Lấy chồng 7 tháng, “gần nhau” có 4 lần?
Em 25 tuổi, chồng em 30, kết hôn được hơn nửa năm, có nhà riêng, thu nhập khá, mong con nhưng “quan hệ” rất thưa thớt (Từ lúc cuối, tổng cộng được bốn lần/bảy tháng).
Ảnh minh họa
Mỗi khi em muốn “gần”, anh lại nói “anh không thích” hoặc “anh mệt”, “anh buồn ngủ”,… Nhìn bề ngoài thì anh ấy khỏe mạnh và hấp dẫn. Em chỉ nghe nói đến chứng lãnh cảm ở phụ nữ, không lẽ đàn ông cũng bị “đơ” sao bác sĩ.
Dân gian có câu “Trai 30 tuổi đang xoan (xuân)”, chứng tỏ ở độ tuổi này, nam giới đang ở thời kỳ phong độ về sức khỏe.
Một người đàn ông mới lập gia đình, nếu không có nhu cầu gần gũi vợ ít nhất một tuần/lần thì hoặc là anh ấy có vấn đề về nam khoa, hoặc là gặp áp lực về tâm lý, hoặc trục trặc về giới tính. Cả ba trường hợp đều cần có sự trao đổi và đồng thuận giữa vợ chồng trong việc chữa trị căn bệnh… tắt lửa lòng này.
Trường hợp thứ nhất, người chồng cảm thấy mặc cảm và thường tự tìm cách chữa trị một mình, giấu kín ngay cả với vợ vì sợ mất thể diện đàn ông.
Những bệnh thường gặp là: chít hẹp bao quy đầu gây cản trở và đau trong những lần quan hệ tình dục đầu tiên, rối loạn cương dương, không hứng thú… Là vợ, em cần tế nhị chia sẻ và khuyên chồng mình tìm đến bác sĩ nam khoa.
Video đang HOT
Trường hợp thứ nhì, có thể anh ấy bị lo âu căng thẳng kéo dài trong công việc, có mối quan hệ ngoài luồng, gặp khó khăn trong quan hệ với gia đình lớn hoặc phải làm trọng tài bất đắc dĩ trong cuộc đấu giữa mẹ chồng và nàng dâu, hoặc bị vỡ mộng sau hôn nhân…
Trường hợp cuối, anh ta đang đi vào “ thế giới thứ ba” hoặc đã là người đồng tính trước khi kết hôn nhưng do gia đình thúc ép, hoặc muốn che giấu dư luận, vẫn cố gắng cưới vợ, cố gắng quan hệ để có con nhưng năm thì mười họa mới chăn gối với vợ. Lúc này, không phải chàng có người đàn bà khác mà vì có người đàn ông khác nên lơ là với vợ.
Em hãy kiên nhẫn chu toàn mọi bổn phận để chồng hài lòng. Nếu còn tin, còn yêu, còn muốn xây đắp hạnh phúc, phải âm thầm tế nhị theo sát chồng, khi anh ngồi vi tính, nên tình cờ ghé qua săn sóc để biết anh đang xem gì, làm gì.
Nếu lúc đó anh vội thay đổi hoặc tắt màn hình, phải chăng anh làm chuyện không trong sáng? Khi anh điện thoại, nên để ý anh nói với ai, thái độ thế nào. Nếu thấy anh khó chịu hoặc đi chỗ khác, chứng tỏ anh đang có những cuộc gọi mập mờ.
Nên để ý lịch làm việc của chồng, giờ nghỉ, các buổi bận làm thêm, chuyến công tác đột xuất. Nếu tất cả những điều ấy cho thấy có gì không minh bạch, cách tốt nhất là trao đổi nhẹ nhàng, thẳng thắn với chồng.
Theo VNE
'Công khai giới tính' - Một cách gọi không chính xác
Rất nhiều người chỉ gọi đơn giản là "giới tính" để nói về chuyện mình là người đồng tính. Mặc dù đây là một thói quen thường thấy nhưng lại là một cách gọi không chính xác.
Thật ra, khi nói về một người, chúng ta phải nói cả về "giới tính", "giới" và "tính dục"
1. GIỚI TÍNH (sex): Gọi đầy đủ là GIỚI TÍNH SINH HỌC
Giới tính dùng để nói về mặt cấu tạo sinh học của một con người là chính. Bao gồm cả bộ phận sinh dục ngoài (dương vật, âm vật...) và bộ phận sinh dục trong (nhiễm sắc thể, hooc-môn, buồng trứng, tử cung...).
Từ đây, chúng ta có người có giới tính nam (male), giới tính nữ (female) hay người liên giới tính (intersex - không điển hình là nam hay nữ).
2. GIỚI (gender): Gọi đầy đủ là GIỚI XÃ HỘI
Hình thành cùng giai đoạn phát triển của mỗi cá nhân.
Được cơ bản cấu thành bởi 3 góc nhìn: Giới tính sinh học, Mong đợi xã hội (văn hóa, truyền thống), Bản dạng giới (cảm nhận của mỗi cá nhân về giới tính của mình). Theo cách tiếp cận về quyền con người, chúng tôi nhấn mạnh về khía cạnh bản dạng giới khi xét về giới xã hội của một người.
Từ đây, chúng ta có người không chuyển giới (cisgender), người xuyên giới/chuyển giới (transgender).
Trong GIỚI sẽ bao gồm cả thể hiện giới, vai trò giới. Ví dụ như chồng, vợ, uke, seme, butch, femme, nữ tính, nam tính, unisex, tomboy... (rất nhiều từ ngữ chỉ vai trò khác...)
3. TÍNH DỤC (sexuality): Hiểu một cách đơn giản nó là TÌNH DỤC (sex) TÌNH YÊU (love) của một người
Tính dục được hình thành theo giai đoạn phát triển của một người, nhấn mạnh vào mối quan hệ yêu đương của họ. Thông thường, một người sẽ xác định được tính dục của mình ở giai đoạn dậy thì, khi bắt đầu có những cảm xúc yêu đương hướng đến một người khác.
Từ đây, chúng ta có những khái niệm như dị tính (heterosexual), đồng tính(homosexual), song tính (bisexual). Hay có thể là vô tính (asexual), ...
Kết: Cả 3 khái niệm này đều giao với nhau: từ GIỚI TÍNH phát triển thành GIỚI và TÍNH DỤC. Dù vậy, lâu nay, chúng ta chỉ dùng 1 từ tiếng Việt là GIỚI TÍNH để chỉ cho tất cả điều này. Tuy nhiên, nếu để khám phá sâu hơn, thì đây sẽ là một nguồn thông tin thú vị dành cho bạn để nhìn rõ hơn "mình" và "những người xung quanh" - nhìn rộng hơn những thông tin giới tính có trên giấy khai sinh.
Lưu ý: Có một số từ ngữ hiện tại đang có nhiều cách dịch sang tiếng Việt khác nhau, điều quan trọng là chúng ta hiểu nội dung của những khái niệm này. Ví dụ: Cùng là khái niệm BẢN DẠNG GIỚI (gender identity) sẽ có những cách dịch khác như NHÂN DẠNG GIỚI, BẢN SẮC GIỚI...
Theo VNE
Chồng gầy quá có yếu "chuyện ấy"? Chồng chưa cưới của tôi khá gầy ốm. Có nhiều "ý kiến" nhắc khéo tôi về chuyện ốm sẽ "yếu". Dù coi như chuyện ngoài tai nhưng tôi cũng có chút lấn cấn.... Ảnh minh họa Xin nói ngay không có "quy đổi" tuyệt đối nào giữa hình thể và khả năng tình dục. Hơn nữa, nó còn là bài toán phức với...