Lẩu riêu cua bắp bò Món ngon trứ danh Hà Thành
Lẩu riêu cua bắp bò là sự kết hợp tuyệt vời từ 2 nguyên liệu chính là cua và thịt bò cùng với các loại gia vị, nước dùng, rau phù hợp để tạo nên một món ăn có hương vị đặc biệt ngon và lôi cuốn.
Lẩu riêu cua bắp bò
Lẩu riêu cua bắp bò có thể dùng làm món chủ đạo kết hợp với các món ăn khác hoặc là món duy nhất trong một buổi tiệc sum họp, quây quần được nhiều người ưa thích. Lẩu riêu cua có ưu điểm là Ngon – Bổ – Rẻ dành cho nhóm hoặc gia đình đông người, công ty đông người ăn liên hoan, sinh nhật, hội họp trong dịp nào đó thì còn gì tuyệt vời hơn.
Cua Đồng là một trong những món ăn dân dã của người dân Việt Nam. Cua đồng thường sinh sống ở các vùng nước ngọt, đồng bằng, trung du, miền núi. Là động vật sống ở tầng đáy nên ưa nước sạch, đào hang, thích nghi với bùn sét, bùn cát. Cua thường sinh sôi và phát triển thuận lợi vào mùa xuân, hè, thu. Độ pH thích hợp từ 5,6-8. Nhiệt độ từ 10 – 31 độ C là tốt nhất.
Lẩu riêu cua bắp bò – Món ngon trứ danh Hà Thành
Cua đồng thường sống ở các hang, lỗ tại bờ ruộng, mương máng, kênh rạch. Chúng thường bò ra ngoài kiếm ăn sau đó bò vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, có hai càng một to một bé. Hai gọng của cua đồng có màu vàng cháy, thân có màu nâu vàng.
Thịt cua đồng ngọt, ít độc hay sinh phong. Có vị mặn, mùi tanh, tính hàn. Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, sodium, purines.
Lẩu riêu cua đồng được cho là bắt nguồn từ món bún riêu cua đồng truyền thống, đây là món ẩm thực dân dã nhưng chất lượng thượng hạng được nhiều người ưa thích.
Dinh dưỡng từ lẩu riêu cua
Lẩu riêu cua bắp bò ngon hấp dẫn với vị ngọt thanh của cua đồng tự nhiên và thịt bò/ sườn sụn, đậu rán,… Đặc biệt nguyên liệu chính tạo lên món ăn ngon này là cua đồng. Từ xa xưa, cua đồng đã trở thành món ăn chính, dân dã trên mâm cơm của người dân Việt Nam. Với nhiều thành phần dinh dưỡng:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cua đồng chứa lượng lớn vitamin, muối khoáng, canxi, vitamin B1, vitamin B2, phot pho,… Đặc biệt, thịt cua đồng có chứa nhiều chất đạm tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu cua bắp bò – Món ngon trứ danh Hà Thành
Trong Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi vị tanh đặc trưng. Có tính hàn, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương, dùng trị nhiệt tà, bạt độc,…
Trong y học hiện đại chứng minh, trong thịt cua đồng có chứa 8/10 các axit amin cần thiết cho cơ thể bao gồm: lysine, methionine, valine, leucine, isoleucine, phenylalanine, threonine và tryptophan. Ngoài ra, ăn cua đồng còn có công dụng trong việc chữa sưng tấy, trị chứng phù tim, giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa, chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ,…
Lẩu riêu cua bắp bò bao nhiêu calo?
Thật khó có câu trả lời chính xác, bởi lẩu riêu cua là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Thường trong nồi lẩu riêu cua sẽ có: cua đồng, sườn sụn, bắp bò, đậu phụ, cà chua,… Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng ước lượng hàm lượng dinh dưỡng cho định lượng 100g lẩu riêu cua bắp bò như sau:
Cua đồng: 89 calo
Sườn sụn: 277 calo
Bắp bò: 224 calo
Đậu phụ: 95 calo
Cà chua: 22 calo
Rau muống: 30 calo
Lẩu riêu cua bắp bò – Món ngon trứ danh Hà Thành
Như vậy, tính ước chừng một lẩu riêu cua bắp bò sẽ có khoảng 1200 – 1500 calo/bữa lẩu. Nhưng đây không phải là một con số chính xác bởi tùy vào các cách ăn khác nhau sẽ cho ra lượng calo khác nhau. Từ đó hàm lượng calo sẽ thay đổi và chênh lệch đáng kể. Ví dụ như bạn ăn lẩu riêu cua với nhiều rau, nấm, ít thịt cá thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc bạn ăn nhiều thịt cá và không ăn rau.
Cách chọn bắp bò ngon
Một điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là chọn thịt bắp bò. Nên mua thịt bò vào buổi sáng mới tươi ngon. Mua được thịt bò vừa mổ và bán ngay thì càng tốt.
Video đang HOT
Ở Hà Nội có nhiều nơi bán thịt bò kém chất lượng bạn nên tìm chỗ mua tin cậy nhé. Không thì vào siêu thị mua thịt bắp bò cho an toàn. Nên chọn loại bắp rùa – là phần ngon nhất của con bò. Phần bắp rùa rất nhỏ, nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau. Còn bắp hoa to hơn bắp rùa một chút và nằm ở phía chân trước của con bò nhé.
Bắp rùa khi ăn sẽ mềm thịt hơn bắp hoa và giá thì cũng mắc hơn bắp hoa nên tùy nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp. Tuy nhiên, nhiều gia đình có trẻ nhỏ lại thích chọn thịt bò thăn nhúng lẩu thay cho bắp bò vừa đắt lại được ít. Bạn có thể cân nhắc nếu nhà đông người thì chọn loại thịt bò bình thường.
Lẩu riêu cua bắp bò – Món ngon trứ danh Hà Thành
Rau nhúng lẩu riêu cua bắp bò
Tùy từng vùng miền sẽ lựa chọn loại rau nhúng lẩu riêu cua khác nhau. Ai ăn rau gì sẽ sử dụng loại rau đó nhúng lẩu riêu cua. Tuy nhiên, tại các quán lẩu riêu thì sử dụng rau muống, cải thảo là nhiều nhất. Đặc biệt, lẩu riêu hợp với rau muống, hoa chuối, rau muốn chẻ nhỏ ngâm nước muối,… Bạn nên ưu tiên loại rau phù hợp nhúng lẩu riêu. Có thể chọn loại rau mình thích nhúng lẩu, nhưng cũng cần xem mọi người trong nhà có hợp ăn rau này không nhé. Tránh nhúng rau đắng/cải đắng,… gây mất vị nồi lẩu riêu.
Lẩu riêu cua bắp bò – Món ngon trứ danh Hà Thành
Hướng dẫn cách nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn ngon tại nhà
So với các món lẩu thông thường, cách nấu lẩu riêu cua bắp bò có phần cầu kì hơn nhưng cũng không quá khó, 8 bước làm sau đây sẽ giúp bạn thực hiện cách làm món lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn ngon chuẩn vị nhất! Bạn có thể nấu món này đãi cả nhà vào dịp cuối tuần.
Nếu là một người thích ăn lẩu, chắc chắn bạn không thể bỏ qua lẩu riêu cua bắp bò. Lẩu riêu cua bắp bò là một món ăn ngon mang hương vị đặc trưng, không thể lẫn với bất kì món ăn nào khác. Lẩu riêu cua bắp bò không chỉ bắt mắt về hình thức, hấp dẫn về hương vị mà còn rất bổ dưỡng vì kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đặc biệt là cua đồng, bắp bò, sườn sụn, đậu hũ và các loại rau, nấm...
Lẩu riêu cua bắp bò có hương vị rất đặc biệt, đã ăn là sẽ bị "nghiện" đấy nhé!
Nếu đã từng thưởng thức lẩu riêu cua bắp bò, ít ai lại có thể quên được hương vị thơm ngon của món ăn này. Nồi lẩu sôi sùng sục với nước dùng đậm đà, có vị chua thanh nhè nhẹ của giấm và vị ngọt ngào, béo ngậy của riêu cua, ăn kèm với thịt bò nhúng, sườn nhúng và rau xanh tươi ngọt rất hấp dẫn, càng ăn càng bị lôi cuốn, sức hấp dẫn không thể chối từ. Nếu khảo sát 10 người từng ăn lẩu riêu cua bắp bò, chắc chắn sẽ có 9 - 10 người yêu thích món lẩu này và muốn ăn lại những lần sau.
Lẩu riêu cua bắp bò phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người
Nguyên liệu
Cua đồng: 500g
Bắp bò: 500g
Sườn sụn: 500g
Đậu hũ: 5 miếng
Cà chua: 4 trái
Mẻ, giấm bỗng hoặc me chua, quả dọc ( tùy khẩu vị bạn có thể chuẩn bị gia vị tạo vị chua cho phù hợp
Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ
Các loại rau sống: hoa chuối thái sợi (nhiều hơn các nguyên liệu khác), rau muống chẻ, xà lách, mùi
Hành lá: 1 bó nhỏ
Bún tươi: 1 kg
Hành khô: 2 củ
Các gia vị thường dùng: nước mắm, muối, bột ngọt...
Các loại rau sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo, khi ăn trình bày ra đĩa. Riêng phần hoa chuối nhiều hơn thì cho ra đĩa riêng.
Các loại rau ăn lẩu rất đa dạng
Lẩu riêu cua bắp bò thường ăn kèm với hoa chuối nhiều nhất
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, cắt khúc dài để nhúng lẩu.
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau nhỏ để nấu nước dùng.
Rán đậu phụ
Đậu phụ trắng mua về cắt miếng nhỏ vừa ăn, sau đó cho vào chảo rán vàng các mặt rồi vớt ra để ráo dầu.
Rán đậu phụ để khi nhúng ăn ngon hơn và không bị nát
Sơ chế và chế biến bắp bò
Bắp bò đem rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo. Bạn thái bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn, càng mỏng thì khi nhúng thịt càng nhanh chín và thơm, mềm. Thái xong thì trình bày vào đĩa cho đẹp mắt.
Bạn có thể trang trí bắp bò và các nguyên liệu nhúng theo sở thích của mình
Sơ chế và chế biến sườn sụn
Băm nhỏ 1 củ hành khô.
Sườn sụn rửa sạch với nước (có thể rửa nước muối hoặc chần qua nước sôi). Bạn chặt sườn thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp sườn với chút hành khô băm nhỏ, nước mắm và gia vị, cho vào nồi xào sơ rồi đổ nước vào, nấu bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
lượng sườn còn lại bạn bày ra đĩa để nhúng trực tiếp khi ăn. Phần sườn này có thể ướp gia vị trước hoặc giữ nguyên như vậy.
Sườn sụn có thể nấu trước hoặc nhúng trực tiếp đều được
Sơ chế và chế biến cua đồng
Bạn cho cua vào một cái nồi nhỏ, rắc vài muỗng muối vào, đậy vung lại rồi xóc đều tay để cua ra hết chất bẩn, sau đó rửa lại với nước nhiều lần cho sạch. Tiếp đó, bạn bóc bỏ phần mai, dùng tăm lấy hết gạch cua ra chén, để riêng.
Khều gạch cua để riêng ra chén
Phần thịt cua cho vào cối giã nguyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố, sau đó cho thêm nước vào rồi lọc lấy nước cua. Lượng nước cua tương đương khoảng 1,5 lít là vừa. Lưu ý, khi giã hoặc xay cua thì cho vào chút muối để nước cua đậm đà.
Lọc lấy nước cua để nấu nước dùng
Lúc này, bạn nêm muỗng mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua rồi bắc lên nấu, vừa nấu vừa khuấy đều cho đến khi nước sôi và riêu cua nổi lên trên. Hạ lửa nhỏ, dùng muôi gạn hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thành mảng rồi tắt bếp. Bạn vớt riêu cua ra chén, khi ăn thả dần vào nồi nước lẩu để riêu không bị vỡ, nát.
Khi chín riêu cua sẽ nổi lên trên và tạo thành mảng
Xào chín gạch cua
Băm nhỏ củ hành khô còn lại. Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, đợi dầu nóng thì phi thơm hành khô rồi trút gạch cua vào xào, nêm thêm chút nước mắm cho đậm đà rồi trút ra chén.
Xào chín gạch cua để tạo màu cho nồi nước lẩu
Cũng chảo đó, bạn cho cà chua thái múi cau vào xào chín, không nên xào chín quá hoặc làm nát cà chua.
Nấu nước dùng lẩu
Mẻ đã ngấu bạn lọc lấy chút nước vào chén con (có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế). Lượng mẻ bạn tự căn chỉnh cho phù hợp với khẩu vị.
Bạn chuẩn bị nồi lẩu, đổ nước dùng cua và nước ninh sườn vào nồi, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua xào chín. Cho nước mẻ vào, nêm thêm chút giấm bỗng, khuấy đều rồi đun sôi, sau đó nêm gia vị vừa ăn rồi thả riêu cua vào, rưới tiếp gạch cua lên riêu để tạo màu đẹp mắt.
Cà chua và gạch cua có tác dụng tạo màu cho nước lẩu
Thành phẩm và thưởng thức
Bày rau, thịt bò, sườn sụn, đậu hũ, bún tươi xung quanh nồi lẩu.
Chuẩn bị thêm một chén nước mắm ăn kèm.
Khi ăn, bạn cho chút hành lá, đầu hành trắng, vài lát đậu hũ và nhúm hoa chuối vào trước để nồi lẩu thêm sinh động, sau đó nhúng thịt bò, sườn và các nguyên liệu khác rồi thưởng thức.
Vậy là chúng ta đã có lẩu riêu cua bắp bò để thưởng thức
Lẩu riêu cua bắp bò sẽ rất thích hợp với những bữa ăn đông người, vì vậy bạn có thể chế biến vào cuối tuần hoặc những dịp lễ, tết. Ngoài ra, đây cũng được xem là món ăn ngon có thể đãi khách trong những dịp quan trọng.
Yêu cầu thành phẩm
Lẩu riêu cua bắp bò đạt yêu cầu phải đảm bảo cả 2 yếu tố: hình thức và hương vị. Về hình thức, nồi nước lẩu và các nguyên liệu được trình bày đẹp mắt, màu sắc hài hòa, thu hút.Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước lẩu, đó là vị ngọt của nước dùng cua và mắm tôm thơm lừng, hòa quyện cùng chút chua thanh nhè nhẹ của giấm bỗng. Thịt bò thơm mềm, sườn sụn giòn sần sật, đậu hũ thơm bùi, rau xanh tươi mát... tất cả tạo nên một món "thập cẩm" đặc biệt, rất ngon và lôi cuốn.Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Mẹo chọn cua ngon:
Để sở hữu một nồi lẩu riêu cua ngon hảo hạng thì nhất định bạn phải mua cua đồng. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua cua vào tất cả các thời điểm trong năm, thế nhưng bạn có biết cua đồng sau mùa gặt mới là cua ngon nhất (tầm tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 10)? Khi mua, bạn không nên chọn cua quá to, mua cua cái kích thước vừa là được. Lật ngửa con cua lên, nếu thấy yếm to thì đó là cua cái và ngược lại. Cua cái bao giờ cũng béo và nhiều gạch hơn cua đực, khi nấu nhiều thịt và thơm ngon hơn.
Để nấu lẩu cua thì nhất định phải dùng cua đồng nấu mới ngon
Mẹo chọn bắp bò nhúng lẩu
Bắp bò có nhiều loại khác nhau, được chia thành 3 loại là: bắp rùa, bắp hoa và bắp chân trước, trong đó bắp rùa là phần ngon nhất của con bò.
Bắp bò được chia thành 3 loại khác nhau
Bắp rùa là phần thịt nhỏ nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau; bắp hoa to hơn bắp rùa một chút và nằm ở phía chân trước của con bò. Bắp rùa ăn sẽ mềm hơn bắp hoa, giá thành cũng khác nhau, còn bắp chân trước thì hầu như ai cũng biết rồi. Mặc dù Thucthan.com gợi ý nên mua bắp rùa nhưng tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn loại phù hợp.
Mẹo chọn sườn sụn nhúng lẩu
Khi mua sườn, bạn chọn phần sườn chỉ có sụn và thịt, không mua phần sụn xương. Sườn muốn ngon thì phải tươi, màu hồng nhạt, ấn tay vào thấy thịt đàn hồi, khô ráo và không có mùi hôi khó chịu.
Lưu ý khi chuẩn bị rau sống ăn kèm
Bạn có thể thêm bớt các loại rau tùy sở thích. Lẩu riêu cua bắp bò rất thích hợp để dùng với hoa chuối thái sợi, vì vậy hãy chuẩn bị nguyên liệu này nhiều một chút nhé!
Lưu ý khi dùng mắm tôm nấu lẩu
Khi nấu lẩu riêu cua bắp bò, bạn nên cho thêm mắm tôm vì mắm tôm sẽ làm nên hương vị rất đặc trưng của món lẩu, giúp nước lẩu trở nên đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu nêm sau mắm sẽ tỏa hương thơm đậm (nhiều người không thích mùi hương này).
Nếu không thích ăn mắm tôm, bạn có thể không sử dụng nguyên liệu này.
Cách nấu lẩu riêu cua sụn bò ngon quên lối về Món lẩu riêu cua sườn sụn bắp bò này sẽ là sự kết thúc thật trọn vẹn cho danh sách các món ngon hôm nay. Cùng vào bếp chế biến nhé! Các nguyên liệu chuẩn bị - Cua đồng: 500g - 1kg - Sườn sụn: 500g - Bắp bò: 500g - Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa - Mẻ, dấm bỗng hoặc...