Lầu Năm Góc điều 12 chiến đấu cơ và 300 phi công tới Đức
Lực lượng không quân Mỹ đã điều động 12 chiến đấu cơ “ Thần Sấm” II và khoảng 300 phi công đến Đức để tham gia một cuộc tập trận của các thành viên NATO tại Tây Âu khi căng thẳng về vấn đề Ukraine chưa có dấu hiệu khả quan.
Chiến đấu cơ A-10 II được điều động tới Đức. (Ảnh: US Air Force)
Theo hãng tin RT, 12 chiến đấu cơ từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mang tên A-10 “Thần Sấm” II (hay còn gọi là “Lợn lòi” vì hình dáng đặc biệt của nó), hôm 9/2 đã rời căn cứ Không quân Davis-Monthan tại Mỹ để đến căn cứ Spandahlem (Đức) để tham gia cuộc tập trận mang tên “Giải pháp Đại Tây Dương”.
Trên trang military.com, Trung tá Christopher Karns, người phát ngôn của Lực lượng Không quân tại Lầu Năm Góc, cho biết các chiến đấu cơ sẽ được “tiếp tục triển khai” đến nhiều địa điểm thuộc các quốc gia NATO ở Tây Âu, nơi các đơn vị sẽ tham gia huấn luyện với các lực lượng đồng minh để “tăng cường khả năng tương tác trong chiến đấu, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ về an ninh và ổn định ở châu Âu”.
Video đang HOT
Việc Mỹ triển khai các chiến đấu cơ diễn ra trong bối cảnh Hạ viện đang xem xét phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine đến năm 2017. Nếu được phê duyệt, gói viện trợ này sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp “trang thiết bị huấn luyện, vũ khí sát thương, hỗ trợ hậu cần và các dịch vụ khác” cho Kiev. Theo những người đã thảo ra dự luật này, nó sẽ giúp Ukraine “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống lại những kẻ gây hấn nước ngoài và chống lại các phiến quân thân Nga”.
Hôm 10/2, Nga cho rằng các kế hoạch cung cấp vũ khí cho Kiev của Washington sẽ chỉ khiến tình hình Ukraine bất ổn hơn. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga hỗ trợ quân ly khai. Mátxcơva luôn phủ nhận các cáo buộc này.
Ngày 11/2, hội nghị hòa bình 4 bên về Ukraine đã diễn ra tại thủ đô Minsk (Belarus), với sự tham gia của Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Tuy nhiên, hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày vì các bên chưa thể đi tới thống nhất về giải pháp chấm dứt xung đột đẫm máu kéo dài hơn 10 tháng qua ở miền đông Ukraine.
Nghi Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Tín hiệu xấu ngay trước Thượng đỉnh Normandy về Ukraine
Trung tâm truyền thông khủng hoảng Ukraine (UCMC), một cơ quan thông tin của Ukraine, dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết, các bên tham dự cuộc họp Nhóm Tiếp xúc về Ukraine ngày 10/2 tại Minsk đã không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới.
Nguồn tin này nói rằng thông tin mà hãng TASS (Nga) đăng tải về việc Nhóm Tiếp xúc thông qua một quy chế ngừng bắn mới, đi kèm việc các bên rút vũ khí hạng nặng là không chính xác. Các đại diện cũng không thảo luận về "cấu trúc nhà nước" đối với vùng Donbass cũng như việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. "Cho đến nay, chưa có quyết định nào được thông qua", nguồn tin này nói.
Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (trái) cùng Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov có mặt tại Minsk tham dự các cuộc gặp (Ảnh: AP)
Cuộc gặp Nhóm Tiếp xúc vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay. Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma và nhà chính trị cựu trào Viktor Medvedchuk đại diện cho Ukraine tham dự các cuộc gặp này. Cùng với đó là ông Heidi Tagliavini, đặc phái viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov, các ông Denis Pushylin và Vladislav Dainego đại diện cho chính quyền Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng.
Trong một diễn biến khác, vài giờ trước khi diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh theo thể thức Normandy trong ngày hôm nay (11/2), Pháp đã phát đi thông điệp mang tính nghi ngại, dè dặt. Ngoại trưởng nước này, ông Laurent Fabius nói rằng cuộc gặp "nhiều khả năng diễn ra", nhưng không chắc Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ tham dự hay không.
Ông Fabius cho biết, vẫn còn nhiều điểm bất đồng giữa các bên, liên quan đến các điểm chính yếu như bảo vệ, kiểm soát khu vực biên giới, triển vọng về lệnh ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng khỏi giới tuyến và trao đổi tù binh.
Theo Hoài Thanh (theo UCMC, Fox News)
baotintuc.vn
Mỹ điều 'Thần Sấm' cùng 300 phi công tới Đức Lầu Năm Góc triển khai các máy bay cường kích cùng 300 phi công tới Đức để chuẩn bị cho cuộc diễn tập quân sự, trong bối cảnh căng thẳng ở đông Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Mỹ triển khai hơn 10 chiếc cường kích Thần Sấm II tới Đông Âu. Ảnh minh họa:Globalmilitaryreview Không lực Mỹ vừa đưa hơn...