Lầu Năm Góc bác tin cấm tướng Mỹ nói về tranh chấp Biển Đông
Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin cho rằng Nhà Trắng đã ra lệnh cấm các tướng lĩnh quân đội bàn luận, phát biểu về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lầu Năm Góc bác bỏ thông tin rằng Nhà Trắng ra lệnh cấm các tướng quân đội phát biểu về tình hình Biển Đông – Ảnh: Reuters
Ngày 6.4, tờ Navy Times đưa tin cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đã ra lệnh cấm các tướng cấp cao trong quân đội Mỹ như chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) phát biểu về tình hình tranh chấp tại Biển Đông trong thời gian diễn ra hội nghị an ninh hạt nhân vừa qua.
Hội nghị diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) tuần rồi có sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Navy Times, bà Rice đưa ra quyết định này nhằm tạo nhiều không gian hơn cho Tổng thống Barack Obama nói chuyện chính trị với ông Tập. Navy Times dẫn lời các chuyên gia cho rằng chính quyền Obama với vài tháng còn lại trong nhiệm kỳ, chỉ muốn giảm thiểu những bất hoà với Trung Quốc và tăng cường hợp tác thương mại, vì thế bỏ qua những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, mặc cho các chỉ huy quân đội liên tục cảnh báo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook sau đó nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris hoàn toàn có thể đề đạt ý kiến thẳng thắn lên cho tổng thống và Hội đồng an ninh quốc gia về các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theoWashington Post ngày 7.4.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nhiều lần lên tiếng về việc Trung Quốc quân sự hoá tại Biển Đông – Ảnh: Reuters
Ông Cook nhấn mạnh rằng những ý kiến đó đã được xem xét và đánh giá kỹ. Người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định không hề có lệnh cấm phát ngôn nào như các nguồn tin nặc danh của Navy Times nêu ra.
Đô đốc Harris cũng cho biết những khẳng định về sự bất hoà giữa Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Nhà Trắng là không đúng sự thật. Ông Harris nói rằng những ý kiến riêng của ông trình lên Tổng thống Obama và Bộ trưởng Carter sẽ không còn nhiều giá trị nếu không được giữ kín.
Chỉ huy PACOM cũng khẳng định những quan điểm của ông về nhiều vấn đề tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm việc Trung Quốc quân sự hoá tại Biển Đông, đã từng được phát biểu công khai, thẳng thắn và đã được lắng nghe, xem xét.
Theo Washington Post, Tổng thống Obama thật ra đã chấp nhận nhiều đề xuất của đô đốc Harris, gồm việc cho tàu Hải quân tuần tra nhằm tái thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông. Điều này cho thấy sự dũng cảm của chính quyền Obama trong thời điểm chỉ còn vài tháng làm việc tại Nhà Trắng.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ sẽ tuần tra áp sát đảo nhân tạo trên Biển Đông đầu tháng 4
Hải quân Mỹ dự định vào đầu tháng 4 tiến hành tuần tra áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp trên Biển Đông.
Nhóm tàu đổ bộ Mỹ tuần tra Biển Đông ngày 29.3, từ trái sang: tàu đổ bộ USS Boxer, tàu tiếp tế Walter S. Diehl và tàu đổ bộ USS Harpers Ferry - Ảnh: Hải quân Mỹ
Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với Hải quân Mỹ ngày 1.4 cho biết Mỹ dự định đầu tháng 4 sẽ tiến hành cuộc tuần tra áp sát một đảo nhân tạo trên Biển Đông, lần thứ ba thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc bằng các cuộc tuần tra hàng hải.
Nguồn tin không nêu rõ thời gian, tàu nào của Mỹ tham gia hoạt động lần này.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định lần thách thức này của Mỹ sẽ là cuộc tuần tra áp sát đá Vành Khăn, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại thủ đô Washington, bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân. Tại cuộc gặp đó, lãnh đạo Trung Quốc đã nói với lãnh đạo Mỹ rằng Bắc Kinh không chấp nhận mọi hành vi dưới danh nghĩa tự do hàng hải vi phạm chủ quyền và gây tổn hại đến lợi ích an ninh của nước này.
Reuters nhận định câu nói của ông Tập Cận Bình là lời cảnh báo rõ ràng dành cho Mỹ. Bởi lẽ Mỹ đã tiến hành các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Đặc biệt, các cuộc tuần tra áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam được giới phân tích đánh giá là sự thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Úc tái khẳng định sẽ đưa tàu chiến, máy bay tuần tra Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Úc tuyên bố nước này sẽ đưa tàu chiến và máy bay tuần tra đến Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này. Úc khẳng định chắc chắn sẽ đưa tàu chiến và máy bay tuần tra đến Biển Đông để bảo đảm tự do lưu thông tại khu vực này...