Lầu Năm Góc công bố chi phí ‘khủng’ dành cho lực lượng biên phòng
Hàng nghìn binh sĩ Mỹ hiện đang có mặt để bảo vệ biên giới phía tây nam, tiêu tốn chi phí vào khoảng 210 triệu USD, theo trình bày của Lầu Năm Góc tại Quốc hội Mỹ vào ngày 20/11 vừa qua, khi được chất vấn về mục tiêu và thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Chi phí dành cho các binh sĩ Mỹ đang triển khai nhiệm vụ tại biên giới chiếm một khoản ngân sách quốc phòng không nhỏ
Trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ triển khai thêm gần 6000 binh sĩ tới tháng 12, dự kiến chi phí lên đến 72 triệu USD, nếu bổ sung thêm các nhiệm vụ khác, thì con số sẽ không dừng lại ở mức như vậy. Chi phí này bao gồm 19 triệu USD tiền lương cho binh sĩ, 20 triệu USD cho vận tải, hậu cần, trang thiết bị, 28 triệu USD cho việc triển khai các chiến dịch, cùng 5 triệu USD cho các chướng ngại vật, hàng rào, barie ngăn chặn.
Video đang HOT
Khoản chi phí nêu trên đã bao gồm 72 triệu USD cho gần 6000 binh sĩ tại ngũ đang phục vụ trong lực lượng biên phòng và hải quan, thêm gần 140 triệu USD cho hơn 2000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đang đóng quân tại các điểm chốt biên giới từ tháng tư, theo một báo cáo gửi cho Quốc hội Mỹ. Tổng chi phí sẽ còn tăng cao hơn con số 210 triệu USD, nếu các binh sĩ tại ngũ vẫn tiếp tục được triển khai cho đến cuối năm. Các quan chức cho biết, sẽ có triển khai thêm quân, nhưng không đồng ý với chủ trương này.
Lầu Năm Góc cũng đang phải điều chỉnh các nhiệm vụ dự kiến, cụ thể là triển khai binh sĩ tại Texas, Arizona và California để bảo vệ các bộ phận hải quan và biên phòng nếu cần thiết. Các binh sĩ trên có thể bao gồm quân cảnh, có quyền tự vệ để bảo vệ bản thân.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã phủ nhận việc thảo luận công khai chi phí cho lực lượng biên phòng, cho biết vào tuần trước, ông đã tự tin vào kế hoạch mà mình đánh giá là chính xác.
“Chúng ta có thể ước tính các chi phí mình muốn. Tôi sẽ cho các bạn biết chi phí thực sự, nhưng không phải lúc này”, ông Mattis phát biểu trước báo giới vào tuần trước, khi thị sát quân đội tại Texas.
Gần 3000 binh sĩ tại ngũ đang đóng ở Nam Texas, cách rất xa so với dòng người di cư tại Mexico. Dòng người di cư dự kiến ồ ạt tràn vào nước Mỹ, mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là “xâm lược”, là lý do chính mà ông Trump quyết định huy động lực lượng quân đội đông đảo đến hỗ trợ các lực lượng sở tại.
Theo Danviet
Đại chiến Syria: Cách Nga- Mỹ gỡ nút thắt xung đột
Theo ông, kênh được tạo ra để ngăn chặn xung đột với Nga đang "hoạt động tốt", nhưng ông lưu ý rằng quân đội Mỹ bị cấm hợp tác với Nga.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pachon nói với Sputnik về tầm quan trọng của việc đối thoại giữa quân đội Nga và Mỹ tại Syria.
"Chúng ta càng trao đổi nhiều càng tốt... Chúng tôi nói chuyện với người Nga trong vấn đề nay... Đối thoại nhiều hơn giúp ta dễ dàng tránh được những đánh giá không chính xác", ông Pachon tuyên bô.
Theo ông, kênh được tạo ra để ngăn chặn xung đột với Nga đang "hoạt động tốt", nhưng ông lưu ý rằng quân đội Mỹ bị cấm hợp tác với Nga.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Mỹ và Nga có thể vượt qua những khác biệt về Syria ở cấp chính trị. Bộ cũng nhăc nhơ vê thỏa thuận Nga Thổ Nhĩ Kỳ về việc ngừng bắn tại Idlib và sự ủng hộ của Matxcơva đối với thỏa thuận giai phap chính trị trong SAR.
Kể từ năm 2014, Mỹ và các đồng minh đã tiến hành một chiến dịch chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria. Họ hoạt động tai Syria mà không có sự đồng ý của chính quyền quốc gia.
Theo Danviet
Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Ukraine: Con dao hai lưỡi với Kiev Ukraine và Trung Quốc đang tăng cường quan hệ đối tác trong những năm gần đây khi mà Kiev cần tiền để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khi Bắc Kinh lại muốn nắm trong tay công nghệ của quốc gia Đông Âu. Tuy nhiên, một quan chức Lầu Năm Góc trong chuyến đi tới Kiev hồi tháng 9 cảnh báo các...