Lấy chồng, sinh hai đứa con nhưng đều không phải… con chồng
Sau đúng 7 tháng ngày anh chị chuyển về ở với nhau, chị sinh được một đứa con gái khỏe mạnh. Ai cũng thắc mắc sao chị sinh sớm thế, chị chỉ trả lời là sinh non…
Chị có hai mặt con, có chồng đàng hoàng. Vợ làm giáo viên, chồng làm cán bộ viên chức nhà nước. Đấy, cuộc sống cứ thế mà trôi qua nếu thằng bồ của chị nó không xen vào cuộc sống của vợ chồng chị. Và những góc khuất trong cuộc đời chị sẽ chẳng lộ ra từ chính cái thói cao ngạo của thằng bồ đó.
Chị đồng ý lấy chồng chị chỉ sau 1 tháng tìm hiểu, quen biết. Cưới nhau nhanh như một tia chớp vì anh đã có công việc ổn định, lại nổi tiếng hiền lành, kiểu gì chị cũng dễ dàng dắt mũi. Mà đúng thế thật! Đời này chưa thấy ai hiền như anh.
Người ta thường thức giấc nhờ tiếng gà gáy hoặc tiếng chuông báo thức, đằng này hàng xóm và chồng con chị thức giấc nhờ tiếng hét, tiếng chửi của chị. Đều như vắt chanh, sáng nào cũng thế. Mà cũng lạ, chị khỏe như vâm, chẳng mấy khi ốm, có khi lại nhờ ngày nào cũng luyện giọng.
Sau đúng 7 tháng ngày anh chị chuyển về ở với nhau, chị sinh được một đứa con gái khỏe mạnh. Ai cũng thắc mắc sao chị sinh sớm thế, chị chỉ trả lời là sinh non. Lạ, sinh non mà con bé trộm vía ngoan lắm, khỏe lắm, không phải nằm lồng ấp, cũng không có dấu hiệu gì của việc thiếu tháng. Chồng chị cũng chẳng mảy may nghi ngờ. Đứa con gái càng lớn càng giống mẹ nên cũng chẳng ai thèm để ý nữa.
Cuộc sống cứ vậy trôi đi. Có lẽ chị lấy chồng quá vội vã nên chẳng có tình cảm gì cả. Chị bắt chồng làm hết mọi việc trong nhà, trưa chị viện lí do bận việc trường không về nhà được nên chồng chị toàn phải góp gạo thổi cơm chung với nhà hàng xóm. Cứ về đến nhà, hết mắng chồng chị lại mắng con. Chỉ khi đi ngủ, người ta mới không nghe được tiếng chị nữa.
Rồi chị bầu đứa thứ hai. Được ba tháng, chị báo với chồng là chị bầu con trai. Chồng chị vui mừng khôn xiết, chị bảo gì cũng làm nấy. Lần này, chị lại sinh non 7 tháng. Thằng cu cũng giống con chị, sinh ra bụ bẫm, đáng yêu, chẳng cần gì ngoài sữa mẹ. Ngày chị sinh, mọi người túc trực lo cho mấy mẹ con. Bà nội vừa nhìn thấy cháu chỉ thở dài rồi nói một câu: “thằng này không phải con thằng Sơn, không phải cháu nhà này”. Nghe mẹ nói, chồng chị chột dạ nhưng rồi vẫn tin vợ.
Khi biết thằng con trai không phải con mình, anh sốc 1, đến đứa con gái anh tưởng là con anh cũng không phải nốt, anh sốc 10 (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cho đến khi thằng cu con tầm hơn 2 tuổi, mọi chuyện vỡ lẽ từ chính thằng bồ của chị. Chắc là được mụn con trai, không muốn để người khác nuôi, thằng bồ tìm đến chồng chị bảo “thằng con đó không phải con anh mà là con tôi”. Anh chẳng tin, nhưng hết lần này đến lần khác nó gọi điện, nhắn tin nên anh quyết định bỏ tiền ra xét nghiệm ADN, kiểm tra huyết thống. Ngày nhận kết quả, chắc anh sốc lắm, buồn lắm, đau khổ lắm. Ai cũng thương cho anh.
Khi biết thằng con trai không phải con mình, anh sốc 1, đến đứa con gái anh tưởng là con anh cũng không phải nốt, anh sốc 10. Chị đã lừa dối anh ngay từ khi gật đầu đồng ý lấy anh làm chồng. Chị cả năm không cho anh động đến người, vậy mà đợt đấy tự dưng lại đề nghị được ngủ với anh. Anh còn vui vì nghĩ chị thay đổi dần dần rồi. Ai dè vì chị biết tin chị có bầu nên mới tìm cách lừa anh cho thuận với tự nhiên.
Đứa con đầu, chị có với người yêu cũ sau mấy năm sống thử nhưng dùng dằng mãi mới bỏ rồi vập ngay vào anh để lấp liếm. Đứa thứ 2, chị cặp bồ mấy năm với thằng bán xăng dầu ngay trước cổng trường chị dạy, chẳng ai biết. Vậy là hai đứa con anh yêu thương, chăm bẵm chẳng có đứa nào là con của anh.
Mọi chuyện vỡ lở, vợ chồng chị ra toà, giải quyết nhanh gọn. Anh để lại cái nhà cho ba mẹ con chị sống với nhau rồi xin chuyển công tác. Giờ thì chồng chị đã có vợ mới với đứa con chắc chắn là của anh. Chị vẫn sáng sáng gọi mọi người dậy bằng tiếng la inh ỏi của chị dành cho hai đứa con.
Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, người ta có thể trách người vợ hoặc người chồng. Vì muôn vàn lí do mà không thể tiếp tục sống với nhau, hai người hoàn toàn có thể tìm cho mình một cuộc sống mới dễ thở hơn. Nhưng còn những đứa con, chính chúng mới là những người chịu hậu quả nặng nề nhất của sự tan vỡ hôn nhân. Thiếu bố hay thiếu mẹ đều để lại một phần khuyết rất lớn khi chúng trưởng thành. Có thể thời đại này, con cái sẽ hiểu và thông cảm được với bố mẹ khi họ không còn hạnh phúc. Nhưng đó là nếu chúng được nuôi dưỡng và dạy bảo một cách đúng đắn, nghiêm túc. Thực sự thương cho những tâm hồn còn non nớt của các con.
Bảo Linh
Chuyện chưa từng kể: Sự thật về người mẹ ghẻ độc ác, đuổi con chồng vào trại trẻ mồ côi
Người ta kể về bà ta bằng những lời cay nghiệt, đáng sợ nhất khiến tôi có chút e dè khi hẹn gặp. Hà Nội chiều mưa bão bập bùng, người phụ nữ đó cũng đội mưa để đến gặp tôi...
Tôi vẫn thường nghe câu "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng." Dân gian vẫn nói vậy và hôm nay, tôi có một cuộc hẹn với một bà "mẹ ghẻ" đúng nghĩa, người đã vứt bỏ đứa con của chồng vào trại trẻ mồ côi ngay khi bố nó bị tai biến nằm một chỗ.
Người ta kể về bà ta bằng những lời cay nghiệt, đáng sợ nhất khiến tôi có chút e dè khi hẹn gặp. Hà Nội chiều mưa bão bập bùng, người phụ nữ đó cũng đội mưa để đến gặp tôi. Có lẽ, bà ta cũng cần được nói, còn tôi, nhìn cái dáng tất cả của bà, đôi mắt sâu như đong đầy nước đó, đã kích thích trí tò mò về sự thật sau câu chuyện tai tiếng này.
Người đàn bà có dáng nhỏ thó, mặc chiếc áo hoa khá nhã nhặn, quần chỉ nhìn qua thôi đã biết bà là mẫu phụ nữ cổ điển hình. Nếp nhăn lộ diện ở khắp mọi nơi trên gương mặt chưa đầy 50 của bà. Lau sơ qua người, bà từ từ nói:
"Chuyện đã gần 10 năm rồi, không ngờ hôm nay lại có người hỏi tôi. Cô đã nghe được những gì thì nó đều là sự thật, có gì đâu để hỏi?". Tôi điểm lại cho bà nghe một ít chuyện mà mình được nghe về bà và chờ đợi một câu chuyện hoàn chỉnh từ cả hai chiều của người trong cuộc. Bà cũng không làm khó tôi, lập tức kể lại:
"Tôi có 2 đứa con, một đứa con chồng giờ chắc đã 16 tuổi rồi. Lúc tôi đưa nó vào trại trẻ, nó mới gần 6 tuổi. Còn con gái tôi, giờ cháu mới vừa học cấp 2. Ngày tôi lấy ông ấy, tôi cũng đã xấp xỉ tuổi 40, già rồi, chẳng có nhiều sự lựa chọn. Mà tôi cũng ngu, ham lấy chồng làm gì để cưới người đàn ông vừa già, vừa yếu lại có đứa con nhỏ như ông ta. Vợ ông ta chết trước đó 2 năm, để lại đứa trẻ mới có 4 tuổi với bố mẹ chồng già yếu.
Cô có tưởng tượng nổi không, vợ chồng tôi, bố mẹ chồng và đứa con nhỏ chui rúc trong cái nhà có gần 20m2, chia ra làm 2 cái phản, cách nhau tấm rèm, có lúc làm chuyện đó, tôi cứ tưởng tượng bố mẹ chồng ở bên kia đang dỏng tai nghe hết, ngượng chín mặt, chả có cảm xúc gì.
Rồi tôi mang bầu, bụng to vẫn đi làm từ sáng đến tối mịt, về lại lo cơm nước cho thằng con chồng với bố mẹ già, lão chồng thì đi xe ôm xong còn chè chén đến đêm, chả lo nghĩ gì nhà cửa. Thằng con thì nhèo nhẽo, nó quen được chiều rồi. Tôi cũng chẳng dám nặng lời với nó vì chỉ hơi lớn tiếng là mẹ chồng đã gọi tôi là "đồ mẹ ghẻ". Nó mới 4 tuổi, hiểu gì đâu, cũng bắt chước ông bà gọi tôi là "mẹ ghẻ"."
Nói đến đoạn này, bà ta ngưng lại, nước mắt rơi như muốn xả hết những oan khuất của mình bao năm qua. Tôi chợt nghĩ ngợi, rằng thói đời lạ vậy. Ai muốn làm "mẹ ghẻ" đâu, chẳng qua là không ai cho họ cơ hôi để làm người tốt. Cứ có con chồng, nghiễm nhiên họ thành "mẹ ghẻ".
"Cưới nhau chưa đầy 1 năm thì chồng tôi sau bữa rượu chè chén với mấy lão bạn, đi về giữa mưa rồi tai biến, nằm luôn một chỗ không cách nào chữa được. Lúc đấy tôi bầu 9 tháng, còn chục ngày nữa là sinh con. Cô biết không, lúc đó, không biết bao nhiêu lần tôi đi ra cầu Long Biên, nghĩ gieo mình xuống đó một phát, thế là trôi sạch mọi ưu phiền. Lên trên trời, tôi với con sẽ sống lại một cuộc đời khác...
Lão chồng đó còn đi vay tiền xã hội đen để đánh bạc, rồi nằm vật ra đấy. Bọn nó kéo đến nhà, đập đồ đạc, réo lên chửi rủa suốt ngày. Ông bà già sợ run cầm cập ngồi góc nhà, thằng bé con khóc nấc suốt ngày, nó cũng chỉ rúc vào một góc. Tôi thì sắp đẻ rồi, làm gì được ra tiền mà nuôi ngừng đấy cái miệng ăn với thêm lão chồng nằm trên giường."
Thế là tôi quyết định, tôi sẽ đưa nó vào trại trẻ mồ côi rồi về quê ngoại đẻ con... Ở đó, ít nhất nó cũng có cơm ăn, có người chăm sóc, có chỗ để ngủ mà không phải sống trong sợ hãi. Nếu người nhà nó có còn thương, tôi để lại địa chỉ cho đón thằng bé về. Còn tôi, chỉ là "mẹ ghẻ" thôi... "
Bà dừng lại, nước mắt lại chảy dài cay đắng đến tột cùng. Tôi cũng chỉ biết im lặng. Nếu tôi là bà ta, lúc đó, tôi sẽ làm thế nào, chính tôi cũng không có nổi câu trả lời.
"Nó khóc lắm! Cái lúc tôi dẫn nó vào trao cho người ta, nó gào khóc đến xé lòng. Nó gọi tôi là mẹ, chưa bao giờ nó gọi như thế... nhưng tôi không biết phải làm sao cả..." Đến đoạn này, bà ta bật khóc và mãi không thể ngừng được. Những nỗi đau dày xéo trong trái tim của bà ta 10 năm nay như cùng lúc bung ra, không cách nào níu giữ được.
Đoạn cuối câu chuyện, tôi hỏi bà ta có bao giờ thăm lại đứa trẻ không. Bà lắc đầu ngập ngừng nói: Tôi sợ...
Có lẽ, người phụ nữ nhẫn tâm trong giây phút ấy rồi cũng sợ chính mình. Bà ta chưa một lần dám đi lại con đường đã dẫn đứa trẻ đi, chưa một lần dám quay đầu lại căn nhà cũ để biết được bố mẹ chồng già cả năm xưa, giờ còn hay mất, người chồng nằm một chỗ đó rồi ra sao và đứa trẻ năm đó, liệu có ai đón về nuôi dưỡng hay không.
Suy cho cùng, câu chuyện của người phụ nữ đó là đáng trách hay đáng thương, tôi cũng chẳng dám kết luận. Bởi nói thì đơn giản nhưng vào cuộc rồi, ở giây phút đó, có ai có thể khẳng định mình không ích kỉ như bà ta? Câu ngạn ngữ của dân gian cứ văng vẳng bên tai tôi cho đến khi chào từ biệt bà: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng..."
Theo Mayny (ghi lại theo lời kể nhân vật) (Khám Phá)
Uất hận khi con chồng đòi lấy tài sản Tôi không nghĩ rằng gần đến cuối dốc của cuộc đời này tôi lại tay trắng, bị con chồng đuổi ra khỏi nhà vì chúng muốn chiếm hết toàn bộ gia tài của chồng tôi. Nói ra rất bẽ bàng, tim tôi đau, nhói lên từng cơn. Tôi chưa bao giờ nghĩ những hy sinh, vất vả của mình được đền đáp, nhưng...