Lấy chồng quá hiền lành khiến tôi thấy cuộc sống thật tẻ nhạt
Sau 14 năm kết hôn với người chồng hiền lành, cô vợ cảm thấy tẻ nhạt vì cuộc sống gia đình quá yên ổn. Thay vì muốn cuộc sống cứ bình yên trôi đi như hiện tại, vợ muốn có những trải nghiệm thú vị cùng chồng.
ảnh minh họa
Bên cạnh những vụ vợ chồng đánh nhau, xô xát do mâu thuẫn, ghen tuông, ngoại tình… thì cũng có những câu chuyện gia đình diễn biến theo chiều hướng hoàn toàn khác. Giống như của người vợ dưới đây. Kết hôn với một người chồng hiền lành, ít nói đã được 14 năm, có hai bé, cuộc sống bình lặng thế nhưng vợ không hề cảm thấy hạnh phúc. Trái lại, chị lại thấy tẻ nhạt khi với cuộc sống quá yên ổn như hiện tại.
Nghe qua tưởng “khó hiểu” nhưng chuyện gì cũng có lí do của nó. Hàng tháng được chồng “ngoan ngoãn” giao nộp đủ tiền lương, chỉ giữ lại một ít chi phí xăng xe, giúp vợ việc nhà. Thế nhưng, người chồng lại thiếu sự , khả năng giao tiếp kém… Chính thái độ có phần thờ ơ từ “một nửa”, lâu dần khiến người vợ không còn muốn nói chuyện hay bàn bạc việc gì nữa. Qua câu chuyện của chính mình, người vợ muốn nhận được lời khuyên để thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại.
Lấy chồng quá hiền, người vợ cảm thấy chán vì cuộc sống tẻ nhạt (Ảnh minh họa)
Nội dung của người vợ như sau:
“Tôi 40 tuổi, chồng hơn tôi 4 tuổi. Chúng tôi kết hôn đã được 14 năm, có 2 bé gái, cuộc sống gia đình bình lặng. Cả hai vợ chồng đều cố gắng làm ăn để xây dựng gia đình, không có chuyện tơ tình hay thả thính với ai, chỉ có điều tôi cảm thấy thật sự tẻ nhạt.
Ngày trước, tôi thấy anh là người hiền lành, ít nói, tự lập nên đồng ý kết hôn. Cứ nghĩ rằng lấy nhau về sẽ cố gắng sống hòa thuận là yên ổn, nhưng thật sự cuộc sống hiện tại là quá yên ổn.
Việc ai người đó làm, việc trong ngoài, đối nội, đối ngoại, kinh tế là tôi lo liệu hết, có hỏi ý chồng, anh cũng bảo tùy. Hàng tháng anh có bao nhiêu lương thì đưa hết cho tôi, chỉ giữ lại một ít xăng xe. Anh thường giúp tôi làm việc nhà. Tôi có nhiều thời gian cho riêng mình nhưng khi có tâm sự ở cơ quan, đồng nghiệp, về với chồng, anh nghe cho có (vì trong khi nghe anh vẫn chơi game trong điện thoại). Tôi chán, lâu rồi chẳng muốn nói nữa, cũng không muốn bàn bạc gì.
Video đang HOT
Tôi đi chơi với đồng nghiệp có rủ chồng theo nhưng khi thì anh từ chối, nếu đi cũng rất ít nói, thậm chí còn không biết nói gì. Lâu dần tôi cũng chẳng muốn đi cùng chồng nữa. Hội bạn rủ các cặp vợ chồng đi chơi nhưng riêng tôi không thể vì thiếu tự tin về khả năng giao tiếp của chồng.
Tôi luôn ngọt nhạt bảo anh nên đọc báo, tìm hiểu thêm thông tin nhiều hơn, mở lòng mình… nhưng nói thẳng ra điều này rất khó, tôi sợ anh tự ái. Tôi có hỏi chuyện của chồng, anh chỉ nói: “Có gì đâu mà kể”. Chuyện của tôi kể ra thì anh lại bảo “Có gì đâu mà nghe”, nghe rồi cũng quên mất. Cuộc sống cứ tẻ nhạt như vậy trôi qua từng ngày.
Tôi mong được có bạn, được cùng gia đình trải nghiệm những chuyến đi thú vị. Nếu chồng tôi không cải thiện được thì tôi phải làm sao để sống yêu đời, lạc quan hơn? Tôi mong chuyên gia và độc giả cho tôi lời khuyên để cải thiện tình hình này”.
Nỗi lòng của người vợ trong câu chuyện nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Bên cạnh những người đồng cảm, khuyên người vợ nên “tạo một chút sóng gió để thử xem sự thay đổi của chồng”… Cũng có ý kiến cho rằng người vợ “dở hơi” vì cuộc sống đang yên bình lại không biết tận hưởng.
Đúng là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, cuộc sống gia đình quá sóng gió hay quá bình yên cũng không tốt. Bởi vậy, mỗi cặp vợ chồng nên tự điều chỉnh để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nếu bản thân làm sai, hay cái tôi quá lớn nên tiết chế lại. Còn nếu cảm thấy quá tẻ nhạt, hãy mạnh dạn thay đổi điều gì đó để “hâm nóng” tình cảm.
Theo Trí Thức Trẻ
7 năm kết hôn, chồng chỉ thích ở rể không chịu mua nhà và âm mưu chẳng ngờ phía sau
Bạn bè xung quanh cứ bảo tôi sướng, lấy chồng mà vẫn được ở cùng với bố mẹ đẻ của mình. Nhưng nào ai có hiểu được nỗi khổ tâm quá lớn trong lòng tôi.
Thấm thoát tôi đã lấy chồng được 7 năm. 7 năm qua, cuộc sống của tôi không có nhiều biến động bởi lẽ tiếng là lấy chồng nhưng tôi vẫn sống cùng nhà với bố mẹ đẻ của mình. Chồng tôi ở rể nên tôi không phải chịu cảnh sống chung với mẹ chồng. Nhưng cuộc sống như thế cũng không sung sướng gì so với mọi người tưởng.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhà tôi chỉ có 2 chị em. Dưới tôi còn có một cậu em trai chưa lấy vợ. Trong khi đó, chồng tôi xuất thân từ một vùng nông thôn khá nghèo. Anh là con cả trong nhà, phía sau có tới 4 đứa em. Bố mẹ chồng tôi chỉ làm nông nghiệp nên cuộc sống hết sức khó khăn.
Chồng tôi ở rể nên tôi không phải chịu cảnh sống chung với mẹ chồng. Nhưng cuộc sống như thế cũng không sung sướng gì.
(Ảnh minh họa)
Tôi gặp và yêu anh khi hai đứa làm chung công ty cũ. Tôi cảm mến anh vì sự chịu thương, chịu khó, hiền lành, tối ngày cắm mặt vào công việc. Khi biết được hoàn cảnh của anh, tôi lại càng thương anh hơn. Và rồi đám cưới đã diễn ra khá nhanh khi mà tôi có bầu được 3 tháng.
Thời điểm đó, thương con gái bầu bí, con rể cũng nghèo chưa có gì, cưới nhau xong nếu tôi theo chồng ra ngoài thuê ở trọ sẽ rất vất vả nên bố mẹ tôi đề nghị hai vợ chồng tôi về nhà sống.
Em trai tôi cũng còn trẻ, lại đi du học xa nhà, ở như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá tiền để dành dụm cho tương lai. Tôi sợ chồng mình không chấp nhận cảnh ở rể, nào ngờ ... anh hào hứng ra mặt.
Vậy là ngay sau khi cưới, anh dọn về nhà tôi sinh sống. Hàng xóm láng giềng cũng dị nghị, lời ra tiếng vào, nhưng tôi mặc kệ. Tôi thấy chồng cũng có vẻ không mấy bận tâm. Quan trọng là vợ chồng tôi yêu thương nhau, đối xử hiếu kính với cha mẹ. Rồi đây khi có tiền, chúng tôi sẽ mua nhà ra ở riêng sau. Trước mắt đây là biện pháp tốt nhất cho cả chúng tôi và bố mẹ.
Chồng tôi hào hứng ra mặt khi được đề nghị sống cùng nhà vợ (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng trẻ lấy nhau khi chưa có nhiều tiền, nên mỗi tháng chúng tôi góp tiền ăn với mẹ chỉ cho có, không thấm vào đâu. Cũng may, bố mẹ lương hưu đều khá cao, vả lại mấy chục năm đi làm cũng có một khoản tích cóp khá.
Ở với bố mẹ đẻ, tôi không phải động tay, động chân vào việc gì. Mẹ tôi ở nhà làm hết cho hai vợ chồng yên tâm đi làm. Chúng tôi tối về là có cơm ăn, quần áo lúc nào cũng sạch sẽ sẵn sàng để mặc.
Bố tôi thương con rể còn bỏ một khoản tiền lớn ra chạy việc cho anh vào vị trí ngon lành để nhanh chóng ổn định và có thu nhập khá hơn. Chuyện chạy việc đó tốn kém lắm, bố tôi phải lấy từ tiền tiết kiệm dưỡng già của mình ra để lo liệu.
Nhưng bố tôi cấm không cho ai trong nhà được nói ra. Bố bảo: "Nó là đàn ông, sống cảnh ở rể đã khổ lắm rồi, giờ lại mang tiếng nhờ nhà vợ xin công việc cho nữa thì mất thể diện lắm. Nên cứ mặc kệ, coi như là nó tự thi được đi".
Ròng rã như vậy suốt 7 năm qua, vợ chồng tôi cũng đã có vốn liếng kha khá, đủ để tự mình bươn ra. Tôi đã nhiều lần đề nghị với chồng chuyện mua nhà riêng nhưng anh cứ gạt toẹt đi. Chồng tôi bảo: "Anh quý và thương bố mẹ lắm, nên bọn mình cứ ở đây thôi".
Thời gian đầu tôi nghĩ thế thật, nhưng rồi, khi nghe được câu chuyện của chồng với mẹ chồng ở quê nhà, tôi mới ớ người ra vì biết cả gia đình mình bấy lâu nay đang bị lợi dụng.
Trong cuộc nói chuyện đó, tiếng mẹ chồng tôi oang oang trong điện thoại: "Con cứ ở đó cho mẹ, tội gì phải ra ở riêng, bỏ hàng đống tiền ra mua nhà cửa, tốn kém. Ông bà ấy có điều kiện, lại thương con gái, ở đó còn nhờ cậy được nhiều cái.
Hơn nữa, ở đấy rồi sau này thằng em có về, có chia chác nhà cửa gì cũng phải ngó tới hai vợ chồng con, chứ giờ dồn hết tiền đi mua nhà, sau này thằng em trai nó sống ở đó, khéo mà chẳng được cái gì đâu".
Phát hiện âm mưu của chồng, tôi khinh thường và sợ hãi những toan tính của anh (Ảnh minh họa)
Tôi xây xẩm mặt mày khi hiểu ra âm mưu của họ. Tối hôm đó, nhân dịp chồng về quê, tôi ở nhà lục lọi khắp căn phòng của hai vợ chồng. Tôi phát hiện ra rất nhiều phiếu ghi chuyển tiền của chồng gửi về quê.
Tháng nào chồng tôi cũng đều đặn gửi một khoản lớn về cho mẹ đẻ. Chuyện này từ hồi chúng tôi cưới xong chứ không phải bây giờ khá giả lên. Thì ra, ngay từ sau khi cưới, anh ta đã xác định muốn giúp đỡ gia đình mình, ỷ lại nhà vợ, chấp nhận ở rể để rồi có bao nhiêu tiền của anh ta gửi hết về cho bố mẹ ở quê.
Tôi căm lắm, nhưng phải giữ im lặng vì không muốn bố mẹ đẻ mình đau lòng. Đợi chồng về, tôi sẽ bắt anh ta phải đưa hết tiền bạc tích cóp giữa hai vợ chồng để mua nhà riêng. Còn nếu không, tôi chẳng thà ly hôn chứ không muốn mình và bố mẹ mình bị lợi dụng mãi như thế này.
Theo 24h
"Quái chiêu" giận dỗi của chị dâu Nhưng có người phụ nữ nào giận chồng mà tiêu bằng hết số tiền tích cóp của gia đình, thậm chí vay nợ để giải tỏa bực tức không? Chị dâu tôi cái gì cũng được ngoại trừ cái "quái chiêu" này mọi người ạ. Anh trai và chị dâu tôi yêu nhau gần ba năm mới cưới, chị ấy là con nhà...