Lầu Năm Góc vượt qua Trump để tiếp tục chương trình F-35?
Sau tuyên bố của tân Tổng thống Donald Trump về F-35, người phụ trách và đơn vị sản xuất đã đưa ra những tín hiệu lạc quan về việc tiếp tục thực hiện dự án này.
Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng, chương trình F-35 đã tiêu tốn số tiền không nhỏ ngân sách dành cho quốc phòng, tuy nhiên nguyên nhân là do những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất và thử nghiệm lần đầu, sau giai đoạn này chương trình F-35 sẽ tiếp tục được thực hiện và chắc chắn giá thành sẽ hạ xuống, còn các sự cố và hỏng hóc sẽ không xuất hiện.
F-35 trong chuyến bay đầu tiên. Ảnh: Lockheed Martin
Những phát biểu khá lạc quan của đại diện Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện chương trình “Máy bay vàng” F-35 có thể dẫn đến những sai lầm trong việc xác định phương hướng tiếp tục phát triển hay dừng dừng sản xuất, người đứng đầu Lầu Năm Góc phụ trách về việc phát triển máy bay F-35, ông Chirstopher Bogdan cho biết.
“Những vấn đề xảy ra đối với chương trình này rất nhiều, nhưng chúng ta đang quá lạc quan về khả năng thành công của nó.
Chính vì những đánh giá sai lầm nên những kế hoạch đặt ra và thực hiện không phù hợp với thực tế dẫn đến càng thực hiện càng nhiều sai sót và càng tốn ngân sách nhưng chúng ta không thể khắc phục được”, cổng thông tin Bloomberg dẫn lời của ông Bogdan.
Cũng theo Bloomberg, mặc dù tân Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích về chương trình tốn kém nhưng không hiệu quả này, nhưng chi phí sản xuất dành cho chương trình máy bay ném bom thế hệ thứ năm F-35 không phải là ngoài tầm kiểm soát.
Theo người đại diện Lầu Năm Góc, họ sẽ tiếp tục thực hiện chương trình và cung cấp ngân sách cho F-35.
“Các nhà bình luận đã không biết hết được những thành công đã đạt được trong dự án này. Mặc dù gặp một số sự cố nhưng đây là điều dễ hiểu, máy bay thế hệ thứ 5 hoàn toàn mới cũng như các loại vũ khí mới khác trong quá trình thử nghiệm gặp vấn đề là tất yếu, quan trọng là chúng tôi khắc phục được những sự cố này.
Video đang HOT
Chương trình này sẽ tiếp tục được thực hiện và sau đó sẽ sản xuất hàng loạt cung cấp cho các đối tác và cuối cùng chúng tôi sẽ hoàn lại ngân sách cho nhà nước”, ông Bogdan nhấn mạnh.
Ông Bogdan cho biết thêm rằng, Lầu Năm Góc đã quyết định thực hiện bay thử nghiệm sang tháng năm 2018 thay vì các kế hoạch trước là tháng 9/2017.
Họ cần thêm thời gian để thử nghiệm và khắc phục tất cả sự cố đã phát sinh và có thể chuyến bay thử nghiệm có thể kết thúc vào tháng 2/2018, trong giai đoạn này có thể chúng tôi sẽ cần thêm khoảng 532 triệu USD.
Trước đó trong quá trình bay thử nghiệm, F-35 đã gặp một số vấn đề liên quan đến sự hoạt động của các hệ thống, bao gồm cả hệ thống vũ khí…và buộc họ phải dừng hoặc thu hồi một số chiếc để bắt tay vào khắc phục và cần thêm thời gian để thử nghiệm.
Trong khi đó, công ty Lockheed Martin cũng đã hứa sẽ làm giảm chi phí của các máy bay chiến đấu xuống khoảng 85 triệu USD một chiếc. Và hiện tại công ty đang tiến hành đàm phán với Lầu Năm Góc về bản hợp đồng cung cấp số lượng máy bay này lớn nhất trong lịch sử.
Trong tháng 11, Lockheed Martin đã nhận được số tiền thanh toán đầu tiên 1,28 tỷ USD. Khi đó giá của 90 chiếc máy bay F-35 sẽ có giá ước khoảng 7,19 tỷ USD.
(Theo Đất Việt)
Bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam: Các quốc gia báo cáo gì lên Liên hợp quốc?
Trong hơn 10 năm qua, Liên hợp quốc đã nhận được báo cáo về tình hình nhập khẩu vũ khí của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Xây dựng sự minh bạch và lòng tin giữa các quốc gia
Theo Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms), sự minh bạch trong việc mua sắm, sản xuất và xuất khẩu vũ khí sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, đồng thời từ đó có thể xác định xu hướng tích trữ vũ khí quá mức hoặc gây mất ổn định, chạy đua vũ trang, giúp phòng ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh.
Vì thế, kể từ khi thành lập năm 1991, Cơ quan này đã tiếp nhận nhiều báo cáo từ hơn 170 quốc gia thành viên. Theo đó, phần lớn các giao dịch vũ khí đã được đăng ký.
Danh mục các nhóm vũ khí trang bị được phân chia rất rõ và các thành viên LHQ đều phải báo cáo tập chung vào những loại vũ khí lớn, có mức độ sát thương và uy lực lớn, bao gồm:
Nhóm 1 - Xe tăng chiến đấu chủ lực; Nhóm 2 - Xe chiến đấu bọc thép; Nhóm 3 - Pháo cỡ lớn; Nhóm 4 - Máy bay chiến đấu; Nhóm 5 - Trực thăng vũ trang; Nhóm 6 - Tàu chiến; Nhóm 7 - Tên lửa và bệ phóng.
Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể báo cáo thêm về việc chuyển giao các loại vũ khí trang bị nhỏ, nhẹ khác phát sinh trong kỳ (năm) báo cáo như súng bộ binh, các vũ khí và trang bị cầm tay khác.
Về cơ bản, đa phần các nước tuân thủ nghiêm yêu cầu báo cáo việc xuất - nhập khẩu vũ khí thường niên của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quốc gia gửi báo cáo không đầy đủ hoặc thậm chí không báo cáo.
Các quốc gia có thể sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để thu thập số liệu vũ khí chuyển giao và hiện vẫn chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là "chuyển giao". Có thể tới đây các cơ quan chuyên trách của LHQ sẽ tiến hành phân định rõ hơn.
Hiện nay số liệu của Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường của LHQ chỉ ghi nhận được báo cáo thường niên của các thành viên của tổ chức này, còn các quốc gia chưa hoặc không là thành viên thì không có nghĩa vụ phải báo cáo.
Tiêm kích Su-27. Ảnh: Đoàn Hoài Trung.
Các quốc gia báo cáo LHQ đã bán vũ khí gì cho Việt Nam?
Trong cơ sở dữ liệu trong báo cáo thường niên của các quốc gia thành viên, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc - UN Register of Conventional Arms đã cập nhật và đăng công khai trên website của mình.
Theo đó, trong vòng hơn 20 năm qua (1992-2015), đã có 6 quốc gia gửi báo cáo lên cơ quan này, liệt kê các loại vũ khí trang bị đã xuất khẩu sang Việt Nam. Cụ thể gồm có: CH Séc, Israel, Rumania, Nga, Slovakia và Ukraine.
Dưới đây là báo cáo cập nhật từ năm 1992 đến năm 2015 về các chủng loại vũ khí và số lượng mà những quốc gia kể trên đã chuyển giao cho Việt Nam được đăng công khai trên trang của Liên hợp quốc (tất cả các vũ khí này đã được truyền thông trong nước đưa tin):
1. Cộng hòa Séc: 5 chiếc tiêm kích bom Su-22UM3 (năm 2005);
2. Israel: 2 xe bọc thép hạng nhẹ RAM (2006);
3. Romania: 4 máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 (2010);
Máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52. ẢNh: QĐND.
4. Nga: 6 máy bay chiến đấu không rõ loại (1995); 2 máy bay chiến đấu không rõ loại (1997); 8 tên lửa và bệ phóng không rõ loại (2000); 4 máy bay chiến đấu và 20 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2004); 16 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2009); 2 máy bay chiến đấu và 32 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2010).
Tiếp đó là 10 máy bay chiến đấu, 2 tàu chiến, 40 tên lửa/bệ phóng đều không rõ loại (2011); 1 tàu chiến và 13 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2012); 4 máy chiến đấu và 2 tàu chiến không rõ loại (2014).
5. Slovakia: 3 xe radar P-18 và P-19 (2014).
6. Ukraine: 14 tên lửa không đối không R-27R1 (1995); 6 tiêm kích huấn luyện MiG-21UM (1996); 4 máy bay huấn luyện phản lực L-39 (2002); 5 tiêm kích bom Su-22 (2006);
(Theo Soha News)
Trung Quốc triển khai trái phép chuyến bay dân dụng ra đảo Phú Lâm Ngày 22/12, Reuters dẫn nguồn hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin Trung Quốc đã ngang nhiên bắt đầu triển khai các chuyến bay thuê bao dân dụng thường nhật ra đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. (Nguồn: wikimapia.org)...