Lầu Năm Góc thanh lọc loạt cố vấn thời Trump
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc, gồm nhiều người được Trump cất nhắc cuối nhiệm kỳ.
Trong thông báo ngày 2/2, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết những người bị sa thải là thành viên 42 ban cố vấn của Lầu Năm Góc, trong bối cảnh cơ quan này đang tiến hành một đợt rà soát nhân sự toàn diện.
Trong số những cố vấn bị bãi nhiệm lần này có một số thành viên thuộc chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump như Corey Lewandowski và David Bossie.
Lầu Năm Góc cho biết quyết định của Bộ trưởng Austin nhằm giải quyết mối lo ngại khi chính quyền Trump đã công khai bổ nhiệm một số người trung thành với ông vào các hội đồng cố vấn trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ.
“Bộ trưởng quan tâm sâu sắc đến những thay đổi gần đây đối với các thành viên thuộc ủy ban cố vấn cấp bộ. Động thái của Bộ trưởng Austin sẽ cho phép ông nhanh chóng nắm chắc mục đích của các ủy ban này và đảm bảo đây là những người sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất có thể cho lãnh đạo bộ”, người phát ngôn của Lầu Năm Góc John Kirby nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Arlington, Virginia, hôm 22/1. Ảnh: Reuters.
Đợt thanh lọc này chỉ nhắm vào những người được Lầu Năm Góc bổ nhiệm, chứ không phải những quan chức, cố vấn được Nhà Trắng hay quốc hội cất nhắc. Việc rà soát lại toàn bộ thành viên trong các hội đồng được coi là trọng tâm hiện tại của Bộ Quốc phòng Mỹ trước khi chỉ định các thành viên mới.
“Loạt quyết định bổ nhiệm nhanh chóng tại rất nhiều hội đồng của Bộ Quốc phòng từ tháng 11/2020 đến tháng 1 đã khiến Bộ trưởng quan tâm sâu sắc và khiến ông đi đến quyết định này”, phát ngôn viên Kirby nói thêm.
42 hội đồng cố vấn thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nhận hàng triệu USD mỗi năm và một số công việc của họ được cho là không cần thiết. Quyết định bãi nhiễm của Bộ trưởng Austin ảnh hưởng tới hàng trăm thành viên thuộc các ban cố vấn từ chính sách quốc phòng, khoa học, cải cách tới các vấn đề sức khỏe.
Tháng 12/2020, cựu tổng thống Trump được cho là đã “thay máu” ban có vấn kinh tế của Lầu Năm Góc và bổ nhiệm các thân tín Bossie, Lewandowski, dù hai người chưa từng phục vụ trong quân đội cũng như không có kinh nghiệm về ngành công nghiệp quốc phòng.
Lầu Năm Góc chỉ trích cảnh báo của Trung Quốc về Đài Loan
Lầu Năm Góc gọi cảnh báo chiến tranh của Trung Quốc với Đài Loan là "đáng tiếc", tái khẳng định sẽ hỗ trợ khả năng phòng vệ của hòn đảo.
"Chúng tôi nhận thấy bình luận đó thật đáng tiếc và chắc chắn không tương xứng với ý định của chúng tôi trong thực thi nghĩa vụ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan và để tiếp tục, như Ngoại trưởng Antony Blinken nói hôm qua, tìm những cách chúng ta có thể hợp tác với Trung Quốc. Nhưng chúng tôi có những nghĩa vụ phải thực hiện", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói tại cuộc họp báo hôm 28/1.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby tại cuộc họp báo ở Washington hôm 28/1. Ảnh: AP .
Bình luận được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo "Đài Loan độc lập đồng nghĩa với chiến tranh", đồng thời tái khẳng định hòn đảo là một phần không thể tách rời của nước này.
Kirby tái khẳng định Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ năng lực phòng vệ của đảo Đài Loan và Trung Quốc không nên phản ứng thái quá với việc chính quyền mới nhắc lại các chính sách lâu nay.
"Không có gì thay đổi về cam kết của chúng tôi đối với Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Đây là điều đã được lưỡng đảng ủng hộ trong nhiều thập kỷ và sẽ tiếp tục sự hỗ trợ tương tự dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Chúng tôi có nghĩa vụ hỗ trợ Đài Loan tự vệ và tôi nghĩ mọi người sẽ thấy điều đó được tiếp tục", ông nói.
Về cảnh báo chiến tranh của Trung Quốc, Kirby cho rằng "không có lý do gì khiến căng thẳng về Đài Loan dẫn đến đối đầu" và khẳng định quân đội Mỹ vẫn sẵn sàng đáp ứng các cam kết an ninh trong khu vực.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc những ngày qua điều hàng chục máy bay quân sự gồm oanh tạc cơ, tiêm kích và máy bay tuần thám săn ngầm áp sát Đài Loan. Giới chuyên gia quân sự nhận định đây là một trong những đợt điều động máy bay áp sát đảo Đài Loan lớn nhất của quân đội Trung Quốc, diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.
Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang công nhận chính sách "Một Trung Quốc" năm 1979, nhưng vẫn là đồng minh không chính thức và bên cung cấp vũ khí quan trọng nhất của hòn đảo. Bình luận của Kirby đánh dấu lần đầu tiên Lầu Năm Góc lên tiếng về vấn đề Đài Loan kể từ khi Biden nhậm chức.
Mỹ cam kết bảo vệ đảo tranh chấp Trung - Nhật Tân Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật trong việc bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi ngày 24/1, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định Điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật quy...