng bày đặc sản bưởi da xanh. Ảnh: T.Đ
Về tiêu chí điện: Toàn tỉnh đã triển khai công tác xóa điện kế nông thôn đến nay không còn điện kế tổng, điện kế cụm. Nguồn cung cấp điện cho các xã chủ yếu là lưới điện quốc gia được đầu tư đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện tại khu vực nông thôn đạt 99,98%.
Về tiêu chí trường học: Tỉnh đã nâng dần chất lượng dạy và học, với tỷ lệ học sinh thi đỗ các cấp đều tăng qua các năm. Đến nay, trên địa bàn các xã có 178 trường các cấp. 100% trường học có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia, có 117/178 trường đạt chuẩn quốc gia.
Video đang HOT
Về tiêu chí tổ chức sản xuất: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 31quy định chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2020. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập 152 HTX, trong đó có 72 HTX nằm trên địa bàn 46 xã xây dựng NTM với 55.494 thành viên. Đến nay, tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động của các xã trên địa bàn tỉnh đạt trên 90%. 100% các xã đều đạt tiêu chí lao động có việc làm.
Về tiêu chí thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 58 triệu đồng, 100% số xã đạt tiêu chí về thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh đến cuối năm 2018 còn 1,62%.
Riêng về tiêu chí môi trường: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9%, tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn đạt 73%. 100% cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cảnh quan môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp – sáng. Hầu hết các huyện, thị đều đã triển khai thực hiện các tuyến đường hoa, tuyến đường kiểu mẫu không có rác.
Tổng vốn đầu tư cho xây dựng NTM của Bình Dương trong 10 năm qua hơn 25.722 tỷ đồng. Bình Dương có gặp phải tình trạng nợ đọng xây dựng Chương trình NTM?
- Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình NTM dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tất cả các dự án xây dựng cơ bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được thẩm định nguồn. Vì vậy, 100% dự án đầu tư xây dựng cơ bản của chương trình đều được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục của Luật Đầu tư công. Tỉnh Bình Dương không có nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng NTM.
Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Bình Dương đã gặp những khó khăn gì trong xây dựng NTM?
- Có thể thấy, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, so với bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Bình Dương ban hành tại Quyết định số 462 thì trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt trên 15 tiêu chí; 11 xã đạt từ 10 – 15 tiêu chí, 38 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí và 9 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Nguồn kinh phí đầu tư cho NTM còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu. Nguồn vốn thực hiện Chương trình NTM không có bố trí vốn riêng, chủ yếu là vốn lồng ghép.
Việc huy động nguồn lực từ nhân dân, các doanh nghiệp và các nguồn khác chưa được cập nhật đầy đủ nên chưa thể hiện được vai trò đóng góp của các nguồn lực xã hội.
Ông Phạm Văn Bông
Lấy dân làm nòng cốt
Thưa ông, vậy đâu là bí quyết để Bình Dương vượt qua những khó khăn và đạt được những thành quả như hôm nay?
- Tại Bình Dương, Ban chỉ đạo các Chương trình NTM phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia phụ trách từng tiêu chí và từng huyện, xã. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, Ban chỉ đạo họp nghe cơ quan thường trực báo cáo tiến độ xây dựng NTM, đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ thực hiện, chỉ đạo cụ thể từng vấn đề, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ.
Xác định xây dựng NTM theo phương châm “Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí và các chính sách hướng dẫn”, nên Ban chỉ đạo các huyện, Ban quản lý các xã vận động nhân dân góp vốn xây dựng NTM trên tinh thần tự nguyện. Phương châm vận động là công khai, minh bạch, có thể đóng góp nhiều đợt tùy theo khả năng kinh tế của từng hộ gia đình, nguồn vốn vận động chính quyền địa phương không cất giữ…
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NNPTNT (Cơ quan thường trực chương trình) tập trung phối hợp cùng các ngành đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các cách thức tuyên truyền để tăng cường phổ biến các cơ chế, chính sách, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM, giới thiệu những nét đẹp về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội… ở các ấp, xã đạt chuẩn NTM giúp mỗi người dân nhận thức được vai trò của mình trong xây dựng NTM, thêm yêu và tự hào về làng quê nơi mình sinh ra và lớn lên.
Thời gian tới, tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu gì cho Chương trình NTM?
- Từ nay đến năm 2020, tỉnh đặt ra mục tiêu là tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo qui hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2020, tỉnh có từ 12 – 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu; 100% huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Từ năm 2020-2025, sẽ xây dựng NTM trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao – công nghệ sinh học hướng tới nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học để phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng phát triển kết nối đồng bộ trong vùng Đông Nam Bộ và với các vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên để khai thác bền vững các tiềm năng, lợi thế các vùng miền. Đến năm 2025, tỉnh sẽ có 50% xã đạt chuẩn NTM nâng cao.10% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Đà Nẵng: Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp CNC
Tại Đà Nẵng, các mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn, dần được thay thế bằng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại...qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Sáng ngày 2/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Khánh Vân - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng cho biết, năm 2019, tình hình nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi xảy ra ở nhiều địa phương, thời tiết diễn biến thất thường, vấn đề diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được do ảnh hưởng của các dự án, xả thải gây ô nhiễm môi trường...
"Nhưng với nhiều chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước cùng công tác chỉ đạo, tuyên truyền tại các cấp Hội, nhìn chung trong năm qua, đời sống của nông, ngư dân thành phố ổn định, hầu hết các chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước, tạo điểm nhấn, chuyển biến tiến bộ rõ rệt về công tác Hội và phong trào nông dân thành phố", ông Nguyễn Đình Khánh Vân phát biểu.
Ông Nguyễn Đình Khánh Vân - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng phát biểu tại Hội nghị.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, trong năm qua, các phong trào thi đua lớn của Hội tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Đặc biệt, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục xuất hiện cách làm hay, mô hình mới phát huy hiệu quả, với 5.794 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
"Các mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn, dần được thay thế bằng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Một số mô hình kinh tế theo hướng ứng dụng công nghê cao như: Mô hình trồng hoa lan Mokara thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, mô hình dịch vụ sinh vật cảnh, trồng nấm ăn - nấm dược liệu; mô hình nuôi tôm - cua nước lợ, nuôi cá nước ngọt... cần được chú trọng hơn nữa", ông Vân nhấn mạnh.
"Năm vừa qua, Thành Hội đã phát triển được 2.245 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn thành phố lên 43.996 người, có 720 chi hội, 1.534 tổ Hội được củng cố kiện toàn trong năm. Thành phố cũng đã bổ sung, ban hành các chính sách, cơ chế cụ thể hỗ trợ nông, ngư dân phát triển sản xuất, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống; tập trung rà soát bố trí đất tái định cư, hỗ trợ diện tích đất không sản xuất được do bị ảnh hưởng của các dự án cho nông dân; sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách; tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt", ông Nguyễn Đình Khánh Vân thông tin.
Hội Nông dân quận Cẩm Lệ là đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Luật - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong cho rằng, Hội đã tích cực, chủ động triển khai kế hoạch tổ chức đại hội hội nông dân các cấp, các hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho nông dân, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nhân dân được triển khai kịp thời, đạt hiệu quả thiết thực. "Trong năm tới, Hội Nông Dân Hòa Phong mong Hội tiếp tục hỗ trợ nông dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống...", ông Luật kiến nghị
Theo ông Nguyễn Đình Khánh Vân, trong năm tới, Hội Nông dân thành phố sẽ tiếp tục quan tâm công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội; đổi mới công tác Hội; tập trung tuyên truyền chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy; tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đào tạo nghề cho nông dân, áp dụng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, sản xuất; nhân rộng các mô hình hay cách làm tốt; chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội...đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.
Nhân dịp này, Hội Nông dân TP.Đà Nẵng khen thưởng cho 33 tập thể, 39 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2019.
Theo Danviet
Thực thi Luật Lâm nghiệp đã tạo ra những thay đổi lớn Một năm triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn, đã có nhiều chuyển biến tích cực được tạo ra trong thực tế. Nổi bật nhất là việc thay đổi nhận thức của chủ rừng và các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là phát triển rừng gỗ lớn nhằm gia...