Lầu Năm Góc công bố kế hoạch viện trợ quân sự dài hạn cho Ukraine
Trong cuộc họp báo ngày 7/1, đại diện cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết các nước phương Tây sẽ phân chia nhu cầu quân sự của Ukraine thành nhiều lĩnh vực, đồng thời giao trách nhiệm cho các quốc gia thành viên hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của Kiev trong từng khía cạnh cụ thể.
Lầu Năm Góc tại Washington D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đại diện Lầu Năm Góc, Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine – một nhóm bao gồm các nước phương Tây chịu trách nhiệm điều phối viện trợ quân sự cho Kiev – đã thiết lập 8 liên minh năng lực. Mỗi liên minh này sẽ đảm trách một phần năng lực quân sự của Ukraine, và sẽ có ít nhất hai quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đồng lãnh đạo từng liên minh riêng biệt.
“Những nhà lãnh đạo của các liên minh này sẽ phải xác định và đưa ra kế hoạch chi tiết về nhu cầu cũng như mục tiêu của Ukraine trong các lĩnh vực như: không quân, xe thiết giáp, pháo binh, rà phá bom mìn, máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp, công nghệ thông tin, và an ninh hàng hải từ nay đến năm 2027″, đại diện của Lầu Năm Góc cho biết.
Vào ngày 9/1 tới đây, cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine sẽ diễn ra tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ kỳ vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhóm liên lạc để hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền tại Nhà Trắng, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.
Video đang HOT
Trước đó vào ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận Washington đã chuyển giao vũ khí cho Kiev nhiều tháng trước khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Ông Blinken cũng khẳng định rằng số vũ khí này đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bước tiến của Nga về phía Kiev.
Về phần mình, Liên bang Nga liên tục cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ khiến tình hình căng thẳng leo thang, và có nguy cơ kéo các quốc gia NATO thành bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc phương Tây “bơm” vũ khí cho Kiev sẽ không giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, mà ngược lại sẽ có những tác động tiêu cực.
Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev
Ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine, trong đó chú trọng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đạn dược phòng không và đạn pháo, Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky cho rằng nó rất quan trọng đối với Ukraine.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky ngày 25/4/2024 cho rằng gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine rất quan trọng đối với Ukraine. Ảnh cắt từ clip đăng tải trên tài khoản mạng xã hội X của ông Zelensky
Trong một phát biểu đăng tải trên mạng xã hội X vào rạng sáng 25/4, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã nhấn mạnh ngay từ đầu rằng gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine (vừa công bố) rất quan trọng.
Đồng thời với việc cảm ơn người Mỹ, người đứng đầu nhà nước Ukraine cho rằng điều quan trọng nữa là các thoả thuận đạt được giữa ông và Tổng thống Joe Biden phải được thực hiện đầy đủ.
Ông Zelensky cam kết sẽ đáp trả những gì mà phía Nga đã tận dụng cơ hội nửa năm "tranh luận và nghi ngờ" (về gói viện trợ mới cho Ukraine) để gây ra hậu quả đối với Ukraine, bao gồm việc tấ.n côn.g vào hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Trước đó, vào ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cho phép viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine. Ngay sau sự kiện này, Lầu Năm Góc đã nhanh chóng công bố gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD dành cho Kiev, trong đó chú trọng tới nhu cầu cấp thiết về đạn dược phòng không và đạn pháo của Ukraine.
Phát biểu với báo giới sau khi ký ban hành luật, Tổng thống Biden khẳng định những chuyến hàng viện trợ sẽ "lập tức bắt đầu trong vài giờ tới". Theo ông, luật mới sẽ cung cấp "sự hỗ trợ sống còn cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự vệ".
Nguồn ngân sách mới đã cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn dành cho các hệ thống phòng không Stinger, đạn bổ sung cho các hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155mm, đạn dành cho các hệ thống chống tăng TOW và Javelin, cũng như các loại vũ khí khác có thể lập tức đưa vào sử dụng trên chiến trường.
Tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), với 80 phiếu thuận và 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Trước đó, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), với 80 phiếu thuận và 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD trên bao gồm 61 tỷ USD dành cho Ukraine, 13 tỷ USD cho Israel và hơn 9 tỷ USD dành cho viện trợ nhân đạo tới Gaza, Sudan và Haiti cùng một loạt các hạng mục an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, dự luật này còn bao gồm lệnh cấm tiềm tàng đối với mạng xã hội TikTok.
Trong gói hỗ trợ Ukraine, gần 14 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động đào tạo, trang bị phục vụ các nhu cầu của quân đội Ukraine. Kiev cũng sẽ nhận được 10 tỷ USD dưới dạng "các khoản vay có thể miễn hoặc hoãn trả" để hỗ trợ kinh tế và ngân sách Ukraine, trong đó có hỗ trợ cho ngành năng lượng và khôi phục cơ sở hạ tầng.
Gói viện trợ bổ sung này đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 20/4.
Sự kiện Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ bổ sung đã chấm dứt quá trình đàm phán, thương lượng chông gai kéo dài hơn 6 tháng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Mỹ viện trợ lớn cho Ukraine, chuyển khí tài hạng nặng củng cố sườn phía Đông của NATO Trong khi tiến hành viện trợ quân sự lớn cho Ukraine, Mỹ cũng thực thi kế hoạch củng cố sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các binh sỹ thuộ lữ đoàn Kara-Dag của quân đội Ukraine. Ảnh Bộ Quốc phòng Ukraine/X Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản...