Lầu Năm Góc chỉ thị nghiên cứu khả năng tấn công hạt nhân ở Đông Âu
Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ thị tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm mô phỏng tác động của xung đột hạt nhân đối với nền nông nghiệp toàn cầu.
Theo thông báo mời thầu được đăng tải trên nền tảng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược của chính phủ, nghiên cứu sẽ tập trung vào các khu vực “ngoài Đông Âu và Tây Nga”, nơi dường như là tâm điểm của việc triển khai vũ khí hạt nhân giả định trong mô phỏng.
Dự án này sẽ do Quân đoàn Công binh Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kỹ sư (ERDC) dẫn đầu.
Theo thông báo được đăng vào đầu tuần này, ERDC đã chọn Terra Analytics, công ty có trụ sở tại Colorado chuyên về phân tích và hình ảnh hóa dữ liệu nâng cao, làm nhà thầu. Tuy nhiên, thông báo nêu rõ rằng các nhà thầu tiềm năng khác cũng được mời chia sẻ đề xuất, nếu họ có thể cung cấp các dịch vụ tương tự.
Thông báo liệt kê các yêu cầu mà nhà thầu phải đáp ứng – chẳng hạn cung cấp nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất, giám sát và các hạng mục khác cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, nhà thầu sẽ cần kết hợp lập bản đồ trên không vào mô phỏng và mô hình hóa một kịch bản, trong đó “sự kiện hạt nhân không phá hủy” sẽ diễn ra. Chi phí của hợp đồng đã được ấn định ở mức 34 triệu USD.
Video đang HOT
Không rõ Lầu Năm Góc dự định sử dụng nghiên cứu này thế nào. Tuy nhiên, chỉ thị này được đưa ra vào thời điểm các cuộc thảo luận về cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng gia tăng do xung đột ở Ukraine và bất đồng ngày càng lớngiữa NATO và Nga.
Nhiều chuyên gia cảnh báo cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và liên minh do Mỹ dẫn đầu có thể dẫn đến một thảm họa hạt nhân. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Washington và Moskva kiểm soát kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với khoảng 5.000 và 5.500 đầu đạn.
Tháng trước, tờ New York Times đưa tin chính quyền Mỹ đã phê duyệt phiên bản mới của chiến lược hạt nhân. Theo tờ báo này, tài liệu đã chỉ thị các lực lượng Mỹ chuẩn bị cho các cuộc đối đầu hạt nhân có thể xảy ra với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.
Về phần mình, Nga liên tục cảnh báo rằng việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine có thể làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện tại, biến nó thành một cuộc chiến tranh thế giới. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Nga đã cân nhắc việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này để chuẩn bị cho các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Tuy nhiên, Moskva luôn nhấn mạnh không bao giờ được phép tiến hành chiến tranh hạt nhân, bác bỏ những cáo buộc của phương Tây.
Mỹ phát triển phi đội 'máy bay Ngày tận thế' mới
Chúng có khả năng phục vụ như một sở chỉ huy di động trong điều kiện chiến tranh hạt nhân.
Một binh sĩ Mỹ đứng canh gần máy bay E-4B Nightwatch. Ảnh: military.com
Không quân Mỹ sẽ phát triển một phi đội máy bay mới cho chiến tranh hạt nhân, được gọi là phi đội "Máy bay Ngày tận thế".
Theo hãng tin Reuters, những chiếc máy bay này có khả năng bảo vệ phi hành đoàn và hành khách trước các vụ nổ hạt nhân. Tập đoàn Boeing đã bị loại khỏi cuộc cạnh tranh nên hợp đồng có thể thuộc về Sierra Nevada Corp.
Lực lượng Không quân Mỹ có kế hoạch ký kết hợp đồng chế tạo "Máy bay Ngày tận thế" mới vào năm 2024. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không bình luận về việc liệu họ có nhận được lời đề nghị từ các công ty khác hay không.
Ngày nay, "Máy bay Ngày tận thế" của Mỹ là E-4B Nightwatch. Thời hạn hoạt động của nó sẽ hết hạn vào năm 2030.
Boeing cũng xác nhận rằng Không quân Mỹ đã loại tập đoàn này khỏi cuộc cạnh tranh để phát triển phiên bản tiếp theo cho E-4B Nightwatch, làm rung chuyển cuộc chiến chế tạo phiên bản kế nhiệm của máy bay được gọi là "Máy bay Ngày tận thế" nhờ khả năng sống sót sau chiến tranh hạt nhân.
Hai nguồn tin quen thuộc với tình hình cho biết Boeing - nhà sản xuất của E-4B đang hoạt động- và Không quân Mỹ đã không thể đạt được thỏa thuận về quyền dữ liệu và các điều khoản hợp đồng, trong đó nhà sản xuất máy bay Mỹ từ chối ký vào bất kỳ thỏa thuận giá cố định nào có liên quan đến vấn đề này do lo ngại chi phí vượt quá giới hạn đã thỏa thuận.
Boeing hồi tháng 10 vừa qua cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi đang tiếp cận tất cả các cơ hội hợp đồng mới với quy định bổ sung để đảm bảo chúng tôi có thể đáp ứng các cam kết và hỗ trợ hoạt động kinh doanh lâu dài của chúng tôi".
Đơn vị quốc phòng của Boeing đã lỗ 1,3 tỷ USD trong năm nay cho các chương trình phát triển với giá cố định bao gồm Starliner của NASA và chiếc "Không lực 1" (Air Force One) tiếp theo. Theo đánh giá của Reuters, hãng đã lỗ 16,3 tỷ USD cho các chương trình giá cố định kể từ năm 2014.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Boeing đã tìm cách chứng minh với những nhà đầu tư rằng công ty đang tìm kiếm các điều khoản hợp đồng có lợi hơn trong các giao dịch trong tương lai với Lầu Năm Góc.
Theo dự kiến Mỹ sẽ chi khoảng 890 triệu USD trong năm tài chính 2024 để phát triển phi đội máy bay "Ngày tận thế". 8,3 tỷ USD khác sẽ được phân bổ cho chương trình này cho đến năm 2028.
Hiện tại, E-4B Nightwatch được sử dụng để phục vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nó được thiết kế như một trạm chỉ huy di động. Máy bay có thể chịu được các vụ nổ hạt nhân và ảnh hưởng điện từ. Mỹ có 4 chiếc E-4B đang hoạt động nhưng chỉ một chiếc trong số đó luôn sẵn sàng chiến đấu.
Những chiếc E-4B có thể bay trên bầu trời cả tuần nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Tất cả các thiết bị trên may bay đều được bảo vệ trước những tác động từ các vụ nổ hạt nhân. Máy bay cũng có sức chứa lên đến hàng trăm người.
Lo ngại dấy lên sau khi Mỹ kích hoạt tập trận hạt nhân Global Thunder 23 Khi Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) kích hoạt cuộc tập trận hạt nhân Global Thunder 23, nhiều mối lo ngại xung quanh nó đã dấy lên. Các máy bay ném bom hạt nhân B-52H của Mỹ. Ảnh: USAF Văn phòng báo chí của STRATCOM đã phải nỗ lực hết sức để xoa dịu những lo ngại về các cuộc tập trận...