Lấy chồng giàu nhưng phải chắt chiu mới đủ tiền đi chợ
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu…
Chào độc giả của mục tâm sự,
Mấy ngày nay khi lắng nghe những chia sẻ của mọi người về chuyện chi tiêu trong gia đình, đặc biệt là những chị em phải chắt chiu tính toán, giằng co từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt gia đình hàng tháng, mà tôi thấy đồng cảm và thấm thía nỗi khổ của người nội trợ.
Bởi vì hơn ai hết, tôi cũng đã và đang rơi vào hoàn cảnh này.
Thiếu tiền chợ, người vợ nào chẳng khổ nhưng nhà khá giả, mang tiếng lấy chồng giàu mà lúc nào cũng phải đau đầu tính toán, chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền chợ thì thật không chỉ khổ mà còn tủi nhục và xấu hổ nữa.
Lấy chồng giàu nhưng tôi phải chắt chiu mới đủ tiền đi chợ
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu vì chồng mỗi tháng chỉ đưa tôi 3 triệu đồng nên tôi phải chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền sinh hoạt. Ảnh minh họa.
Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn cách đây 8 năm và có hai con nhỏ. Tôi làm nhân viên lễ tân cho một công ty nhỏ, còn chồng tôi mở công ty kinh doanh máy tính và làm ăn khá phát đạt, có thể gọi nôm na là đại gia ở khu vực tôi sống.
Nhìn gia đình tôi, ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu tôi luôn phải chật vật kiếm tiền và co kéo từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt.
Mọi sự bắt nguồn từ tính quá ư keo kiệt của chồng.
Chồng tôi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mất sớm nên từ bé anh đã quen với việc tiết kiệm.
Có lẽ, điều đó đã ăn sâu vào thói quen của anh nên giờ dù thành đạt, khá giả, thu nhập hàng năm tiền tỉ nhưng anh vẫn cực kỳ tiết kiệm.
Ngay từ thuở yêu nhau, tôi đã biết điều này. Anh từng khiến tôi xấu hổ với bạn bè khi nhiều lần đi chơi cùng nhóm, anh luôn để cho bạn tôi trả tiền.
Video đang HOT
Anh cũng từng khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi mà mỗi lúc đi đâu đó cần phải gửi xe hay mua xăng anh luôn bảo tôi trả tiền vì ‘anh không có tiền lẻ’.
Rồi gần ngày cưới, khi bàn tới chuyện ăn hỏi, anh tìm mọi cách để bảo rằng chỉ cần 3 tráp quà là đủ (trong khi thời đó đám cưới nào tối thiểu cũng phải 5 tráp quà, có đám cưới thậm chí 7 tráp).
Vậy nhưng tôi chấp nhận hết vì nghĩ rằng ngoài chuyện keo kiệt ra, anh là người khá hoàn hảo về mọi mặt và lại yêu tôi tha thiết.
Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm
Tuy nhiên, khi về sống chung rồi mới thấy cuộc sống với người keo kiệt thật chẳng dễ dàng gì.
Ngay từ tuần đầu tiên về chung sống, tôi đã hết sức choáng váng khi nghe chồng tuyên bố rằng, ở gia đình anh sẽ là người tay hòm chìa khóa, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 3 triệu đồng để lo toàn bộ chuyện sinh hoạt, ăn uống.
Thiếu bao nhiêu thì tôi phải bù thêm lương của tôi vào. Anh bảo vợ chồng phải cùng nhau đóng góp thì mới có trách nhiệm và bền vững.
Từ ngày cưới đến nay dù thời giá đã tăng bao lần nhưng anh vẫn giữ nguyên mức tiền đó.
Ba triệu đồng/tháng trong khi phải lo đủ mọi khoản chi tiêu trong khi lương tôi chỉ có 4,5 triệu đồng. Nhà tôi đông người (có thêm cả một cô em chồng) nên cộng cả hai khoản lại cũng chưa đủ cho các yêu cầu cơ bản.
Vậy nhưng mỗi khi tôi kêu hết tiền thì anh lại hét lên: ‘Tiêu gì mà lắm thế’.
Khi tôi liệt kê các khoản chi cho anh nhìn thì anh bảo nếu muốn có nhiều tiền tiêu hơn thì tự đi mà kiếm, tiền anh anh còn phải để lo việc lớn.
Rồi thì tiện thể anh dẫn ra một loạt các cách tiết kiệm mà tôi nghe đã thấy phi thực tế.
Rồi tôi nghĩ đã lấy chồng rồi thì chấp nhận tính của anh thôi. Bởi lẽ đến mẹ đẻ mà cả năm anh mới biếu tiền có 1t lần vào dịp Tết mà tiền cũng chỉ gói gọn trong 1 – 2 triệu mà thôi thì tôi hiểu việc thay đổi hoàn cảnh là bất khả kháng.
Rồi thì tôi cũng xoay sở đủ kiểu để có đủ tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
Tôi tranh thủ nhận bán hàng online nên mỗi tháng cố gắng để được thêm 2 triệu đồng, cộng với tiền lương của tôi và 3 triệu đồng anh đưa, cũng ngót nghét chục triệu.
Tôi cũng cố gói gọn các khoản chi trong tầm chục triệu. Thiếu đâu tôi vay bạn bè và bố mẹ đẻ để bù vào.
Cứ vậy cuộc sống 8 năm qua của tôi vẫn cứ diễn ra một cách trầm buồn như vậy.
Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm.
Tuy nhiên, rồi cứ nhìn hai con lớn lên mạnh khỏe, ngoan ngoãn, gia đình êm ấm mà tôi thấy lòng trùng lại.
Hoàn cảnh nào thì sống với điều kiện đó, miễn sao gia đình êm ấm và con cái được sống trong đủ đầy, có đủ cả cha và mẹ là được, phải không các bạn?
Theo Đất Việt
Lấy chồng giàu nhưng tôi phải chắt chiu mới đủ tiền đi chợ
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu vì chồng mỗi tháng chỉ đưa tôi 3 triệu đồng nên tôi phải chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền sinh hoạt.
Mấy ngày nay khi lắng nghe những chia sẻ của mọi người về chuyện chi tiêu trong gia đình, đặc biệt là những chị em phải chắt chiu tính toán, giằng co từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt gia đình hàng tháng, mà tôi thấy đồng cảm và thấm thía nỗi khổ của người nội trợ. Bởi vì hơn ai hết, tôi cũng đã và đang rơi vào hoàn cảnh này.
Thiếu tiền chợ, người vợ nào chẳng khổ. Nhưng nhà khá giả, mang tiếng lấy chồng giàu mà lúc nào cũng phải đau đầu tính toán, chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền chợ thì thật không chỉ khổ mà còn tủi nhục và xấu hổ nữa. Vậy nên chuyện nhà, tôi hiếm khi dám thổ lộ với ai.
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu vì chồng mỗi tháng chỉ đưa tôi 3 triệu đồng nên tôi phải chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền sinh hoạt. Ảnh minh họa.
Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn cách đây 8 năm và có hai con nhỏ. Tôi làm nhân viên lễ tân cho một công ty nhỏ, còn chồng tôi mở công ty kinh doanh máy tính và làm ăn khá phát đạt, có thể gọi nôm na là đại gia ở khu vực tôi sống. Nhìn gia đình tôi, ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu tôi luôn phải chật vật kiếm tiền và co kéo từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt. Mọi sự bắt nguồn từ tính quá ư keo kiệt của chồng.
Chồng tôi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mất sớm nên từ bé anh đã quen với việc tiết kiệm. Có lẽ, điều đó đã ăn sâu vào thói quen của anh nên giờ dù thành đạt, khá giả, thu nhập hàng năm tiền tỉ nhưng anh vẫn cực kỳ tiết kiệm.
Ngay từ thuở yêu nhau, tôi đã biết điều này. Anh từng khiến tôi xấu hổ với bạn bè khi nhiều lần đi chơi cùng nhóm, anh luôn để cho bạn tôi trả tiền. Anh cũng từng khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi mà mỗi lúc đi đâu đó cần phải gửi xe hay mua xăng anh luôn bảo tôi trả tiền vì "anh không có tiền lẻ".
Rồi gần ngày cưới, khi bàn tới chuyện ăn hỏi, anh tìm mọi cách để bảo rằng chỉ cần 3 tráp quà là đủ (trong khi thời đó đám cưới nào tối thiểu cũng phải 5 tráp quà, có đám cưới thậm chí 7 tráp). Vậy nhưng tôi chấp nhận hết vì nghĩ rằng ngoài chuyện keo kiệt ra, anh là người khá hoàn hảo về mọi mặt và lại yêu tôi tha thiết.
Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi về sống chung rồi mới thấy cuộc sống với người keo kiệt thật chẳng dễ dàng gì. Ngay từ tuần đầu tiên về chung sống, tôi đã hết sức choáng váng khi nghe chồng tuyên bố rằng, ở gia đình anh sẽ là người tay hòm chìa khóa, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 3 triệu đồng để lo toàn bộ chuyện sinh hoạt, ăn uống.
Thiếu bao nhiêu thì tôi phải bù thêm lương của tôi vào. Anh bảo vợ chồng phải cùng nhau đóng góp thì mới có trách nhiệm và bền vững. Từ ngày cưới đến nay dù thời giá đã tăng bao lần nhưng anh vẫn giữ nguyên mức tiền đó.
3 triệu một tháng trong khi phải lo đủ mọi khoản chi tiêu trong khi lương tôi chỉ có 4,5 triệu. Nhà tôi đông người (có thêm cả một cô em chồng) nên cộng cả hai khoản lại cũng chưa đủ cho các yêu cầu cơ bản.
Vậy nhưng mỗi khi tôi kêu hết tiền thì anh lại hét lên: "Tiêu gì mà lắm thế". Khi tôi liệt kê các khoản chi cho anh nhìn thì anh bảo nếu muốn có nhiều tiền tiêu hơn thì tự đi mà kiếm, tiền anh anh còn phải để lo việc lớn. Rồi thì tiện thể anh dẫn ra một loạt các cách tiết kiệm mà tôi nghe đã thấy phi thực tế.
Nhưng rồi tôi nghĩ đã lấy chồng rồi thì chấp nhận tính của anh thôi. Bởi lẽ đến mẹ đẻ mà cả năm anh mới biếu tiền có một lần vào dịp tết mà tiền cũng chỉ gói gọn trong 1 đến 2 triệu mà thôi thì tôi hiểu việc thay đổi hoàn cảnh là bất khả kháng.
Rồi thì tôi cũng xoay sở đủ kiểu để có đủ tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Tôi tranh thủ nhận bán hàng online nên mỗi tháng cố gắng để được thêm 2 triệu, cộng với tiền lương của tôi và 3 triệu anh đưa, cũng ngót nghét chục triệu. Tôi cũng cố gói gọn các khoản chi trong tầm chục triệu. Thiếu đâu tôi vay bạn bè và bố mẹ đẻ để bù vào.
Cứ vậy cuộc sống 8 năm qua của tôi vẫn cứ diễn ra một cách trầm buồn như vậy. Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm. Nhưng rồi cứ nhìn hai con lớn lên mạnh khỏe, ngoan ngoãn, gia đình êm ấm mà tôi thấy lòng trùng lại.
Hoàn cảnh nào thì sống với điều kiện đó, miễn sao gia đình êm ấm và con cái được sống trong đủ đầy, có đủ cả cha và mẹ là được, phải không các bạn?
Theo Người đưa tin
Là phụ nữ muốn hạnh phúc đừng ham lấy chồng giàu Chỉ sau hơn 5 tháng cưới nhau, chị mới ngỡ ra việc lấy chồng giàu không hề sướng như mình tưởng. Chị càng thấm thía hơn câu nói "giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn". Hơn nửa năm ai cũng nghĩ chị lấy được chồng giàu, có người khen chị "chuột sa chĩnh gạo", còn người trong cuộc như chị mới thấy thấm...