Lầu Năm Góc: Thế giới đang sai lầm khi đánh giá Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc vốn nổi tiếng với những âm mưu khó lường. Những đề xuất kỳ lạ trên giọng điệu hung hăng ít nhiều gây khó dễ đối với nhiều chuyên gia về Trung Quốc trong việc nhận diện chiến lược thực sự của Trung Quốc. Đâu là điều Trung Quốc sắp làm và sẽ làm?
Nhân viên hải quân trên tàu USS Makin Island nhìn về phía tòa nhà ICC tại Hồng Kông vào ngày 20/8/2014. Cố vấn cao cấp của Lầu Năm Góc – ông Michael Pillsbury cho biết, Mỹ cần phải xem lại các phân tích về Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Ông Michael Pillsbury, cố vấn lâu năm của Lầu Năm Góc cho rằng: “Thất bại trong việc nhận ra mối đe dọa hung hăng từ Trung Quốc đã dẫn đến hậu quả to lớn về phòng thủ khi giới quan sát chỉ kịp nhận ra chiến lược của Trung Quốc sau khi sự việc đã xảy ra”.
Ông cho biết thêm: “Cộng đồng người Hoa và các chuyên gia bảo mật cần có cách tiếp cận mới trong các phân tích về Trung Quốc”.
Theo đó, ông Pillsbury và các nhà phân tích tại Viện Hudson đang xây dựng một cách tiếp cận mới trong việc phân tích bản chất các chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ.
“Trung Quốc có khả năng trở thành đối thủ đáng gờm nhất mà chúng ta từng phải đối mặt – vẫn còn quá nhiều bí mật chưa được biết” – Ông Michael Pillsbury, chuyên gia về Trung Quốc nhận định
Phương pháp này được tiến hành theo trình tự, trước hết phải nhìn lại ít nhất từ 30 năm trước, rồi đánh giá tiếp 30 năm tới. Bằng cách này, ông Pillsbury hy vọng Mỹ sẽ có được bức tranh rõ ràng hơn về các chiến lược và động cơ của Trung Quốc, từ đó có thể dự đoán tốt hơn những gì Bắc Kinh sẽ làm.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Pillsbury cho biết, một trong những vấn đề đầu tiên là: “Chúng tôi không quan tâm tới rất nhiều bài viết và phát biểu hung hăng của Trung Quốc”.
Ông lưu ý: “Trên thực tế, Bắc Kinh đã thực hiện hầu hết các chiến lược do các lãnh đạo quân sự nước này đề xuất, tuy những đề xuất ấy có vẻ lạ lùng. Lấy ví dụ, vấn đề này có thể thấy được qua diễn biến gần đây ở Biển Đông”.
Vào tháng 3/2014, khi Trung Quốc tham gia vào việc tìm kiếm máy bay MH370 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines, Đô đốc Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là ông Ngân Châu nói rằng: “Bắc Kinh cần phải xây dựng đường băng, bến cảng và các cảng ở Biển Đông trong trường hợp quân đội Trung Quốc cần nỗ lực tham gia giúp đỡ cứu trợ trong tương lai”.
Hầu hết các chuyên gia phân tích đã bỏ qua phát biểu của ông Châu vào thời điểm đó, nhưng ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng đường băng, bến cảng, bến cảng và các đảo thậm chí đảo nhân tạo ở Biển Đông, thì tin tức về các hoạt động của họ đều có thể được tìm thấy tại hầu hết các hãng tin lớn.
“Vấn đề ở đây là, nhiều chuyên gia chỉ nhận ra chiến lược của Bắc Kinh sau khi nó đã được tiến hành, thậm chí xu hướng ấy đã diễn ra trong nhiều thập kỷ”, ông Pillsbury nhận định.
Ở Trung Quốc, khái niệm về chiến lược quân sự cần phải được hiểu theo nghĩa khác. Ông Pillsbury cho hay, mỗi từ “chiến lược” của Bắc Kinh đều có hàm nghĩa “chiến tranh” trong đó.
Tiếp đó, Tướng Trương Triệu Trung của Trung Quốc đã đề xuất “chiến lược bắp cải” vào tháng 5/2013 để có được vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông. Ông Trương tuyên bố, đầu tiên là đưa các tàu cá vào vùng biển tranh chấp, sau đó là tàu hải giám và tàu chiến.
Video đang HOT
Chỉ vài tháng sau, thế giới mới định hình và nhìn ra chiến lược của ông Trương. Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu trang bị cho các tàu đánh cá với hệ thống định vị vệ tinh cấp độ quân sự. Và bây giờ, các hãng tin lớn nhất đã tràn đầy tin tức về số lượng lớn tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào các vùng tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông dưới chiêu bài phối hợp đánh bắt hải sản.
Hiện nay, “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng đối với các chuyên gia quân sự về Trung Quốc.
“Vấn đề ở đây là, nhiều chuyên gia chỉ nhận ra chiến lược của Bắc Kinh sau khi nó đã được tiến hành, thậm chí xu hướng ấy đã diễn ra trong nhiều thập kỷ”, ông Pillsbury nhận định.
Ở Trung Quốc, khái niệm về chiến lược quân sự cần phải được hiểu theo nghĩa khác. Ông Pillsbury cho hay, mỗi từ “chiến lược” của Bắc Kinh đều có hàm nghĩa “chiến tranh” trong đó. Và trong các lĩnh vực xã hội chưa được nhận ra, sẽ là nơi các chiến lược của quân đội Trung Quốc sử dụng để tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Mỹ.
Trung Quốc đang thách thức Mỹ trong các cuộc tấn công mạng, chiến tranh chính trị và trộm cắp kinh tế.
Tuy nhiên, các lãnh đạo quân sự của chính quyền Trung Quốc thậm chí không hề giấu diếm việc sử dụng chiến tranh bất quy tắc và những mục đích đằng sau các chiến lược này.
Ông Pillsbury cho biết, một trong những tài liệu nổi tiếng nhất về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh bất quy tắc là cuốn sách “Chiến tranh Không giới hạn” (Unrestricted Warfare)được xuất bản năm 1999 bởi hai đại tá, một trong số đó hiện giờ là Thiếu Tướng.
“Tại thời điểm hai đại tá điên rồ này công bố, phần lớn các chuyên gia đã bỏ qua nó”, ông Pillsbury đề cập đến cuốn sách. Nhiều năm sau đó, cuốn sách đã không được dịch sang tiếng Anh và cộng đồng các chuyên gia về Trung Quốc “hầu như không ai đọc nó”.
Gần đây, trong một bài xã luận đăng trên Wall Street Journal, ông Pillsbury viết: “Làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách phương Tây và các học giả liên tục mắc phải các sai lầm về Trung Quốc như vậy?”
“Các chuyên gia trong chính phủ như ông Truman và Eisenhower tin là Trung Quốc sẽ không can dự vào chiến tranh ở Triều Tiên. Hay như Tổng thống Kennedy và Johnson cũng tin Trung Quốc sẽ ở không can thiệp vào Việt Nam”, ông Pillsbury cho hay đồng thời chỉ ra những tính toán sai lầm khác của Mỹ về Trung Quốc, từ sau khi Chiến tranh biên giới Trung-Xô 1969 bất ngờ xảy ra hay tầm nhìn thiển cận đối với cuộc thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989.
Và như bây giờ, ông viết, “Trung Quốc có khả năng trở thành đối thủ đáng gờm nhất mà chúng ta từng phải đối mặt – vẫn còn quá nhiều bí mật chưa được biết”. Ông Pillsbury hy vọng Mỹ sẽ thay đổi được điều này.
Lan Anh (dịch từ The Epoch Times)
Theo NTD
(CĐ 17) Kỳ 24 Lực lượng An ninh Nội địa Trung Quốc
Tiếp tục loạt chuyên đề báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên "Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014", Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc nội dung tiếp theo "Chương 3: MỤC TIÊU VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA PLA" trình bày chi tiết những khả năng quốc phòng mà Quân đội Trung Quốc đang theo đuổi và hướng đến.
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA PLA (tiếp theo)
Các lực lượng an ninh nội địa Trung Quốc chủ yếu bao gồm Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), Bộ Công an (MPS) và PLA. Trong đó, PAP là một tổ chức bán quân sự chịu trách nhiệm chính là giữ gìn an ninh nội địa.
Các lực lượng an ninh nội địa của Trung Quốc chủ yếu bao gồm Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), Bộ Công an (MPS) và PLA. Trong đó, PAP là một tổ chức bán quân sự chịu trách nhiệm chính là giữ gìn an ninh nội địa.
Cơ quan này nằm dướisự chỉ huy kép của CMC và Ủy ban Nhà nước. Mặc dù có nhiều chủng loại đơn vị PAP khác nhau, chẳng hạn như an ninh biên giới và cứu hỏa, nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn là an ninh nội địa.
Các đơn vị PAP được tổ chức thành "các đạo quân" ở từng tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài ra, 14 sư đoàn PLA đã được chuyển giao cho các PAP vào giữa những năm 1990 để tạo thành "các sư đoàn di động" có thể triển khai hoạt động bên ngoài khu vực chịu trách nhiệm. Ngân sách chính thức cho các lực lượng an ninh nội địa của Trung Quốc đã vượt qua ngân sách của PLA.
Nhiệm vụ chính của Bộ Công an là thực thi pháp luật trong nước và "bảo đảm an ninh trật tự xã hội" với nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm chống bạo loạn và chống chủ nghĩa khủng bố. Có khoảng 1,9 triệu sỹ quan cảnh sát MPS trải rộng khắp các phòng công an địa phương trên cả nước.
Nhiệm vụ chính của PLA là gìn giữ các nguyên tắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ví dụ, PLA có thể phục vụ cho các nhiệm vụ ổn định nội địa hay bên ngoài khi cần thiết. PLA có thể cung cấp vận tải, hậu cần và tình báo. Trung Quốc cũng có thể giao nhiệm vụ cho quân đội để hỗ trợ lực lượng công an địa phương trong vai trò gìn giữ an ninh nội bộ, bao gồm bảo vệ cơ sở hạ tầng và duy trì trật tự công cộng.
Lãnh đạo Trung Quốc nhận thức các mối đe dọa đối với an ninh nội bộ quốc gia đến từ các cuộc biểu tình phổ biến liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị. Trung Quốc cũng nhận thấy một thách thức an ninh gia tăng từ các tổ chức phi chính phủ bên ngoài, chẳng hạn như phong trào của những người li khai đòi độc lập Đông Turkestan và sự liên kết giữa các phong trào của những người theo chủ nghĩa dân tộc với phong trào dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Trong năm 2013, Trung Quốc tiếp tục áp dụng mô hình sử dụng các lực lượng an ninh để dập tắt những vụ việc liên quan đến an ninh, từ các quan điểm chống nước ngoài tới các cuộc biểu tình phản đối kinh tế xã hội.
Cảnh sát vũ trang nhân dân (PAP) đang canh gác
Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia diễu binh trên quảng trường
Nhiệm vụ chính của PAP là giữ gìn an ninh nội địa
Một đơn vị PAP đang triển khai chiến dịch truy bắt tội phạm gần khu vực biên giới
Lực lượng PLA tại khu vực Tân Cương
Đảm bảo an ninh ở khu tự trị Tân Cương cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng PAP
Binh lính Trung Quốc đánh đập một nhà sư và phụ nữ Tây Tạng khi họ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ Trung Quốc
Các đơn vị PAP, đặc biệt là các cục an ninh di động, cũng tiếp tục được nâng cấp thiết bị tiên tiến hơn. Trung Quốc đã nhiều lần triển khai các lực lượng an ninh trong năm 2013 để giải quyết những vụ việc bạo lực, cũng như dập tắt các hoạt động chuẩn bị cho các ngày kỷ niệm nhạy cảm, điển hình như kỷ niệm cuộc bạo loạn Duy Ngô Nhĩ ngày 05/07/2009 tại Urumqi.
Trong tháng 04/2013, Trung Quốc đã phái hơn 1.000 cảnh sát bán quân sự đến vùng Tân Cương sau vụ bạo loạn dẫn đến cái chết của 21 người. Sau đó vào tháng 06/2013, ít nhất 1.000 cảnh sát bán quân sự đã đóng cửa phần lớn khu vực Urumqi và tiến hành các cuộc tuần tra suốt 24 giờ trong các phương tiện quân sự sau các cuộc đụng độ khiến 35 người chết.
Trong tháng 10/2013, cảnh sát bán quân sự đã được triển khai đến Biru County ở khu tự trị Tây Tạng để đàn áp những người Tây Tạng phản đối lệnh treo cờ quốc gia Trung Quốc ở nhà.
Ban biên tập
(còn tiếp)
Theo NTD
(CĐ 17) Kỳ 23 Khả năng tấn công đa tầm của Quân đội Trung Quốc Tiếp tục loạt chuyên đề báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên "Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014", Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc nội dung tiếp theo "Chương 3: MỤC TIÊU VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA PLA" trình bày chi tiết những khả năng...