Lầu Năm Góc gửi thêm xe tăng chiến đấu Bradly tới Ukraine
Ngày 27/9, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố một gói hỗ trợ vũ khí mới cho Ukraine trị giá khoảng 500 triệu USD, bao gồm 30 xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Theo RT, hơn mười xe bọc thép của lực lượng Ukraine đã bị hư hại sau khi Kiev tiến hành cuộc phản công hồi đầu tháng. Theo ước tính, quân đội Nga đã phá hủy ít nhất 15% số xe chiến đấu bộ binh do Mỹ cung cấp cho Kiev.
Gói vũ khí được công bố hồi đầu tuần này là đợt viện trợ quân sự thứ 41 cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022. Theo một tuyên bố từ Lầu Năm Góc, ngoài xe tăng Bradley, gói vũ khí còn bao gồm 25 xe bọc thép Stryker, đạn pháo 155 mm, tên lửa phòng không Patriot, thiết bị rà phá bom mìn và chướng ngại vật. Thông báo này được đưa ra chỉ chưa đầy một tháng sau cuộc phản công của Ukraine.
Xe chiến đấu bọc thép Bradley do Mỹ sản xuất. (Ảnh: military.com)
Video đang HOT
Theo số liệu từ Hội đồng An ninh Nga, các cuộc tấn công trên bộ liên tiếp trong tháng này đã khiến Kiev thiệt hại hơn 13.000 quân, 246 xe tăng và 152 xe chiến đấu bộ binh.
Các quan chức Mỹ thừa nhận trên tờ New York Times rằng 17 trong số 113 chiếc Bradleys được cung cấp cho Ukraine đã bị hư hỏng hoặc phá hủy. Gói vũ khí mới nhất là đợt chuyển khí tài thứ hai trong vòng chưa đầy hai tuần. Trước đó, Mỹ công bố gói vũ khí viện trợ hôm 13/6, bao gồm 15 xe tăng Bradleys cùng với tên lửa phòng không và đạn pháo.
Trong một tuyên bố ngày 27/6, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết, các lực lượng Nga đang vạch trần những lầm tưởng về chất lượng vượt trội của vũ khí Mỹ và NATO, chỉ ra rằng hàng loạt máy móc bị hỏng đang bốc khói trên các cánh đồng ở Donbass.
Đại sứ quán Nga khẳng định, với việc cung cấp thêm các thiết bị quân sự cho Ukraine, Washington chỉ làm trầm trọng thêm “nỗi ám ảnh với ý tưởng gây ra một thất bại chiến lược đối với Liên bang Nga”. Để làm được điều này, Mỹ đang đẩy đồng minh của mình tới những “cuộc phiêu lưu” ngày càng rủi ro hơn.
Tính đến nay, Mỹ đã viện trợ quân sự hơn 40,5 tỷ USD cho Ukraine kể từ đầu cuộc xung đột. Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ duy trì sự ủng hộ vững chắc này đối với Kiev. Nhiều nguồn tin cho rằng các quan chức Mỹ yêu cầu một cuộc phản công thành công để biện minh cho việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.
Quân đội Mỹ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine ở Đức
Các phương tiện truyền thông Mỹ dẫn lời Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết Washington đã bắt đầu đợt huấn luyện chiến đấu mở rộng mới cho các lực lượng Ukraine trên lãnh thổ Đức.
Huấn luyện viên lực lượng đặc biệt Mỹ hướng dẫn các binh sĩ Ukraine tại thao trường quân sự ở vùng Khmelnitsk của Ukraine hồi năm 2015. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), ông Milley nói rằng mục tiêu của khóa huấn luyện này là đưa một tiểu đoàn khoảng 500 binh sĩ trở lại chiến trường để chiến đấu với quân Nga trong vòng 5 đến 8 tuần tới, trong bối cảnh Moskva đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo vị tướng này, khóa huấn luyện phức hợp - bao gồm đào tạo lý thuyết và thực hành trên thực địa - sẽ được thực hiện kết hợp với một loạt vũ khí mới, pháo, xe tăng và các phương tiện khác do các quốc gia phương Tây viện trợ đang chuyển tới.
Theo ông Milley, sẽ rất lý tưởng nếu các lực lượng mới được đào tạo có thể sử dụng tất cả các vũ khí và thiết bị được chuyển đến vào khoảng thời gian trước khi những cơn mưa mùa xuân xuất hiện.
Nguồn tin cho hay ông Milley có kế hoạch đích thân đến thăm thao trường Grafenwhr, bang Bayern của Đức trong ngày 16/1.
Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng cho đến nay, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chưa tiết lộ chính xác thời điểm bắt đầu đợt huấn luyện. Tờ báo này cũng lưu ý huấn luyện viên quân sự Mỹ đã đào tạo trên 3.100 binh sĩ Ukraine sử dụng và bảo trì một số loại vũ khí và thiết bị khác - bao gồm pháo, xe bọc thép và Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS).
Báo cáo trên được đưa ra sau khi Đại sứ quán Nga tại Đức đã chỉ trích quyết định gửi xe tăng và các thiết bị quân sự khác tới Ukraine hồi đầu tháng 1. Theo Moskva, tốc độ phối hợp viện trợ quân sự mới cho Kiev của Đức và Mỹ cho thấy rõ ràng Berlin đã làm điều đó dưới áp lực lớn từ Washington.
Các nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh động thái của Berlin chứng minh rằng các nước phương Tây không quan tâm đến việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine.
"Thông qua những nỗ lực của các nước phương Tây, Ukraine thực sự đã biến thành một trường bắn và người dân Ukraine trở thành một công cụ để phương Tây đạt được các lợi ích địa chính trị. Điều này cuối cùng chỉ dẫn đến kéo dài chiến sự, thương vong và hủy diệt vô ích", Đại sứ quán Nga tại Đức ra tuyên bố.
Thông tin trên được đưa ra sau khi một hãng truyền thông Mỹ trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết hồi cuối tháng 11 rằng Lầu Năm Góc có kế hoạch mở rộng hoạt động huấn luyện chiến đấu cho Quân đội Ukraine, có thể bao gồm các cuộc tập trận cho 2.500 binh sĩ hàng tháng tại một căn cứ của Mỹ ở Đức.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực viện trợ nhân đạo, quân sự và tài chính cho Kiev. Moskva đã chỉ trích động thái cung cấp vũ khí cho Ukraine, cảnh báo rằng hành động này đổ thêm dầu vào lửa xung đột.
Nga xác nhận rút quân khỏi thành phố chiến lược Lyman do bị Ukraine bao vây Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã phải rút lực lượng khỏi thành phố chiến lược Lyman ở Donbass do mối đe dọa bị bao vây. Lyman nằm trong khu vực mà Moskva đã tuyên bố sáp nhập vào Nga. Lực lượng Ukraine đang kiểm soát các vùng nông thôn bao quanh thành phố Lyman, thuộc Donetsk. Ảnh: CNN Đài RT dẫn tuyên...