Lầu Năm Góc: “Không ai dự đoán chính phủ Afghanistan sụp đổ trong 11 ngày”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng không ai có thể tưởng tượng chính phủ Afghanistan sụp đổ chỉ trong 11 ngày vì toàn bộ sự việc diễn ra “rất nhanh chóng”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (Ảnh: Sputnik).
“Mọi việc diễn biến rất nhanh chóng, với tốc độ nhanh. Tất cả diễn ra trong khoảng 11 ngày. Không ai dự đoán rằng chính phủ Afghanistan sẽ sụp đổ trong 11 ngày”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói trong cuộc phỏng vấn với ABC hôm 22/8, khi ông bảo vệ cách xử lý của chính quyền Mỹ đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Afghanistan.
Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, những dự đoán ban đầu của tình báo Mỹ về việc chính phủ Afghanistan có thể cầm chân Taliban trong bao lâu sau khi Mỹ rút quân đã cho thấy sự khác biệt đáng kể.
“Những dự đoán ban đầu là quá trình đó sẽ kéo dài từ 1-2 năm, hoặc vài tháng, nhưng đây chỉ là những dự báo rất khác nhau. Khi Taliban bắt đầu giành được lợi thế, sau đó chúng ta thấy rằng trong một số trường hợp, có ít giao tranh hơn và đầu hàng nhiều hơn, rất khó để dự đoán chính xác”, ông Austin nói thêm.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu kế hoạch rút quân của Mỹ có “chấp nhận được và phù hợp” hay không, Bộ trưởng Austin nói rằng ông tin là như vậy “dựa vào những gì Mỹ đã nghiên cứu và việc chuẩn bị kế hoạch”. Ông Austin cũng chỉ trích chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump vì đã đặt nước Mỹ vào tình huống mà “không có lựa chọn nào tốt đẹp”.
Chính quyền Mỹ đã ký thỏa thuận với Taliban vào tháng 2 năm ngoái, trong đó Mỹ cam kết sẽ rút quân khỏi Afghanistan, mở đường cho việc chấm dứt một trong những cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài.
“Tôi nghĩ phải nhìn lại và xem xét những gì mà chính quyền (Tổng thống Joe Biden) được kế thừa. Chúng tôi phải đối mặt với hạn chót vào ngày 1/5 để rút tất cả các lực lượng khỏi Afghanistan. Thỏa thuận này đã đạt được Taliban (từ chính quyền tiền nhiệm). Do vậy, Tổng thống Biden phải nhanh chóng đánh giá chi tiết và cân nhắc tất cả lựa chọn về những gì ông ấy có thể làm. Và không có lựa chọn nào trong số đó là tốt đẹp”, ông Austin giải thích về quyết định rút quân của Mỹ.
Chính quyền Biden bị chỉ trích vì xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan, khi nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu tổng thống có nên tiếp tục thực hiện quyết định rút lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan trước khi Taliban tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn và tiếp quản chính quyền Kabul hay không.
Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, khoảng 17.000 người đã được sơ tán khỏi Afghanistan trong tuần trước, và khoảng 22.000 người đã được sơ tán kể từ cuối tháng 7. Tính đến nay, khoảng 2.500 người Mỹ đã được sơ tán khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, công dân Mỹ và dân thường Afghanistan đã bị đe dọa và hành hung khi họ đến sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul để sơ tán. Đại sứ quán Mỹ tại Kabul đã ban hành một cảnh báo an ninh vào ngày 21/8, khuyến cáo người Mỹ không nên đến sân bay hoặc đến gần các cổng sân bay “trừ khi nhận được hướng dẫn riêng từ đại diện chính phủ Mỹ”.
Tổng thống Biden ngày 22/8 nói rằng việc sơ tán người dân khỏi Afghanistan sẽ luôn “khó khăn và đau đớn, bất kể nó bắt đầu vào lúc nào”. Tổng thống Biden cho biết cuộc sơ tán có thể kéo dài sau hạn chót 31/8.
“Điều này vẫn đúng ngay cả khi chúng tôi bắt đầu việc sơ tán từ một tháng trước hoặc sau một tháng nữa. Không có cách nào để sơ tán nhiều người như vậy mà không chịu đau đớn và mất mát, hoặc chứng kiến những hình ảnh đau lòng mà bạn nhìn thấy trên truyền hình. Trái tim tôi đau thắt vì điều này”, ông Biden phát biểu tại Nhà Trắng.
Các quan chức NATO và Taliban cho biết ít nhất 12 người đã thiệt mạng ở khu vực trong và xung quanh sân bay Kabul kể từ ngày 15/8.
Mỹ cam kết hỗ trợ Ukraine phòng thủ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine tăng năng lực phòng thủ, trong bối cảnh Nga điều lực lượng lớn sát biên giới nước này.
"Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu tự vệ của Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, hôm 14/4. Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ về vật chất cho Ukraine, nhưng không công bố chi tiết.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng NATO để bàn về tình hình Afghanistan và diễn biến ở biên giới Nga - Ukraine.
Bộ trưởng Austin trong cuộc họp tại trụ sở NATO hôm 14/4. Ảnh: Reuters .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine và bán đảo Crimea. Đợt chuyển quân của Nga được cho bắt đầu từ cuối tháng 3 và khiến Mỹ bất an.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev hôm 7/4 xác nhận sự hiện diện của lượng lớn binh sĩ và khí tài ở khu vực biên giới gần Ukraine. Tuy nhiên, ông tuyên bố đây chỉ là biện pháp đề phòng khi Ukraine tăng cường lực lượng ở khu vực miền đông, đồng thời khẳng định Moskva không có ý định can thiệp vào xung đột tại khu vực này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này đã điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đề xuất họp thượng đỉnh ở một nước trung lập, đồng thời kêu gọi Nga "giảm căng thẳng".
Mỹ hồi năm 2018 chuyển giao cho Ukraine các hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, đánh dấu lần đầu hai nước mua bán vũ khí sát thương. Tuy nhiên, Mỹ cũng đưa ra nhiều điều kiện ngặt nghèo, trong đó gồm yêu cầu tên lửa Javelin phải được cất giữ ở miền tây Ukraine, cách xa chiến tuyến với lực lượng ly khai miền đông.
Mỹ chốt ngày rút hết quân khỏi Afghanistan Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ tháng 4 và dự kiến kết thúc sau 5 tháng, đúng dịp kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9. "Tổng thống Biden quyết định rút binh sĩ khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến 20 năm của Mỹ tại đây", một quan chức Nhà Trắng ngày 13/4 cho biết. "Chúng tôi sẽ bắt...