Lẩu Thái chua cay – sự pha trộn hương vị đầy tinh tế của ẩm thực xứ chùa Vàng
Món lẩu nổi tiếng của Thái Lan khiến thực khách ấn tượng bởi hương vị chua, cay hài hòa, khi kết hợp với hải sản và rau củ lại càng hấp dẫn hơn nữa.
Nhắc đến ẩm thực Thái Lan, không ít người sẽ mặc định nhớ đến vị cay. Quả thật, không ít món ăn của xứ chùa Vàng lấy vị cay làm chủ đạo. Tuy nhiên, món lẩu Thái lại là sự pha trộn hương vị đầy tinh tế, có cay, có chua nhưng rất hài hòa, hợp vị.
Lẩu Thái đặc trưng ở hương vị chua cay. (Ảnh minh họa)
Sự tinh tế ấy xuất phát từ khâu chuẩn bị nguyên liệu và chế biến đầy tỉ mỉ của người đầu bếp. Món lẩu Thái thơm ngon, hấp dẫn khi hội tụ đủ được những thành phần sau: nước hầm xương đậm đà; ớt tươi cay xé lưỡi; gừng, sả, lá chanh thơm nức; cà chua và nước cốt me chua nhè nhẹ; vị ngọt từ hải sản và rau củ tiết ra trong quá trình nhúng lẩu,… Tất cả đều mang hương vị đặc trưng cho đặc sản của Thái Lan.
Lẩu Thái có hương vị hài hòa, tinh tế. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, lẩu Thái đã là món ăn được yêu thích trên toàn thế giới, đặc biệt là những quốc gia Đông Nam Á. Riêng ở Việt Nam, lẩu Thái xuất hiện mọi nơi, từ quán nhậu vỉa hè đến các nhà hàng sang trọng. Món ăn này thu hút thực khách ở nhiều lứa tuổi và phù hợp cho nhiều dịp họp mặt gia đình hay bạn bè.
Sự hòa quyện của các nguyên liệu giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. (Ảnh minh họa)
Tùy vào khẩu vị, thực khách có thể ăn kèm với bún tươi, mì tươi hay mì gói. Topping thậm chí còn đa dạng hơn, từ hải sản, thịt bò đến các loại viên thả lẩu như cá viên, tôm viên,… Lẩu Thái ngon hơn khi ăn cùng với các loại rau và nấm. Cũng chính sự góp mặt của những nguyên liệu này mà giúp cho nồi lẩu Thái hài hòa, đặc sắc hơn.
Màu sắc hấp dẫn cũng là thế mạnh của lẩu Thái. (Ảnh minh họa)
Lẩu Thái du nhập vào nhiều nước thì có thể được biến tấu cho hợp với khẩu vị của đất nước đó. Nhưng chung quy lại, món ăn này vẫn giữ được “hồn cốt” là vị chua cay đặc trưng.
Video đang HOT
Bật mí công thức nấu lẩu Thái chua cay cực ngon
Với thời tiết mưa lạnh ngày đông như này mà ngồi nhâm nhi nồi lẩu Thái chua cay thì còn gì xuất sắc hơn. Lẩu thái là một món ngon mang hương vị đặc trưng, không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi vị nước lẩu chua chua cay cay, với hương thơm của riềng, sả nhúng kèm với các loại rau và hải sản tươi sống.
Sự kết hợp hài hòa giữa hải sản tươi sống và rau củ quả đã làm lên hương vị đặc trưng của lẩu Thái.
Giá trị dinh dưỡng của món lẩu Thái
Lẩu Thái là một món ăn khá được ưa chuộng. Các món thịt ăn kèm lẩu Thái như tôm, mực, ngao, thịt bò... đều là những món ăn giàu chất dinh dưỡng.
Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và canxi, khoáng chất như vitamin E, kali, kẽm, phốt pho, đồng... rất tốt cho thận và cũng tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em. Mực chứa nhiều protid, chất béo, các loại axit amin, đường tốt cho tim mạch, bổ huyết.
Rau ăn kèm với lẩu cũng khá đa dạng, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Rau tươi cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt. Rau chuối giúp chữa bệnh đa dạ dày, tiêu chảy.
Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay
Phần nguyên liệu dưới đây dành cho 5-6 người ăn. Bạn có thể gia giảm từng loại nguyên liệu phù hợp với sở thích của bạn và người dùng khác.
1kg mực tươi.700 gram tôm tươi.500gram ngao.400gram thịt bò.1 túi chả cá viên loại nhỏ.Xương ống, sườn sụn, đậu trắng.Các loại nấm tuỳ thích: nấm hải sản, nấm kim châm, nấm thuỷ tiên...Rau ăn kèm: rau muống, rau mùng tơi, hoa chuối, rau cải thảo... tuỳ thích6 cây xả, 10 lá chanh, nửa củ giềng, 1 củ hành tây, 4 quả cà chua, 2-3 quả me to.Sa tế, ngô ngọtHành tím, tỏi, ớt, rau thơmHạt nêm, gia vị lẩu Thái, đườngMì tôm, bún
Dụng cụ để làm món lẩu Thái chua cay
Bếp điện từ hoặc bếp hồng ngoại, bếp ga mini, bếp cồn.... (Bạn có thể mua tại đây)Nồi áp suất, nồi thường... (Bạn có thể mua tại đây)
Cách làm lẩu Thái chua cay cực ngon ngay tại nhà
Bước 1: Sơ chế các loại hải sản, thịt nhúng lẩu
Mực tươi: Tách riêng phần râu mực và thân. Bạn bóc túi mực trong ruột mực ra, rút xương sống, sau đó đem rửa sạch. Khía mực thành các đường sọc chéo cho đẹp mắt, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn.
Ngao: Ngâm với nước muối pha loãng hoặc nước gạo. Cắt thêm lát ớt tươi thả vào nước ngâm. Như vậy ngao sẽ nhả hết cát và chất bẩn bên trong. Sau đó rửa lại thật sạch với nước. Nhớ đánh kỹ phần vỏ ngao cho sạch chất bẩn.
Tôm: Rửa sạch, cắt bỏ đầu tôm cho gọn gàng, hoặc bạn có thể bóc luôn vỏ tôm để lát dùng cho tiện.
Thịt bò: Rửa sạch, sau đó thái lát mỏng, khi ăn thịt sẽ nhanh chín và không bị dai. Miếng thịt càng mỏng thì sẽ càng thấm gia vị, đậm đà hơn. Ướp thịt bò với một ít gừng, tỏi, dầu ăn, hạt nêm, dầu hào.
Các loại hải sản nhúng lẩu đều phải tươi, ngon. Như vậy nồi lẩu Thái của bạn mới chuẩn hương vị.
Sườn sụn: rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với một chút hạt nêm, hành khô, dầu hào.
Đậu trắng : thái miếng vừa ăn, bày ra đĩa cùng với cá viên. Bạn có thể rán đậu lên nếu thích ăn đậu rán nhúng lẩu.
Sau khi sơ chế xong, bạn bày hết đồ ăn sống ra đĩa cho đẹp mắt.
Bước 2: Sơ chế các loại rau ăn lẩu
Nấm rơm: Bạn rửa sạch, khía hình ngôi sao. Các loại nấm khác bạn cắt chân và rửa sạch.
Ngô ngọt: thái khúc.
Rau muống: nhặt bỏ hết lá già, lá sâu, lấy phần ngọn non. Rồi đem rửa sạch, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút.
Bắp chuối: thái mỏng. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng kèm theo một chút giấm.
Rau cải nhặt bỏ phần lá già và phần rễ. Đem thái thành khúc ngắn và rửa sạch.
Các loại rau ăn kèm lẩu cũng cần phải lựa chọn rau tươi, hợp với nhúng lẩu.
Bước 3: Nấu nước lẩu Thái chua cay
Cho xương heo vào trần với nước sôi trong 5 phút cho xương nhả hết chất bẩn. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi hầm với vài củ hành tím. Hầm xương trong nồi thường hoặc nồi áp suất với khoảng 2 lít nước và một chút muối hột trong vòng 2 tiếng. Khi nước hầm xương sôi, bạn thái nhỏ 1 củ hành tây cho thêm vào để nước dùng ngọt hơn. Đun với lửa nhỏ để nước dùng ngọt xương, thỉnh thoảng nên hớt bọt trong nồi ra. Nên cho xương vào hầm với nước lạnh, nước dùng sẽ trong và giữ được độ ngọt.
Nước dùng của lẩu Thái được làm từ nước hầm xương heo sẽ đem lại vị ngọt thanh.
Hành tím, tỏi đập rập.Lá chanh vò nát, sả đập dập cắt khúc. Cà chua bổ múi cauGiềng rửa sạch, cắt lát. Cho tiếp xả, lá chanh, giềng vào xào thơm.Me chua cho vào nước sôi, ngâm mềm, chắt lấy nước cốt, bỏ lại hạt.
Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp đun nóng dầu ăn. Phi thơm hành và tỏi. Rồi bắt đầu cho cà chua và giềng vào đảo. Tiếp theo cho sả đập dập, sa tế, lá chanh, ngũ vị hương, dầu điều vào.
Cho hỗn hợp hành, tỏi, cùng cà chua đã xào vào nồi nước dùng. Đun sôi nước dùng lên lần nữa. Sau đó vớt lá chanh, xả, giềng ra. Tiếp theo cho nước cốt me và ngô vào nước lẩu. Thái rau thơm cho vào nước dùng. Nêm nếm gia vị và sa tế cho vừa ăn.
Nước lẩu Thái thành phẩm có mùi vị đậm đà, hương thơm đặc trưng và màu sắc hấp dẫn
Yêu cầu thành phẩm
Nồi nước lẩu Thái chua cay sẽ có màu đỏ của sa tế và cà chua, màu xanh của rau thơm. Màu sắc của nước lẩu cũng phải bắt mắt để kích thích khẩu vị của người dùng. Nước dùng có vị ngọt của xương và hành tây, vị chua chua cay cay của me và sa tế. Hương vị đặc trưng của lẩu Thái được tạo nên từ mùi thơm của giềng, sả, lá chanh. Hải sản, thịt bò và rau ăn kèm đều còn tươi.
Cách trang trí và thưởng thức món lẩu Thái chua cay
Đồ nhúng lẩu bạn sắp xếp ra đĩa, bày cho đẹp mắt. Đun sôi nước dùng và cho đồ ăn vào. Chờ rau và hải sản chín rồi thưởng thức thôi.
Nồi lẩu Thái thơm ngon hấp dẫn, ăn kèm với các món ăn giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho nhâm nhi ngày lạnh cuối tuần.
Những lưu ý khi làm món lẩu Thái
Bạn có thể thêm chấm kèm nước chấm tự pha. Nước chấm pha rất đơn giản. Bạn cho một thìa bột canh, trộn với 1/2 thìa nước lẩu. Vắt thêm chanh và cho vài lát ớt vào. Trộn đều là bạn đã có một đĩa gia vị chấm kèm lẩu rồi.Bạn nên cho ngô ngọt vào ngay từ đầu để nước dùng ngọt và thơm hơn.Trứng vịt lộn cũng có thể ăn kèm với lẩu Thái, làm nước dùng trở nên ngọt hơn. Lẩu thái ngon nhất là dùng khi còn nóng. Trong quá trình thưởng thức, bạn có thể thay đổi nhiệt độ thích hợp để nồi lẩu luôn trong trạng thái nóng. Nhớ thêm nước dùng khi cạn nước lẩu.Bạn có thể linh hoạt trong việc thay đổi các món rau và hải sản nhúng lẩu tuỳ theo khẩu vị, sở thích của bạn.Nếu thích ăn cay bạn có thể thêm sa tế và ớt vào. Nếu không ăn được cay bạn không cần cho sa tế và ớt vào nước dùng.Bạn nên hầm xương trong khoảng thời gian ít nhất 1,5 tiếng, để nước dùng được ngon ngọt, đậm đà. Hầm xương trong thời gian càng lâu thì xương càng nhừ và nước dùng càng ngọt hơn.
Như vậy, Meohaycuocsong.com đã hướng dẫn bạn cách thực hiện món Lẩu Thái chua cay vô cũng hấp dẫn mà cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản. Chúc bạn thành công với c ông thức nấu món lẩu Thái chua cay cực ngon tại nhà này!
Cách nấu lẩu thái chua cay ngon như ngoài hàng Vị ngọt từ xương cùng các loại hải sản rất hợp với vị cay nồng của sả, ớt và vị chua khiến món lẩu thái chua cay tuy nhiều chất đạm mà không khiến bạn đầy bụng, ăn tuy no mà không ngán sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn vào những ngày tiết trời se lạnh như...