Lầu Năm Góc phải thường xuyên báo cáo hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông
Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc phải thường xuyên báo cáo các hoạt động quân sự phi pháp mà Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành tại Biển Đông.
Các tàu của Hải quân Mỹ (Ảnh: Reuters)
Một dự luật về chính sách quốc phòng đã được Quốc hội Mỹ xem xét trong những tuần gần đây với tên gọi Luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (NDAA), bao gồm nội dung về “các vấn đề liên quan tới nước ngoài”. NDAA quy định Bộ Quốc phòng Mỹ phải thường xuyên công bố báo cáo về “các hoạt động quân sự và cưỡng ép của Trung Quốc trên Biển Đông” nếu Bắc Kinh tiến hành các hoạt động này trong khu vực.
Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, báo cáo của Lầu Năm Góc phải cung cấp các thông tin về “bất kỳ hoạt động triển khai quân sự, thực hiện các chiến dịch hay xây dựng cơ sở hạ tầng” nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Các nghị sĩ đề nghị báo cáo về Biển Đông không chỉ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ mà còn phải công khai trước công chúng.
“Mỗi báo cáo về các hoạt động quân sự hóa hay bồi đắp (của Trung Quốc trên Biển Đông) phải bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn đi kèm một hoặc một vài hình ảnh minh họa về các hoạt động quân sự hóa hay bồi đắp đó”, nội dung dự luật chính sách quốc phòng Mỹ nêu rõ.
Video đang HOT
Dự luật về chính sách quốc phòng của Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Quốc hội Mỹ tuyên bố các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông thậm chí “đe dọa tới các lợi ích cốt lõi” của Washington.
“Quốc hội Mỹ nhận thấy rằng tốc độ và quá trình quân sự hóa do chính quyền Trung Quốc thực hiện liên quan tới các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông đang gây bất ổn cho an ninh của các đồng minh cũng như các đối tác của Mỹ”, nội dung dự luật cho biết thêm.
Hiện dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo và dự kiến sẽ sớm được đệ trình lên Tổng thống Donald Trump ký để trở thành luật chính thức.
Theo Sputnik, ngoài việc yêu cầu Lầu Năm Góc phải thường xuyên báo cáo về các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, dự luật của Mỹ cũng cấm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) cho tới khi Bắc Kinh chấm dứt việc quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Tại tập trận RIMPAC năm nay, Mỹ cũng đã quyết định không mời Trung Quốc tham gia vì các động thái gây tranh cãi của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo đó, Trung Quốc chỉ có thể được mời tham gia trở lại tập trận RIMPAC như trước đây nếu nước này đáp ứng được các điều kiện nhất định. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc phải dừng “tất cả” các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông, đưa các vũ khí phòng vệ ra khỏi các thực thể tại vùng biển này và chứng minh được liên tiếp 4 năm “có những hành động giúp duy trì sự ổn định trong khu vực”.
Theo các chuyên gia, việc Lầu Năm Góc công bố báo cáo trên đóng vai trò như một văn bản hợp thức hóa các hoạt động mà Mỹ triển khai tại Biển Đông, chẳng hạn các sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Tại hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN ở Singapore ngày 3/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ tiếp tục đảm bảo quyền thượng tôn của luật pháp tại khu vực Biển Đông.
Thành Đạt
Theo Dantri/ Sputnik
Máy bay Mỹ qua Biển Đông, bị dính "đòn" thử nghiệm bí mật của TQ?
Vài tuần sau khi đưa vũ khí trái phép ra Biển Đông, Trung Quốc được cho là bắt đầu thử nghiệm các công nghệ tác chiến điện tử.
Trung Quốc cải tạo trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế.
Nguồn tin tình báo của quân đội Mỹ nói trên CNBC rằng, Bắc Kinh đã bắt đầu thử nghiệm tác chiến điện tử, sau khi đưa các thiết bị và vũ khí liên quan ra Biển Đông vào đầu năm nay.
Thông tin này xuất hiện sau khi phi công lái chiến đấu cơ EA-18G Growler của hải quân Mỹ nói mình gặp hiện tượng bất thường khi bay qua Biển Đông hồi tháng 4.
"Một số thiết bị trên máy bay của bạn không hoạt động, đó là dấu hiệu cho thấy có ai đó đang gây nhiễu", phi công này nói hôm 14.4, nhấn mạnh rằng "quân đội Mỹ có câu trả lời cho chuyện này".
Các chiến đấu cơ Growler của Mỹ là phiên bản chuyên sử dụng cho các nhiệm vụ tác chiến điện tử của tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc từ chối bình luận về các thông tin tình báo mà quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ.
Đây được coi là động thái nhằm phô trương sức mạnh của Trung Quốc ở các khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Các thiết bị tác chiến điện tử của Trung Quốc có thể gây nhiễu hoặc vô hiệu hóa khả năng liên lạc và hệ thống radar trong một vùng nhất định.
Hồi tháng 4, tờ Wall Street Journal nhắc đến việc Trung Quốc đưa tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không ra đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Các tiền đồn Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông hiện có nhiều sân bay, bãi đáp trực thăng, các chiến đấu cơ J-10, J-11 tên lửa phòng không HQ-9 và tên lửa hành trình chống hạm.
Theo Danviet
Đằng sau chuyến thăm TQ của Bộ trưởng James Mattis Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc (TQ) vào hôm qua (26-6), vài tuần sau khi ông nói rằng Mỹ sẽ sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt với TQ và cáo buộc Bắc Kinh đe dọa và cưỡng ép tại biển Đông. Chuyến thăm TQ là một phần trong lịch trình đến thăm các nước châu...