Lấy chồng là triệu phú Dubai “tiêu tiền thả ga”, cô gái vẫn than khổ
Lấy chồng là triệu phú Dubai, cuộc sống của cô gái hầu như chỉ xoay quanh việc làm đẹp để giữ gìn nhan sắc, tận hưởng những dịch vụ xa xỉ bậc nhất, nhưng người vợ vẫn thấy “nhiều nỗi niềm”.
Năm 2021, Soudi, một cô gái người Anh, quyết định kết hôn với triệu phú Emirati Jamal và chuyển tới Dubai sinh sống cùng chồng. Cô không ngờ đây lại là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình.
Đám cưới xa hoa của cô gái Anh với triệu phú Dubai diễn ra vào năm 2021 (Ảnh: Soudi).
Vốn được thừa hưởng nền giáo dục phương Tây, khi mới chuyển về nhà chồng có văn hóa và lối sống khác hẳn, Soudi không khỏi choáng ngợp. Nhưng đó không phải là tất cả.
Cô gái người Anh vốn là một influencer (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội). Kênh cá nhân cá nhân của cô thu hút hơn 1,1 triệu lượt theo dõi. Đây là nơi cô thường xuyên cập nhật, chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, phụ nữ ở Dubai lại không có thói quen như vậy.
Hiện cô đang sinh sống cùng chồng ở Dubai (Ảnh: News).
“Để được thường xuyên đăng ảnh cá nhân lên mạng xã hội, ngay từ đầu tôi phải thỏa thuận và xin phép chồng. Còn gia đình anh ấy phải mất một thời gian mới quen dần điều đó”, Soudi tâm sự.
Nhưng đó không phải là tất cả.
Lấy chồng là triệu phú, Soudi phải chấp nhận chuyện Jamal rất bận rộn. Anh thường xuyên nghe điện thoại và đi dự sự kiện bên ngoài.
“Là vợ triệu phú, bạn phải hiểu rằng thời gian của chồng không thể dành cho vợ nhiều. Để khắc phục điều này, Jamal thường gọi cho tôi ở bất cứ nơi nào trên thế giới khi anh ấy rảnh. Còn tôi cũng phải làm cho mình bận rộn hơn để khỏi suy nghĩ nhiều”, Soudi nói.
Video đang HOT
Cô cho biết gặp nhiều áp lực vì thường xuyên phải giữ gìn hình ảnh (Ảnh: News).
Suốt 2 năm chung sống, một áp lực khác mà cô gái người Anh buộc phải chấp nhận. Đó là chú trọng ngoại hình ở mọi lúc, mọi nơi.
“Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ đối tác và những nhân vật quyền lực nhất, nổi tiếng nhất. Bởi vậy, giữ gìn hình ảnh cá nhân cũng là giữ uy tín cho chính mình”, cô khẳng định.
Xuất hiện ở bất cứ đâu, Soudi luôn phải giữ hình ảnh của mình đẹp lộng lẫy nhất có thể, cho dù là đến trung tâm thương mại mua sắm. Để làm được điều này, cô gái luôn có êkip phục vụ, từ thợ làm tóc, nhân viên trang điểm, người lo phục trang, chăm sóc tới “chân tơ kẽ tóc”.
Bên cạnh đó, vợ của triệu phú còn cần theo sát những phong cách thời trang mới nhất, kịp sở hữu các món đồ thời thượng để bắt kịp xu hướng, nếu không muốn bị “hội phú bà” bỏ rơi.
“Để hòa nhập với mọi chuyện, tôi cần sở hữu chiếc túi mới nhất, đôi giày thời thượng nhất cùng những phong cách sang chảnh. Nếu không, bạn chẳng là ai cả. Tôi ghét cảm giác bị bỏ rơi hay đám đông cô lập. Để làm được điều này, tôi đã thiết lập hệ thống nhân viên là những người mua sắm giỏi, kịp thời sở hữu các món đồ mới và xịn nhất”, cô tâm sự.
Những tâm sự của cô gái đang gây nhiều ý kiến trái chiều (Ảnh: News).
Tuy gặp không ít áp lực vì cuộc sống giàu có, nhưng Soudi vẫn thừa nhận mình may mắn nhờ được chồng “hoàn toàn ủng hộ lối sống của mình”.
Trong một đoạn video khác, phu nhân triệu phú còn tiết lộ được chồng cưng chiều, sẵn sàng bỏ ra “số tiền khủng” cho vợ mua sắm ra sao.
Cụ thể, các khoản tiền bao gồm 3.500 USD (83 triệu đồng) mua thuốc, 1,1 triệu USD mua du thuyền mới (26 tỷ đồng), 2.000 USD (47 triệu đồng) cho bữa tối, 1.500 USD (36 triệu đồng) tiền mua nước hoa và thêm 10.000 USD (237 triệu đồng) tiền tiêu vặt.
Những tâm sự của Soudi hiện thu hút lượng tương tác rất lớn trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước cuộc sống xa hoa của cô. Cũng có ý kiến nói rằng sẵn lòng “chịu khổ” thay Soudi.
Mùa hè ở Vùng Vịnh nóng bất thường, người lao động không thể làm việc
Ông Issam Genedi, người kiếm sống bằng nghề rửa xe ở Dubai đã bị ảnh hưởng nặng nề khi sống ở một trong những nơi nóng nhất hành tinh là Vùng Vịnh.
Nhiều người lao động chân tay bắt buộc phải nghỉ tay vào những giờ nóng nhất trong ngày. Ảnh minh họa: AFP
Trong lúc tạm nghỉ tay tại một bãi đậu xe ngoài trời ở Dubai, người di cư gốc Ai Cập này cho biết mùa hè nóng như thiêu đốt ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) năm nay thậm chí còn nóng hơn.
"Mùa hè năm nay khó khăn hơn một chút so với những năm khác. Từ giữa trưa đến 3h - 3h30 chiều, chúng tôi đơn giản là không thể làm việc nổi", ông Genedi cho biết. Ông làm rửa xe với mức phí 25 dirham/lần (hơn 160.000 đồng) trong điều kiện nhiệt độ trên 40 độ C mỗi ngày.
UAE là nơi tổ chức các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 của Liên hợp quốc năm nay. Quốc gia này không xa lạ gì với những mùa hè rực lửa.
Trong những tháng hè nóng nực, mọi người có thể chuyển đến những nơi có khí hậu mát mẻ hơn, hoặc ở trong những ngôi nhà, văn phòng và trung tâm mua sắm có điều hòa nhiệt độ.
Đường phố phần lớn vắng vẻ, ngoại trừ những người lao động chân tay được thuê với giá rẻ từ nước ngoài. Họ có quãng thời gian nghỉ bắt buộc vào khung giờ nóng nhất trong ngày.
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra khắp Vùng Vịnh. Tại Bahrain, đảo quốc ngoài khơi Saudi Arabia, nhiệt độ tháng 7 năm nay có nguy cơ phá kỷ lục nhiệt độ tối đa trung bình hàng tháng là 42,1 độ C được thiết lập vào năm 2017.
Trong hai năm 2017 và 2020, Bahrain ghi nhận nhiệt độ trung bình là 36,9 độ C vào tháng 7.
Hai tuần trước, hơn 1,8 triệu người Hồi giáo đã "chiến đấu" với cái nắng thiêu đốt trong cuộc hành hương Hajj kéo dài nhiều ngày ở Saudi Arabia, trong điều kiện nhiệt độ lên tới 48 độ C. Hàng nghìn người đã phải điều trị vì bị sốc nhiệt.
Và ở Kuwait, nơi thường xuyên ghi nhận nhiệt độ cao nhất thế giới, các chuyên gia cảnh báo nhiệt độ có thể vượt ngưỡng 50 độ C trong những tuần tới.
Nơi nhiệt độ cảm nhận là 60 độ C
Thợ rửa xe Issam Genedi nhận xét mùa hè năm nay có vẻ nóng bất thường. Ngoài việc tuần trước được xác định là tuần nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn thế giới, một làn sóng độ ẩm cao đã và đang bóp nghẹt Vùng Vịnh.
Tiến sĩ Ahmed Habib tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia của UAE nói với AFP: "Mọi người đang tự hỏi liệu nhiệt độ có cao hơn bình thường hay không. Sự gia tăng độ ẩm tương đối kết hợp với nhiệt độ vốn đã cao, khiến nhiệt độ có vẻ cao hơn thực tế", ông nói và cho biết thêm rằng nhiệt độ cảm nhận được dao động trong khoảng 55 - 60 độ C ở một số khu vực .
Nhiệt độ cực cao và độ ẩm cao của Vùng Vịnh là một sự kết hợp nguy hiểm vì trong những điều kiện như vậy, cơ thể con người phải vật lộn để tự làm mát bằng cách toát mồ hôi trên da.
Chỉ số này được đo bằng một nhiệt kế bọc trong một miếng vải ướt để tính "nhiệt độ bầu ướt" - mức thấp nhất có thể của quá trình toát mồ hôi làm mát.
Vùng Vịnh là một trong số ít nơi đã nhiều lần đo nhiệt độ bầu ướt trên 35 độ C - ngưỡng giới hạn khả năng sống sót của con người mà vượt qua ngưỡng đó, sốc nhiệt có thể gây tử vong trong vòng vài giờ, bất kể tuổi tác, sức khỏe và thể lực.
Chính vì lý do này mà các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu gia tăng sẽ khiến một số khu vực của Vùng Vịnh trở nên không phù hợp để sinh sống vào cuối thế kỷ này.
Tại Kuwait, nhà khí tượng học Issa Ramadan cho biết sự gia tăng nhiệt độ trong năm qua là rất rõ rệt.
"Dự kiến, từ giữa tháng cho đến ngày 20/8, nhiệt độ sẽ tăng đáng kể, có thể lên tới và thậm chí vượt quá 50 độ C trong bóng râm", ông nói với AFP.
Theo dự báo chính thức, độ ẩm có thể lên tới 90% ở Bahrain vào cuối tuần này, với nhiệt độ tối đa dao động trong khoảng 42 - 44 độ C.
Nỗi nhọc nhằn của người lao động
Theo dự báo của Tiến sĩ Barrak Alahmad tại Trường Y tế Cộng đồng T.H. Chan Harvard và Tiến sĩ Dominic Roye tại Quỹ Nghiên cứu Khí hậu, nhiệt độ Vùng Vịnh sẽ tăng đến mức đột biến nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát,
Tại thủ đô Abu Dhabi của UAE, số ngày có nhiệt độ trên 40 độ C sẽ tăng 98% vào năm 2100 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C.
Cũng với mức tăng 3 độ C, Kuwait, Bahrain và Saudi Arabia sẽ trải qua 180 ngày với nhiệt độ trên 40 độ C mỗi năm vào cuối thế kỷ này. Những điều kiện yếu tố đó có thể phá vỡ nghiêm trọng cách thức xã hội loài người vận hành.
Nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt đã trở thành thực tế mỗi ngày đối với nhiều người ở vùng Vịnh, đặc biệt là hàng nghìn người lái xe máy giao hàng gần như sống trên đường phố.
"Nghề của chúng tôi là một nghề khó khăn. Chúng tôi luôn cố gắng tránh ánh nắng chói chang của mặt trời", nhân viên giao hàng Mohammad Rajab đến từ Ai Cập trả lời phỏng vấn trên một con phố vắng tanh ở Dubai.
Các nước chứng kiến triệu phú bỏ đi: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga dẫn đầu Theo báo cáo công bố ngày 13-6 của Công ty tư vấn đầu tư Henley & Partners, Trung Quốc chứng kiến cuộc di cư của các triệu phú với quy mô lớn nhất toàn cầu trong năm 2023. Năm 2023, Úc là quốc gia đầu bảng được các triệu phú toàn cầu di cư đến - Ảnh: THE INDEPENDENT Khi tốc độ tăng...