Lầu Năm góc cảnh báo Trump: Quân đội Nga rất nguy hiểm
Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Lầu Năm góc vừa công bố một báo cáo đánh giá mới về sức mạnh của quân đội Nga, cảnh báo mối đe dọa quân sự đang ngày càng tăng từ đối thủ số 1 của Mỹ.
Lầu Năm góc vừa công bố báo cáo về sức mạnh của quân đội Nga
Cụ thể, báo cáo dài 116 trang của Lầu Năm góc có tựa đề: “Sức mạnh quân đội Nga: Xây dựng quân đội để hỗ trợ cho tham vọng cường quốc vĩ đại” đã phác họa bức tranh về một nước Nga đang chống lại Mỹ và khao khát xây dựng lại một đất nước hùng mạnh như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
“Điện Kremlin tin rằng, Mỹ đang tìm cách thay đổi chế độ ở Nga”, báo cáo viết. Moscow bắt đầu lo lắng về nỗ lực của Washington để thay đổi chế độ ở Moscow trong suốt các cuộc Cách mạng Màu ở Đông Âu đầu những năm 2000. Nga cũng cho rằng Mỹ nhúng tay vào Cách mạng Mùa xuân Ả-rập năm 2010 và năm 2011 cũng như việc lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych năm 2014.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo, quân đội Nga ngày nay đang phát triển dựa trên di sản thời Liên Xô nhưng đã hiện đại hóa các khả năng và học thuyết của mình cho phù hợp với thời đại nhằm giúp đất nước lấy lại vị thế là một cường quốc thế giới như thời Chiến tranh Lạnh.
“Quân đội Nga đã phát triển dựa trên các học thuyết, cấu trúc và khả năng của Liên Xô và vẫn phụ thuộc nhiều vào các nền tảng của Liên Xô. Tuy nhiên, người Nga đã hiện đại chiến lược, học thuyết và chiến thuật quân sự bao gồm sử dụng các vũ khí không đối xứng như vũ khí không gian mạng và hành động gián tiếp như những gì đã diễn ra ở Ukraine”, báo cáo viết.
“Nga đang xây dựng khả năng của lực lượng thông thường bên cạnh việc hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân để tạo ra một đội quân cân bằng hơn. Moscow đã tăng cường phát triển vũ khí tấn công chính xác và gần đây đã thử nghiệm trong cuộc chiến ở Syria, giúp nước này có khả năng phi hạt nhân tối tân để tác động vào chiến trường. Mục tiêu lâu dài của Moscow là xây dựng quân đội được chuẩn bị để có thể tiến hành các cuộc xung đột từ chiến tranh cục bộ, chiến tranh khu vực cho đến một cuộc xung đột chiến lược có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân”, báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo được công bố trong thời điểm chính phủ Mỹ đang chia rẽ về cách xử lý mối đe dọa gia tăng từ Nga. Trong khi Tổng thống Donald Trump dành nhiều lời khen có cánh cho Tổng thống Vladimir Putin và háo hức gặp nhà lãnh đạo Nga bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức vào tuần tới thì Quốc hội Mỹ lại chọn cách tiếp cận khác khắc nghiệt hơn nhiều. Thượng viện Mỹ gần đây đã thông qua đạo luật cho phép thiết lập các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga.
Theo Danviet
Chuyên gia Trung Quốc bình luận về kế hoạch hiện đại quân sự của Việt Nam
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, những động thái quân sự của Việt Nam trong những năm gần đây như mua sắm trang bị là đáng chú ý, tất nhiên là Trung Quốc cần phải thận trọng, nhưng không cần phải thổi phồng mối đe dọa quân sự của Việt Nam.
Về vấn đề này, Lưu Tử Quân cho rằng, Việt Nam và các nước ngoài khu vực đang tăng cường hợp tác quân sự, kéo các nước khác vào các tranh chấp Biển Đông, sẽ chỉ làm cho tình hình trong khu vực phức tạp hơn, không giúp giải quyết vấn đề (đối với Trung Quốc).
Ông Trương Quốc Phong cho biết, Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thị trường vũ khí quốc tế. Từ năm 1990, khu vực Đông Nam Á nhập khẩu trang bị vũ khí có xu hướng ngày càng tăng. Những quốc gia đáng chú ý nhất là Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Các quốc gia này nhập khẩu chủ yếu là các trang bị vũ khí cho lực lượng hải quân.
Việc hiện đại hóa quân sự ở các quốc gia Đông Nam Á tập trung vào việc nâng cao khả năng chiến đấu trên biển, họ không ngần ngại chi tiêu để hiện đại hóa hải quân là nhằm để tìm kiếm lợi ích hàng hải lớn hơn, Lưu Tử Quân cho biết.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chương trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam khác hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Việt Nam không chỉ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà còn cả quần đảo Hoàng Sa. Để đảm bảo và bảo vệ các lợi ích hàng hải và chủ quyền của mình, Việt Nam phải phát triển lực lượng biển, Trương Quốc Phong cho biết. Trong khi đó, Lưu Tử Quân cho rằng, trên Biển Đông, lợi ích kinh tế Việt Nam thu được chiếm 20% GDP của cả nước, và trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Quân đội Việt Nam sẽ tăng cường cường độ mua sắm trang bị vũ khí, nhằm để bảo vệ các lợi ích của họ.
"Dư luận quốc tế" rất quan tâm đến làn sóng mua sắm trang bị của quân đội Việt Nam. Các nhà phân tích tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo hướng này nhằm để tăng cường khả năng "răn đe đáng tin cậy" theo chiều hướng đi lên, khi Việt Nam hoàn thành việc triển khai các trang thiết bị vũ khí đã mua sắm, khả năng kiểm soát Biển Đông của Việt Nam sẽ đạt được một mức độ chưa không thể tưởng tượng.
Về vấn đề này, GS Trương Quốc Phong và nhà bình luận Lưu Tử Quân đều cho rằng, trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu các loại trang bị vũ khí tiên tiến nhất. Nhưng đại đa số các trang bị vũ khí hiện đại trên đều được nhập khẩu, hệ thống phòng thủ quốc gia của họ chưa có được sự hỗ trợ lớn từ chương trình hiện đại hóa quân sự, việc sử dụng các loại vũ khí nhập khẩu cũng có các giới hạn, như hậu cần và các khía cạnh khác. Vì vậy, đối với Trung Quốc, những động thái quân sự của Việt Nam trong những năm gần đây, việc mua sắm trang bị là đáng chú ý, tất nhiên là Trung Quốc cần phải thận trọng, nhưng không cần phải thổi phồng mối đe dọa quân sự của Việt Nam.
Hồ Trung Nghĩa (lược dịch)
Theo Infonet
Vũ khí ưa thích của đặc nhiệm Spetsnaz Nga Lực lượng Spetsnaz của Nga được tự do lựa chọn những vũ khí tinh gọn, hiện đại, phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ. Là lực lượng đặc nhiệm ưu tú nhất của Nga, Spetsnaz được ưu tiên biên chế những vũ khí hiện đại và hiệu quả nhất. Vũ khí tiêu chuẩn của lực lượng Spetsnaz là các phiên bản súng trường...