Lầu Năm Góc hé lộ chi phí “khủng” hàng ngày chống IS
Lầu Năm Góc ước tính chi phí cho cuộc không kích của Mỹ ở Iraq và Syria nhằm chống phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS) lên tới khoảng 8,3 triệu USD/ngày, cao hơn con số đưa ra trước đó. Tuy nhiên giới phân tích nhận định con số thực thậm chí còn cao hơn nữa.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban cho biết kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch không kích vào 8/8 đã có khoảng 6.600 lần xuất kích của máy bay Mỹ và máy bay đồng minh, với chi phí khoảng 580 triệu USD.
Trước đó Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra cái giá trung bình hàng ngày cho hoạt động quân sự trên là hơn 7 triệu USD/ngày.
Theo một quan chức quốc phòng giấu tên, con số mới cao hơn trên phản ánh Mỹ đã gia tăng các cuộc không kích nhằm vào IS.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự độc lập cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang đánh giá thấp chi phí thực sự cho cuộc chiến chống IS, vốn bắt đầu vào giữa tháng 6 vừa qua, với việc triển khai hàng trăm binh sỹ Mỹ nhằm đảm bảo an toàn cho sứ quán Mỹ ở Baghdad và nhằm tư vấn cho binh sỹ Iraq.
Video đang HOT
Một số cựu quan chức ngân sách và các chuyên gia ước tính chi phí cho cuộc chiến này đã vượt một tỷ USD và có thể tăng lên nhiều tỷ USD trong vòng một năm.
Todd Harrison, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược, cho rằng cuộc chiến chống IS có thể tốn kém từ 2,4 tỷ – 3,8 tỷ USD/năm.
Còn nếu mật độ các vụ không kích được tăng lên, cuộc chiến có thể tiêu tốn tới 4,2-6,8 tỷ USD/năm.
Một trong những hoạt động “rút ruột” ngân sách trong cuộc chiến này là việc Mỹ triển khai một lượng lớn máy bay do thám, với hàng ngàn chuyến bay do thám, tiếp liệu, để phục vụ cho hoạt động không kích.
Chi phí bay các máy bay do thám rơi vào khoảng 1.000 USD/giờ cho máy bay Predator và Reaper, 7.000 USD/giờ cho máy bay tầm cao Global Hawk và thậm chí tới 22.000 USD/giờ cho máy bay tấn công radar mục tiêu do thám E-8 J-STAR.
Chi phí cho cuộc không kích đang phụ trội với ngân sách cho chiến tranh thực sự của Lầu Năm Góc – tức Quỹ Chiến dịch ở nước ngoài (OCO).
Khác với ngân sách cơ bản thường xuyên của Lầu Năm Góc, quỹ OCO thường được xem là “thẻ tín dụng” nhằm trang trải cho chi phí của các cuộc chiến.
Quốc hội Mỹ đã tăng ngân sách OCO lên 85 tỷ USD cho năm tài khóa vào năm ngoái, kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua. Ngân sách cho năm tài khoá 2015 dự kiến giảm xuống 54 tỷ USD.
Trung Anh
Theo AFP
Nga: NATO lợi dụng vấn đề Ukraine để giải quyết việc riêng
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga Dmitry Polikanov cho hay, NATO đang cố gắng giải quyết các vấn đề riêng của mình bằng cách "lợi dụng" tình hình ở Ukraine và khơi lên "các mối đe dọa từ Nga".
Ông Polikanov nói: "Bằng cách đề cập tới các mối đe dọa từ Nga và sự cần thiết của việc đảm bảo quốc phòng tập thể, NATO cố gắng củng cố các liên kết xuyên Đại Tây Dương, đồng thời thuyết phục các thành viên châu Âu đầu tư nhiều hơn vào an ninh chung".
Hôm 30/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi các thành viên NATO tăng chi phí đầu tư vào quốc phòng của tổ chức sau khi Ukraine gần như mất quyền kiểm soát ở miền đông, sự kiện được ông gọi là "một cuộc gọi báo thức".
Phát biểu tại Hội nghị của Hội đồng Đại Tây Dương, ông Kerry nhấn mạnh: "Chúng ta không thể để ngân sách quốc phòng đồng minh tiếp tục bị thu hẹp. Dĩ nhiên không phải tất cả đồng minh đều đáp ứng được tiêu chuẩn đóng góp 2% GDP vào quỹ quốc phòng NATO ngay ngày mai hoặc thậm chí là trong năm sau. Nhưng đây là thời gian cho các thành viên chưa đáp ứng được định mức đó đưa ra cam kết đáng tin cậy để tăng chi phí quốc phòng trong 5 năm tới".
Cờ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO
Ông Polikanov nhận định, những lời phát biểu của Ngoại trưởng Kerry là một "bài ca trong nhiều thập niên" thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ về việc có thể chia sẻ gánh nặng và giảm chi phí đầu tư vào an ninh NATO trong tình trạng tài chính Washington đang gặp khó khăn.
Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự tại Viện Hudson, ông Richard Weitz, cho biết, trong năm 2010, các liên minh đã thông qua một chiến lược mới nhằm vượt qua những thách thức mới của thời đại. Chiến lược này mang lại cho NATO sức mạnh để "chống lại các mối đe dọa mới, làm việc hiệu quả trong một thế giới thay đổi, với những tính năng cùng đối tác mới" bằng cách kết nạp những quốc gia và các tổ chức đa quốc gia khác. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là phải giải quyết một số vấn đề liên quan tới chi phí quốc phòng và khả năng phòng thủ.
Hiện Moscow và phương Tây đang vướng vào mối quan hệ căng thẳng kiểu "Chiến tranh lạnh" tại Ukraine. Vì vậy, việc khơi lên "mối đe dọa từ Nga" đối với các nước thành viên châu Âu có thể gia tăng và củng cố chi phí an ninh của tổ chức này.
Theo VNE
Indonesia trợ giá xăng dầu: "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn..." Chuyên gia kinh tế Rangga Cipta cho rằng trợ cấp giá nhiên liệu chính là một nguyên nhân lớn gây ra mất cân bằng thương mại và gây tổn hại nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của quốc gia vạn đảo. (Ảnh minh họa) Theo bài viết trên tờ Jakarta Post số ra mới đây, chuyên gia kinh tế...