Lấy chồng giàu, ngồi nhà cũng có miếng ăn
Thi thoảng, trong những lúc gia đình có khó khăn, tôi hay than thở với mẹ. Mẹ tôi vẫn bảo tôi: Con ạ, đừng nhìn người ta giàu, nước mắt chan đầy bát cơm đấy. Tôi chỉ hỏi lại mẹ, con thấy trong bát cơm của nó toàn cá hồi, thịt bò chứ đâu có nước mắt?
Ảnh minh họa
Ấy thế nhưng, tôi vẫn thấy những chuyện thế này:
Tôi quen bác Xuân, nhà bác ở trung tâm của Hà Nội. Nhà bác giàu có, các con đều du học nước ngoài, đứa làm cho Mỹ, đứa làm cho Anh. Năm ngoái, con trai bác lấy vợ, chị vợ làm chi cục thuế ở một quận trung tâm của thủ đô. Chị lấy anh xong thì dọn về nhà anh ở cùng bố mẹ. Anh lấy chị xong lại đi nước ngoài dạy học.
Lần trước đến chơi, tôi cứ ngưỡng mộ chị mãi. Tôi nhủ thầm: Cũng là đàn bà, sao họ sướng thế. Công việc kiếm được rồi nhà chồng lại giàu. Bẵng đi một thời gian, hôm trước tôi ngồi với mẹ chồng chị, nghe bác nói: Cháu ơi, nhìn vậy mà không phải vậy. Bác nhìn nó thật thà, phúc hậu mà không phải vậy. Nó đòi đi săm mắt, săm môi? Dịch vụ của thẩm mỹ xịn, tốn đến cả trăm triệu. Bác hỏi thì nó bảo: Nó làm đẹp vì chồng nó. Lúc ấy giận quá, bác bảo: Tôi nói cho cô biết, con tôi lấy cô không phải vì đẹp. Nó có hàng chục người yêu trước khi lấy cô, cô là kém sắc nhất. Cô muốn đi làm thì cô cứ làm đừng mang danh nó.
Rồi bác kể chuyện, chị Liên về nhà chồng muốn nắm kinh tế. Bác không đồng ý, hai mẹ con cãi cọ nhiều lần. Bác bảo: Nếu con thích, mẹ cho con 10 triệu thuê chung cư mà ở riêng… Không thích con dâu, bác thường xuyên bày trò, cuối cùng chị Liên cũng phải chuyển ra khỏi nhà bác. Bây giờ chị Liên thi thoảng về nhà bác thăm bố mẹ chồng cho đúng nghĩa vụ.
Tôi ngồi một buổi chiều, nghe đủ thứ chuyện mà bác Xuân kể về con dâu. Tôi đủ tỉnh táo để nhận ra, những vấn đề đó không phải lỗi hoàn toàn do chị Liên. Nó là do mối thù muôn đời giữa mẹ chồng nàng dâu mà thôi.
Thế là tôi cũng hiểu, nhà ấy nhiều tiền nhưng tiền đè chết cả tình cảm hai bên. Anh Minh yêu mẹ đến 35 năm (35 tuổi mới cưới vợ), mới yêu chị Liên có vài tháng (đa số thời gian họ xa nhau) tất nhiên vì thế anh nghe lời mẹ hơn. Thế nên mẹ anh bảo: Nghi chị ngoại tình thì anh cũng nghi. Trước sau gì cũng li dị thì anh cũng nghe mẹ chuẩn bị ngay thủ tục li dị vợ.
Video đang HOT
Tôi kém chị Liên 1 tuổi, lấy chồng cùng năm với chị. Cùng là lấy chồng, nhưng tôi được chồng chăm. Lúc tôi ốm sốt, anh vắt nước cam cho uống. Lấy khăn mặt lau nách, bẹn cho. Chồng chị giỏi quá, anh đi công tác, ra nước làm việc, lúc đau ốm chị nằm trên chung cư thuê 10 triệu/1 tháng một mình. Anh chị sống xa nhau, mãi chẳng có con. Tôi thì sinh em bé rồi.
Có cô bạn tôi, toan tính mãi mới lấy được chồng Hà Nội. Thời gian đầu, lúc nào cô ấy cũng khoe nhà chồng giàu. Tôi thấy cô ấy ở nhà chồng được 1 năm thì chuyển ra ngoài ở nhà thuê như tôi.
Ai có kinh tế, người ấy mạnh. Mẹ chồng của cô ấy có kinh tế nên mẹ chồng cô ấy mạnh, rồi đâm ra điều khiển cả con. Con dâu nhức mắt là bà ấy xui con trai bỏ. Những người giàu, họ chẳng ngại tổ chức đám cưới cho con lần 2, lần 3. Cuối cùng thì cô bạn tôi ôm con về Bắc Giang sống với bố mẹ đẻ, xin việc là công chức ở quê.
Vợ chồng tôi nghèo. Cuộc sống chật vật. Sau chi tiêu tôi chỉ để dành được một chút cho con. Tôi bảo chồng mình: Chúng nó sướng thế, chẳng làm cũng có ăn, chẳng làm gì cũng có tài sản. Chồng tôi bảo: Biết thế thì cũng cố gắng mà làm để dành cho con.
Càng nhìn đời nhiều, tôi lại càng thấy cái gì cũng có giá của nó. Bởi vậy nếu có ân hận vì lấy chồng nghèo, tôi nén vào tim. Tôi ít khoe chồng trên facebook, tôi ít khoe mẽ về gia đình… tôi để hạnh phúc của mình là một bí mật, cho ai đó… chết thèm.
Theo VNE
Lấy chồng giàu nhưng tôi phải chắt chiu mới đủ tiền đi chợ
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu vì chồng mỗi tháng chỉ đưa tôi 3 triệu đồng nên tôi phải chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền sinh hoạt.
Mấy ngày nay khi lắng nghe những chia sẻ của mọi người về chuyện chi tiêu trong gia đình, đặc biệt là những chị em phải chắt chiu tính toán, giằng co từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt gia đình hàng tháng, mà tôi thấy đồng cảm và thấm thía nỗi khổ của người nội trợ. Bởi vì hơn ai hết, tôi cũng đã và đang rơi vào hoàn cảnh này.
Thiếu tiền chợ, người vợ nào chẳng khổ. Nhưng nhà khá giả, mang tiếng lấy chồng giàu mà lúc nào cũng phải đau đầu tính toán, chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền chợ thì thật không chỉ khổ mà còn tủi nhục và xấu hổ nữa. Vậy nên chuyện nhà, tôi hiếm khi dám thổ lộ với ai.
Ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu vì chồng mỗi tháng chỉ đưa tôi 3 triệu đồng nên tôi phải chắt chiu từng đồng lẻ mới đủ tiền sinh hoạt. Ảnh minh họa.
Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn cách đây 8 năm và có hai con nhỏ. Tôi làm nhân viên lễ tân cho một công ty nhỏ, còn chồng tôi mở công ty kinh doanh máy tính và làm ăn khá phát đạt, có thể gọi nôm na là đại gia ở khu vực tôi sống. Nhìn gia đình tôi, ai cũng bảo tôi sướng được làm vợ đại gia, giàu có lại hiền lành, tu chí làm ăn nhưng có ai hiểu tôi luôn phải chật vật kiếm tiền và co kéo từng đồng mới đủ tiền sinh hoạt. Mọi sự bắt nguồn từ tính quá ư keo kiệt của chồng.
Chồng tôi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mất sớm nên từ bé anh đã quen với việc tiết kiệm. Có lẽ, điều đó đã ăn sâu vào thói quen của anh nên giờ dù thành đạt, khá giả, thu nhập hàng năm tiền tỉ nhưng anh vẫn cực kỳ tiết kiệm.
Ngay từ thuở yêu nhau, tôi đã biết điều này. Anh từng khiến tôi xấu hổ với bạn bè khi nhiều lần đi chơi cùng nhóm, anh luôn để cho bạn tôi trả tiền. Anh cũng từng khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi mà mỗi lúc đi đâu đó cần phải gửi xe hay mua xăng anh luôn bảo tôi trả tiền vì "anh không có tiền lẻ".
Rồi gần ngày cưới, khi bàn tới chuyện ăn hỏi, anh tìm mọi cách để bảo rằng chỉ cần 3 tráp quà là đủ (trong khi thời đó đám cưới nào tối thiểu cũng phải 5 tráp quà, có đám cưới thậm chí 7 tráp). Vậy nhưng tôi chấp nhận hết vì nghĩ rằng ngoài chuyện keo kiệt ra, anh là người khá hoàn hảo về mọi mặt và lại yêu tôi tha thiết.
Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi về sống chung rồi mới thấy cuộc sống với người keo kiệt thật chẳng dễ dàng gì. Ngay từ tuần đầu tiên về chung sống, tôi đã hết sức choáng váng khi nghe chồng tuyên bố rằng, ở gia đình anh sẽ là người tay hòm chìa khóa, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 3 triệu đồng để lo toàn bộ chuyện sinh hoạt, ăn uống.
Thiếu bao nhiêu thì tôi phải bù thêm lương của tôi vào. Anh bảo vợ chồng phải cùng nhau đóng góp thì mới có trách nhiệm và bền vững. Từ ngày cưới đến nay dù thời giá đã tăng bao lần nhưng anh vẫn giữ nguyên mức tiền đó.
3 triệu một tháng trong khi phải lo đủ mọi khoản chi tiêu trong khi lương tôi chỉ có 4,5 triệu. Nhà tôi đông người (có thêm cả một cô em chồng) nên cộng cả hai khoản lại cũng chưa đủ cho các yêu cầu cơ bản.
Vậy nhưng mỗi khi tôi kêu hết tiền thì anh lại hét lên: "Tiêu gì mà lắm thế". Khi tôi liệt kê các khoản chi cho anh nhìn thì anh bảo nếu muốn có nhiều tiền tiêu hơn thì tự đi mà kiếm, tiền anh anh còn phải để lo việc lớn. Rồi thì tiện thể anh dẫn ra một loạt các cách tiết kiệm mà tôi nghe đã thấy phi thực tế.
Nhưng rồi tôi nghĩ đã lấy chồng rồi thì chấp nhận tính của anh thôi. Bởi lẽ đến mẹ đẻ mà cả năm anh mới biếu tiền có một lần vào dịp tết mà tiền cũng chỉ gói gọn trong 1 đến 2 triệu mà thôi thì tôi hiểu việc thay đổi hoàn cảnh là bất khả kháng.
Rồi thì tôi cũng xoay sở đủ kiểu để có đủ tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Tôi tranh thủ nhận bán hàng online nên mỗi tháng cố gắng để được thêm 2 triệu, cộng với tiền lương của tôi và 3 triệu anh đưa, cũng ngót nghét chục triệu. Tôi cũng cố gói gọn các khoản chi trong tầm chục triệu. Thiếu đâu tôi vay bạn bè và bố mẹ đẻ để bù vào.
Cứ vậy cuộc sống 8 năm qua của tôi vẫn cứ diễn ra một cách trầm buồn như vậy. Nhiều lúc nhìn những người vợ khác được tung tẩy váy áo, được chồng tặng quà, gia đình đi du lịch đó đây mà tôi chạnh lòng ghê gớm. Nhưng rồi cứ nhìn hai con lớn lên mạnh khỏe, ngoan ngoãn, gia đình êm ấm mà tôi thấy lòng trùng lại.
Hoàn cảnh nào thì sống với điều kiện đó, miễn sao gia đình êm ấm và con cái được sống trong đủ đầy, có đủ cả cha và mẹ là được, phải không các bạn?
Theo Người đưa tin
Lấy chồng giàu chưa hẳn đã sung sướng! "Không có cuộc sống nào an nhàn. Phụ nữ đừng tự biến mình thành một thứ ăn bám vô dụng khi quyết tâm tìm một tấm chồng giàu để cả đời chỉ việc hưởng thụ...". Tôi nghĩ phải có những nguyên nhân sâu xa bên trong nên chị mới làm thế chứ? Vậy nên tôi mới muốn biết những thứ sâu xa dẫn...