Lấy chồng trăm triệu đồng/tháng, nhưng tôi chỉ như… người ở trong nhà
Những người vợ có chồng thu nhập thấp, họ ước ao chồng mình thu nhập cao.
Nhưng ở địa vị như tôi, chồng thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng nhưng tôi chỉ bị coi như ô sin trong nhà. Đó là tâm sự của chị Hà Hải (Hoàng Mai, Hà Nội). Infonet xin đăng câu chuyện chị Hải để có cái nhìn đa chiều về lương…
Chồng kiếm nhiều tiền tôi không hề sướng như bạn bè tôi nghĩ. Ảnh minh họa.
Tôi sinh năm 1985, lấy chồng từ năm 27 tuổi. Khi kết hôn, tôi đang làm lễ tân cho một khách sạn. Chồng tôi làm kinh doanh. Anh và bạn góp vốn mở công ty riêng. Ai cũng nghĩ số tôi may mắn, chuột sa chĩnh gạo.
Tuy nhiên, chỉ “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chồng kiếm nhiều tiền nhưng tôi không hề sướng như bạn bè tôi nghĩ. Đến nay, sau 9 năm kết hôn, số bạn tôi có đang ngày càng giảm đi và tôi chẳng có niềm vui gì khác ngoài chăm hai đứa con.
Khi mang thai, tôi rất vất vả vì sảy thai hai lần. Chính vì thế, chồng tôi bắt tôi ở nhà “treo chân” trong suốt thời gian mang thai bé lớn. Khi sinh con tôi chấp nhận ở nhà 2 năm để nuôi con nhỏ với lí do nhà… không thiếu tiền.
Và chưa kịp đi làm việc gì thì tôi lại mang thai bé thứ 2. Tôi tặc lưỡi thôi sinh con xong rồi nuôi con lớn, tôi cứ đi làm một lèo, không phải nghỉ sinh nữa. Tôi tự tính sẽ hi sinh 5 năm cho các con, sau đó đi làm trở lại thay vì biến mình thành cái… “máy đẻ”.
Nhưng tới nay đã gần 10 năm, tôi vẫn ở nhà và không thể đi làm.
Chồng tôi làm kinh doanh, thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng. Nhưng mỗi tháng anh cũng chỉ đưa cho tôi 10 triệu đồng chi tiêu và đóng học cho con. Các con học trường công nên cũng rất ít tiền học phí, phần còn lại tôi dành toàn bộ cho chi tiêu sinh hoạt ăn uống mà không hề dùng cho mình bất cứ đồng nào.
Thy vì động viên vợ đã vun vén cho gia đình, anh lại vẫn mắng tôi tiêu hoang. Vì anh cho rằng, lương nhân viên ở công ty của anh chỉ có 6,7 triệu đồng/tháng mà tôi dành ngần ấy để chi tiêu thức ăn, điện nước là… quá hoang.
Tôi nhẫn nhịn mà không muốn đưa ra những hóa đơn của cả gia đình trong tháng, khi mà tiền thực phẩm hàng ngày, điện nước, Internet, các khoản phụ thu đóng góp… đã chiếm 2/3 số tiền anh đưa. Anh kiếm được tiền và biến tôi như osin, không có quyền gì trong nhà.
Ngày mới cưới, chúng tôi còn thuê trọ. 4 năm sau anh mới mua nhà. Mua nhà ở đâu tôi không biết được và chỉ khi anh bảo chuyển đến đó sống, tôi mới biết hóa ra chồng mình mua nhà ở đây. Mọi việc trong gia đình anh quyết tất, tôi chỉ là người được thông báo, biết sau cùng hoặc có khi không hay biết… như người dưng.
Hồi mới có nhà mới, tôi nói với anh muốn chụp ảnh gia đình treo ở nhà. Anh gạt phắt đi và cho rằng “tôi không có việc gì làm nên nghĩ như thế”!?
Khi con trai út 5 tuổi, tôi xin chồng đi làm nhưng anh không cho và bảo tôi phải ở nhà đưa đón con. Mọi chi phí sinh hoạt của gia đình đã có anh lo. và cái sự lo của anh ấy là, mỗi khi cần tiền hoặc chi cho việc gì là tôi lại phải… ngửa tay xin. Đó là tiêu cho gia đình, chứ nếu tôi mà tiêu điều gì cho bản thân, chắc phải ra khỏi nhà mất.
Tôi không hề biết chồng mình có bao nhiêu tiền, tôi cũng chỉ biết chồng có thu nhập cả trăm triệu mỗi tháng qua lời những người bạn của anh nói ra mỗi khi đến nhà tôi ăn nhậu.
Anh cho tiền em gái anh, em trai anh hay như gần đây anh mua xe ô tô cho em trai của anh, nhưng tôi cũng không biết và sau này biết được lại do chính các em họ đến chơi thuận miệng nói ra. Tôi hỏi chuyện thì anh nói, “không phải việc của tôi, đừng cả nghĩ và vơ việc vào mình”.
Video đang HOT
Tiền học các con và sinh hoạt phí anh đưa có giới hạn và coi tôi như một cái máy dọn dẹp trong nhà. Ngày ngày, tôi nấu cơm rồi dọn dẹp chờ tới giờ đón con. Có hôm, anh báo 11h về ăn cơm, tôi phải vội vàng nấu cho kịp.
Có lúc anh báo 5,6 bạn bè tới nhà nhậu, tôi cũng phải làm cơm cho cho thịnh soạn, thậm chí mua đồ chịu của hàng quen để hôm sau lấy tiền đi chợ bù vào để trả dù mấy bà bán hàng cũng ngạc nhiên nhà giàu thế sao phải mua chịu khi tôi lấy lí do… vội đi chợ không mang theo nhiều tiền.
Ngoài căng kéo trong chi tiêu, tac phong của tôi cũng bị anh phàn nàn. Nếu chậm chạp hay ca thán nỗi vất vả của mình, tôi có thể bị anh chửi “chỉ có ăn với nấu cơm cũng không xong”.
Từ ngày nghỉ sinh, tôi gần như mất hết bạn bè vì không có thời gian quan hệ và cũng chẳng có tiền mà tham gia dù chỉ là những khoản đóng góp 1 đôi triệu. Tôi không đi làm cơ quan, nên cũng chẳng c ó đồng nghiệp. Mỗi lần tôi đòi đi làm lại là anh lại bảo: “Đã sướng không phải đi làm, không phải nắng mưa mà không thích, lại còn muốn nai lưng ra vất vả”.
Tôi thấy cuộc sống của bản thân ngột ngạt. Tôi thèm một cảm giác đi làm, có thu nhập, được tiêu đồng tiền mình làm ra và tự quyết được những chuyện của riêng mình.
Nhìn sang anh trai và chị dâu tôi, lương họ cũng chỉ khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng/người, nhưng tôi thấy họ thực sự hạnh phúc. Anh trai rất tôn trọng chị dâu, có gì họ cũng to nhỏ nói với nhau. Mua sắm thứ gì chị dâu tôi cũng được chọn, thậm chí còn được anh tôi khuyến khích làm những gì chị ấy thích.
Còn tôi, chẳng bao giờ được ý kiến ở chính ngôi nhà của mình. Đấy, chồng kiếm cả 100 triệu đồng mỗi tháng – niềm mơ ước của bao người nếu nhìn vào. Còn tôi, cuộc sống không sung sướng đâu các bạn. Tôi đã có ý định li dị. Lá đơn tôi đã viết sẵn vài tháng nay rồi, dù tôi cũng rất thương con mình.
Khi các bạn đang tranh cãi không nên lấy người chồng lương chưa tới 10 triệu đồng/tháng thì tôi chỉ muốn nói: Chồng thu nhập 10 triệu đồng hay cả trăm triệu đồng/tháng, nhưng phải là người bạn muốn lấy vì yêu, được yêu; được tôn trọng và bạn phải được là chính mình. Thế thôi!
Hà Hải (Hoàng Mai, Hà Nội)
Theo infonet.vn
Đùm cơm nắm, bánh mỳ lên núi đào đá mong đổi đời
Nhiều người dân ở Lục Yên, Yên Bái làm nghề đào đá hơn 10 năm nay. Có người gặp may, bán được viên đá lên tới cả tỷ đồng nhưng cũng có người phải bỏ nghề.
Gọi xe ôm đưa lên bãi đá gần trung tâm huyện Lục Yên nhất, chúng tôi bắt gặp những người đi đào đá lác đác từ trên núi trở về.
Con đường dẫn vào bãi Thái, đá lởm chởm đầy đường, thỉnh thoảng bắt gặp những tấm biển cảnh báo nguy hiểm, đường dốc.
Người lái xe ôm cho biết, từ chân bãi lên đến điểm đào đá khoảng 4km, nhưng đi xe máy phải mất từ nửa tiếng đến một tiếng mới lên tới nơi vì đường dốc, khá khó đi.
Bãi Thái là bãi đá đã được khai thác lâu đời và dễ đi nhất trong số các bãi đá quý đang được người dân khai thác ở huyện Lục Yên.
Mới đây, khi tin đồn một người dân đào được viên đá thô giá 3,8 tỷ đồng ở bãi Bưởi lan ra, người dân tứ xứ lại kéo nhau lên núi đào đá với hi vọng đổi đời sau một đêm.
Biển cảnh báo dưới chân một bãi đá.
Lục Yên nổi tiếng là vùng đất đá quý từ đầu những năm 90. Nghề đào đá và buôn đá cũng xuất hiện từ ngày đó. Nếu như những tin đồn đào được viên đá hàng tỷ đồng thỉnh thoảng rộ lên khiến dân nghiệp dư kéo lên theo mùa vụ thì cũng có nhiều người dân nơi đây là dân đào đá chuyên nghiệp.
Anh Hoàng Văn Chiến (sinh năm 1985) là người chuyên đi săn tìm đá quý đã 16 năm nay. Sinh ra và lớn lên ở Lục Yên, anh Chiến bước chân vào nghề đào đá từ khi học hết phổ thông.
Chỉ trừ những thời điểm mưa nhiều, không đào được đá, anh Chiến sẽ lên Hà Nội làm nhôm kính, lái xe, còn lại công việc chính của anh là đào đá.
Anh Chiến chia sẻ, anh vừa mới đi khảo sát một bãi đá cách trung tâm huyện tới 60-70km. Cách đây vài ngày, anh cũng vừa mới bán được một viên đá thô có giá 130 triệu đồng.
'Đó cũng là viên đá có giá trị lớn nhất mà mình kiếm được' - anh Chiến chia sẻ.
'Công việc có vất vả nhưng vì làm tự do nên mệt thì nghỉ. Hôm nào trời mưa, không làm được anh cũng nghỉ ở nhà'.
Thỉnh thoảng có tin đồn rộ lên là dân tứ xứ lại kéo nhau lên bãi đào đá rất đông.
Những hôm nắng ráo, anh Chiến bắt đầu ngày làm việc của mình từ 6-7 giờ sáng. Anh xuất phát với đầy đủ dụng cụ thô sơ cùng chiếc balo mang theo đồ ăn, nước uống.
'Tôi đọc trên mạng thấy bảo trên các bãi đá người ta bán đồ ăn giá cắt cổ, nhưng thực tế không phải thế. Chẳng có ai bán đồ ăn trên đó cả. Chúng tôi phải mang theo cơm, nước uống, mỳ tôm, đồ khô để ăn trưa'.
'Hầu hết mọi người sáng đi tối về, nhưng cũng có một số ít ở lại để làm đêm. Họ thích làm đêm vì ban đêm ít người làm, tha hồ chọn khu vực đào đá, không phải cạnh tranh với ai. Sáng ra, mọi người lên đào thì người ta đã về rồi'.
Anh Chiến cũng cho biết, với những bãi đá xa cách 4-5 giờ đi xe máy, thỉnh thoảng anh ở lại làm dăm ba hôm mới về một lần.
'Hầu như những người đi đào đá là thanh niên, hi hữu cũng có ông già 60-70 tuổi vẫn lên đào. Nhưng họ đều là những người còn rất khoẻ mạnh', anh nói.
Dân đào đá tự mang đồ ăn, nước uống đi để ăn trưa
Lót bạt, lá chuối để có chỗ nghỉ trưa tạm bợ
Người đàn ông này cũng cho biết, hơn chục năm đi đào đá, anh chứng kiến nhiều lần người ta bán được vài trăm triệu một viên đá thô. Trường hợp tiền tỷ cũng có nhưng ít hơn. 'Mình đào được đá quý là dân buôn người ta biết ngay, người ta tự tìm đến hỏi. Còn với những viên thông thường từ vài triệu tới vài chục triệu thì mình có thể tự gọi cho người ta. Nếu bán cho người quen, khi người ta bán được giá cao thì có ra lộc cho mình một ít. Với người lạ thì người ta bán được bao nhiêu mình cũng không biết'.
Cả nghề đào đá lẫn buôn đá đều phụ thuộc rất nhiều vào may rủi. Thông thường, khi đào được những viên đá thô có dấu hiệu đá quý bên trong, dân buôn sẽ trả giá.
Có những lúc viên đá được mua với giá vài triệu tới vài chục triệu đồng, khi đập ra có nhiều đá tốt, dân buôn có thể bán được đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí là tiền tỷ. Nhưng ngược lại, nếu bên trong không có nhiều đá như họ đánh giá, họ có thể không thu đủ vốn.
Với những viên đá có nhiều dấu hiệu tốt, dân đào đá cũng có thể tự đập ra ngay với hi vọng sẽ bán được giá tốt nhất thay vì bán rẻ cả viên đá thô. 'Chưa đập, có người trả vài chục triệu không bán. Đập ra, nhiều khi cũng bán được cao hơn mình nghĩ, nhưng cũng không ít lần mất hết, vài triệu cũng chẳng bán được. Vì thế, nghề này may rủi rất lớn'.
Anh Lăng Văn Quê (sinh năm 1986) - cũng là một người đi đào đá cho biết, có những người đi đào đá mua được cả nhà lầu, ô tô rồi chuyển sang đi buôn đá. Nhưng đi buôn đá lại bỏ tiền ra mua nhiều đá thô quá, đập ra mất nhiều lại quay về đi đào đá. 'Nghề này 'lên voi xuống chó' là chuyện bình thường. Nhiều người có tiền lại đi buôn đất, làm kinh doanh...' - anh Quê cho hay.
Anh Chiến và anh Quê tự nhận mình chưa kiếm được nhiều viên đá giá trị cao như nhiều người. Những viên đá các anh tìm được chủ yếu dao động từ vài triệu tới vài chục triệu. 'Có những thời điểm mưa nhiều, chẳng kiếm được gì'.
Anh Quê bảo: 'Có bà trời mưa ngồi nghịch đất lại nhặt được đá quý, người ra sức đào thì lại không được gì'.
Thế nên, dân làm đá hay buôn đá ở Lục Yên gọi đây là nghề 'trời cho thì nhận'.
Viên đá mà anh Chiến và anh Quê vừa bán được 130 triệu đồng.
Trên bãi đá, còn có cả những người đi đào đá thuê cho chủ. Mỗi tháng, chủ trả họ 4-5 triệu đồng. Cứ nhặt được đá lại bốc vào thúng để chủ rửa đi, xem xét. Những người này thường là dân không chuyên, ở xa tới và không biết nhận biết đá.
Những người đi đào đá hay đi buôn đá ở Lục Yên thường 'buôn có bạn, bán có phường'. Họ làm chung với nhau, được cùng hưởng, mất cùng chịu. Làm chung 2-3 người thì cơ hội kiếm được đá tăng lên nhưng bán được thì phải chia đôi, chia ba.
Thế nên mới có câu chuyện hài hước, một cậu học sinh lớp 9 theo chân một anh đào đá chuyên nghiệp lên bãi đào thử vận may. Cậu học sinh xin làm chung nhưng anh kia nghĩ cậu này chẳng có kinh nghiệm gì, sợ mình thiệt nên từ chối. Ai ngờ vừa dứt lời thì cậu bé đào được viên đá quý, bán đi được 350 triệu đồng, khiến anh kia tiếc hùi hụi.
Để có được những viên đá như thế này, dân đào đá phải đánh đổi rất nhiều.
Anh Thái - một xe ôm ở Lục Yên kể, ngày xưa thời đá quý mới nổi lên ở Lục Yên, anh cũng lên bãi đào đá. Trong số dân đào đá có một người đàn ông năm nay đã 60-70 tuổi, không vợ con gì, lên núi đào đá đã hơn 20 năm nay, ở mãi không về.
Riêng anh, sau 5-6 năm đi đào đá nhưng thấy vận may không đến với mình, anh về nhà buôn bán cùng vợ, có khách thì chạy xe ôm. 'Tiền ít nhưng chắc ăn' - anh nói.
Trước việc người dân đổ xô kéo nhau đi đào xới tìm kiếm đá quý, UNBD huyện Lục Yên đã chỉ đạo các lực lượng an ninh lập các chốt lên núi để ngăn chặn việc khai thác khoáng sản tự phát này.
"Huyện đã có văn bản chỉ đạo lực lượng an ninh có mặt nắm tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời ngăn chặn việc khai thác trái phép, tràn lan", Phó chủ tịch huyện Lục Yên - ông An Hải Nam khẳng định.
Theo lãnh đạo huyện Lục Yên, việc lâu lâu lại rộ lên tin đồn có đá quý trị giá hàng tỷ đồng ở Lục Yên không phải chuyện hiếm gặp ở huyện. Ông cho biết, hiện nay trữ lượng đá quý không còn nhiều, việc đào đá quý cũng không còn diễn ra nhiều như trước.
Bỏ tiền mua một viên đá thô, xù xì, các tay buôn đá quý đập ra với hy vọng tìm được tiền tỷ. Cũng từ ....
Nguyễn Thảo - Ngọc Trang
Theo vietnamnet.vn
Đầu năm em dâu nài nỉ vay tiền làm ăn, đến cuối năm tôi đòi lại tiền thì em đáp một câu ráo hoảnh Đúng là lúc người ta vay tiền thì người ta ngọt nhạt với mình còn đến khi mình muốn lấy lại tiền thì cứ như đi xin người ta. Tôi và Trang cùng làm dâu trong một gia đình. Tuy nhiên, nói về tính cách thì tôi và Trang cũng không hợp nhau nên hai chị em chỉ chơi xã giao chứ không...