Lầu Năm Góc ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga
Sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho quân đội dội nhiều loạt tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng khắp Ukraine, Lầu Năm Góc ngấm ngầm đồng ý để Kyiv tập kích sâu vào lãnh thổ Nga bằng máy bay không người lái (UAV).
Hình ảnh được cho là hiện trường bị tấn công gần một chiếc Tu-22M tại căn cứ Dyagilevo hôm 6.12. Ảnh IMAGESAT
Kể từ khi có các đợt tấn công của lực lượng vũ trang Nga vào những mục tiêu cơ sở hạ tầng trên đất Ukraine vào tháng 10, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh cách đánh giá mối đe dọa liên quan đến chiến sự tại đây, theo báo The Times của Anh hôm 10.12.
Một trong những điều chỉnh quan trọng liên quan đến cách đánh giá về khía cạnh liệu các chuyến hàng vũ khí cho Kyiv có thể dẫn đến đối đầu quân sự giữa Nga và NATO hay không.
Lầu Năm Góc “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công bằng UAV sâu trong lãnh thổ Nga
Điều này cho thấy thay đổi đáng kể sau hơn 9 tháng bùng nổ chiến sự giữa Ukraine và Nga. Theo đó, Washington giờ đây tiến gần hơn đến khả năng cung cấp vũ khí tầm xa hơn cho Kyiv.
“Chúng tôi vẫn sử dụng những cách tính toán về nguy cơ có thể dẫn đến leo thang chiến sự như trước đây, nhưng nỗi sợ hiện khác trước”, The Times dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ nói. Mọi chuyện đã thay đổi sau khi nhiều khu vực lâm vào tình trạng cúp điện, thiếu nước, thiếu khí đốt trong bối cảnh mùa đông.
Washington giờ đây ít lo ngại hơn về khả năng những đợt tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga có thể dẫn đến leo thang đáng kể về nguy cơ gia tăng đối đầu quân sự.
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh REUTERS
Trước đó, Lầu Năm Góc cảnh giác với khả năng Ukraine tấn công Nga vì lo ngại Điện Kremlin có thể giáng đòn trả đũa bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chuyển sang tấn công các quốc gia láng giềng là thành viên NATO.
Dù có sự chuyển biến, Washington cũng không muốn công khai quyết định ủng hộ Ukraine tấn công Nga bằng UAV. Quan điểm của Nhà Trắng hiện nay được thể hiện thông qua phát biểu trong tuần này của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken: “Chúng tôi không khuyến khích và cũng không tạo điều kiện cho người Ukraine tấn công lãnh thổ Nga”.
UAV tự sát Lancet của Nga – mối đe dọa mới trên chiến trường Ukraine
Tuy nhiên, một nguồn tin quốc phòng Mỹ lại nói: “Chúng tôi không thể bảo Kyiv rằng “Đừng tấn công người Nga [trên đất Nga hoặc Crimea]. Chúng tôi không thể nói họ cần phải làm gì. Họ có thể sử dụng vũ khí theo ý muốn. Tuy nhiên, khi họ dùng những dòng vũ khí do chúng tôi viện trợ, điều duy nhất chúng tôi yêu cầu là quân đội Ukraine phải tuân thủ luật chiến tranh quốc tế và theo các công ước Geneva”.
Bên cạnh đó, người Mỹ cũng yêu cầu quân Ukraine không tấn công các gia đình Nga và không triển khai các vụ ám sát.
Trong phạm vi các yêu cầu trên, Kyiv giờ đây áp dụng cách tấn công quyết liệt hơn, dai dẳng hơn nhằm vào các mục tiêu trên đất Nga. Ukraine cũng tỏ ra thận trọng không sử dụng UAV do mình sản xuất, hoặc vũ khí do Mỹ cung cấp. Các UAV vừa được sử dụng vừa qua dựa vào những hệ thống Tupolev TU-141 Strizh phát triển từ thời Liên Xô, và được tái lập trình để tăng tầm bắn cũng như mang theo đầu đạn đáng kể và di chuyển tầm thấp.
Chính quyền Mỹ ‘nhức đầu’ vì Ukraine thúc giục cung cấp đạn, bom chùm
Các TU-141 trên đã được Ukraine triển khai trong 3 đợt tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự trên đất Nga cách biên giới hai nước khoảng 480 km. Số UAV này có thể di chuyển với tốc độ gần 1.000 km/giờ ở tầm thấp, như tên lửa hành trình.
Video tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ lao mũi xuống đường băng, phi công thoát hiểm trong gang tấc
Viên phi công đã buộc phải nhảy dù phóng vọt lên không trung khi chiếc máy bay chiến đấu F-35B Lightning II gặp nạn trên đường băng.
Chiếc máy bay F-35B chúi mũi xuống đường băng. Ảnh cắt từ video - NBC News
Vụ tai nạn xảy ra ngày 15/12 tại một căn cứ Căn cứ Dự bị Liên hợp Trạm Không Hải quân Fort Worthở bang Texas (Mỹ) ngay khi chiếc chiến đấu cơ trị giá 100 triệu USD vừa hạ cánh xuống đường băng.
Mặc dù hoàn cảnh chính xác của sự cố vẫn chưa rõ ràng, nhưng video xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cho thấy chiếc F-35B đang lơ lửng hạ cánh thẳng đứng từ trên không trung, khi vừa chạm xuống đường băng thì nảy lên rồi bật chúi mũi, va mạnh xuống mặt đường.
Chiếc F-35B tiếp tục dúi đầu, miết trên đường băng và quay 180 độ, hướng đuôi về phía trước, rồi lại quay 180 độ ngược trở lại. Đúng lúc này phi công phóng vọt lên không trung, bung dù và hạ cánh xuống gần đó.
Điều đáng chú ý là đây là minh chứng cho khả năng "cứu nạn" của ghế phóng Martin-Baker US16E được lắp đặt trên chiếc F-35B, giúp nó hoạt động an toàn cả với máy bay hầu như đã dừng lại trên mặt đất.
Xem video ghi lại toàn cảnh vụ tai nạn tại căn cứ Fort Worth ngày 15/12 (Nguồn: The Drive)
Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/12, Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Tướng Pat Ryder xác nhận về vụ tai nạn và cho biết phi công đã nhảy ra ngoài an toàn. Ông nói thêm rằng một phi công Mỹ đang điều khiển máy bay vào thời điểm đó và chiếc F-35B sẽ được giao cho chính phủ, nhưng không nói cụ thể khách hàng dự định cuối cùng có thể là ai.
Cơ sở sản xuất F-35 chính của Lockheed Martin ở Fort Worth dùng chung đường băng với Căn cứ Dự bị Liên hợp Trạm Không Hải quân Fort Worth.
Sự việc xảy ra sau một sự cố vừa cách đây hai tuần cũng liên quan đến một chiếc F-35B của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy hai vụ việc có liên quan với nhau. Chiếc F-35B của Thủy quân Lục chiến bị gãy bánh mũi sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Căn cứ Không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản.
Chiếc máy bay gặp nạn được bọc kín phần mũi. Ảnh: NBC News
Ngày 15/12 cũng là ngày kỷ niệm chuyến bay đầu tiên của F-35A, diễn ra vào ngày 15/12/2006. Lần đầu tiên một biến thể F-35B cất cánh là vào ngày 11/6/2008.
Đây không phải là lần đầu tiên một chiếc F-35B - với khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng giống như một chiếc trực thăng - bị rơi trong những năm gần đây. Năm ngoái, một chiếc F-35 đã lao khỏi sàn đáp của hàng không mẫu hạm và chìm xuống Địa Trung Hải. Đầu năm nay, hải quân Mỹ cũng mất một chiếc F-35C trong quá trình tham gia hoạt động tuần tra trên Biển Đông, máy bay không hạ cánh thành công xuống tàu sân bay và lao xuống biển.
Năm 2021, một chiếc F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh cũng gặp sự cố tương tự khi máy bay đã lao xuống biển Địa Trung Hải trong quá trình cất cánh từ tàu sân bay. Năm 2020, một chiếc F-35B khác đã bị rơi gần căn cứ quân sự El Centro, bang California, sau khi va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130J. Vào năm 2014, một chiếc F-35A của Lực lượng không quân Mỹ cũng bị cháy rụi sau khi gặp sự cố về động cơ.
Máy bay F-35 của Mỹ đã gặp rất nhiều sự cố trong chương trình phát triển và hoạt động. Ảnh: Defencenews
F-35 Lightning II (Tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau dựa trên thiết kế cơ sở X-35 của dự án phát triển máy bay tiêm kích phối hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như yểm trợ cận chiến, không chiến, ném bom chiến thuật...
Dự án F-35 là dự án nghiên cứu và chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thể hiện qua số lượng máy bay dự tính chế tạo trong khoảng thời gian tới năm 2035 lên tới hàng nghìn chiếc, trung bình dự kiến chế tạo hơn 100 chiếc mỗi năm.
Nhưng trong 20 năm nghiên cứu và phát triển F-35, dự án tiêm kích phối hợp này ngày càng tốn kém và bộc lộ nhiều vấn đề. Chi phí phát triển F-35 đã lên tới 1.700 tỷ USD, trở thành một trong những chương trình vũ khí đắt đỏ nhất thế giới. Bất chấp điều đó, F-35 liên tục gặp hàng loạt trục trặc, từ đơn giản đến nghiêm trọng, khiến dự án trở thành vấn đề "đau đầu" với Lầu Năm Góc.
Trong giai đoạn phát triển và bay thử F-35, chấm dứt vào tháng 4/2018, các kỹ sư của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện 941 lỗi ở dòng tiêm kích tàng hình này.
Tính đến đầu năm 2021, nhà thầu Lockheed Martin đã bàn giao hoặc đang trong quá trình chuyển giao 970 chiếc F-35. Tổng cộng Mỹ và các đồng minh đặt hàng 3.200 chiếc tiêm kích này.
Mỹ cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine: Còn nhiều thách thức trước khi sử dụng ở chiến trường Trong nhiều tháng qua, Ukraine luôn mơ ước sở hữu hệ thống tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao và vận hành hệ thống đó tại Ukraine đặt ra những thách thức về hậu cần đối với quân đội Mỹ. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh: AP Theo các chuyên gia quân...