Lau kính nhà cao tầng – không phải nghề độc hại?
Công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng những người thợ “leo”, nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước, vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Công nhân đang làm vệ sinh tại các tòa nhà cao tầng. Ảnh: THANH NGA
Tuổi thọ của nghề thấp
“ Lau kính, sơn phết tòa nhà cao tầng là những công việc nguy hiểm, độc hại nhưng hiện nay chưa có chính sách nào dành cho họ, phần lớn vẫn tùy thuộc vào lòng tốt của chủ doanh nghiệp (DN). Thậm chí, các công việc này còn chưa được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại”. Nhiều năm giám sát và huấn luyện thợ lau kính tòa nhà, anh Nguyễn Viết Toàn, Công ty TNHH TM&DV Bắc Trung Nam, cho biết.
Video đang HOT
Anh Toàn cho hay ngành vệ sinh công nghiệp nói chung và lau kính tòa nhà nói riêng chỉ thịnh hành 10 năm trở lại đây do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cao ốc mọc lên. Tại TPHCM, hiện có khoảng 500 DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các nhóm thợ làm việc riêng lẻ.
Đối với thợ lau kính tòa nhà ở Công ty Bắc Trung Nam, để có thể ra nghề, họ phải trải qua thời gian huấn luyện 3 tháng và phải vượt qua vòng kiểm định. Quá trình tuyển chọn gắt gao do công việc nguy hiểm và môi trường làm việc trên cao nên sau huấn luyện, chỉ 40% lao động mới có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, đến nay, công tác huấn luyện vẫn chỉ do công ty tự xoay xở chứ chưa có một tiêu chuẩn chung nào cho công việc này và cũng chưa có chính sách nào bảo vệ và chăm lo cho thợ “leo”, phần lớn là do DN chăm lo để giữ người.
Anh Toàn cho biết: “Tôi nghĩ rằng công việc lau kính và sơn phết tòa nhà nên được đưa vào danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại để ràng buộc trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tôi mong muốn Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu thực tế này của xã hội để có chính sách hỗ trợ cho người lao động”.
Anh Phan Văn Thìn, công nhân (CN) Công ty Bắc Trung Nam, cho rằng do tính chất công việc nguy hiểm, nặng nhọc nên tuổi thọ của nghề rất thấp, nguy cơ mất việc khi sức khỏe không bảo đảm là rất cao. “Các công ty đều rao tuyển thợ lau kính từ 18-45 tuổi nhưng thực tế, lao động chỉ trụ được đến độ tuổi ngoài 30. Ở công ty tôi cũng vậy, thợ lớn tuổi nhất hiện nay chỉ tầm 30 tuổi” – anh Thìn cho biết.
Cải thiện môi trường làm việc
Không như lau kính tại các cao ốc, công việc chặt cây, mé cành và trong lĩnh vực viễn thông đã được quy định ở danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài mức phụ cấp độc hại, CNVC-LĐ làm nghề, công việc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH ban hành được bồi dưỡng bằng hiện vật (sữa, suất ăn) ở 4 mức (từ 10.000 đến 25.000 đồng).
“Dù được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động nhưng do quá trình thao tác, vẫn có thể có những rủi ro như bị điện giật. Mặt khác, làm việc tại trạm thu phát sóng nên việc bị ảnh hưởng lâu dài bởi sóng điện từ cũng làm tôi thấy lo lắng. Vì vậy, tôi rất mong có cách nào đó giảm thiểu nguy cơ cho những người làm việc trong lĩnh vực viễn thông” – anh Trần Thiên Vũ, nguyên là CN Công ty Viễn Thông Đông Dương – TPHCM, đề đạt.
Ông Lê Xuân Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Lưới điện Cao thế TPHCM, cũng bày tỏ mong muốn điều kiện làm việc của CN ngành điện sẽ được xem xét cải thiện. Các cơ quan chức năng nên xem lại thời gian cắt điện để sửa chữa, nên hạn chế cắt điện ban đêm.
Như vậy, CN sẽ không phải làm đêm vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa nguy hiểm vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng. “Để làm được việc này, mọi người phải tiết kiệm điện để lưới điện không bị sự cố do quá tải. Nếu không có tình trạng quá tải điện thì CN điện sẽ đỡ vất vả hơn” – ông Hồng mong mỏi.
laodong
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Sáng 6.11, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐVN trong tình hình mới.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị đã đánh giá cao những kết quả hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ qua 2 năm thực hiện nghị quyết nói trên, đồng thời cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ trong thời gian tới.
1.397 NLĐ được trở lại làm việc
Từ khi Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật (TVPL) của tổ chức CĐVN trong tình hình mới vào ngày 27.12.2010, công tác TVPL của CĐ thực sự trở thành công cụ, là hoạt động quan trọng để tổ chức CĐ thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ. Bởi vậy, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến nay trong cả nước đã thành lập được 13 trung tâm, 36 văn phòng và 19 tổ TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố và CĐ ngành T.Ư. Các trung tâm, văn phòng TVPL của LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã chú trọng công tác phát triển mở rộng mạng lưới, chỉ đạo, hướng dẫn các LĐLĐ huyện, quận, CĐ KCN - KCX thành lập được 572 tổ tư vấn với 2.628 cán bộ làm công tác TVPL, xây dựng lực lượng nòng cốt CN ưu tú tham gia làm công tác TVPL.
Theo bà Trần Thanh Hà - Trưởng phòng Quan hệ lao động, Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN - để hoạt động hiệu quả, 100% đơn vị đã thống nhất đầu mối quản lý văn phòng TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty và có mối quan hệ phối hợp về chuyên môn với Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh, thành phố. Nhìn chung số lượng vụ việc TVPL, trợ giúp pháp lý do các trung tâm, văn phòng TVPL thực hiện tăng nhanh trong 2 năm 2011 và 2012, các hình thức tư vấn pháp luật phong phú, đa dạng, trong đó hình thức TVPL lưu động được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả (tăng 9.822 vụ việc/năm). Số NLĐ và đoàn viên CĐ được TVPL và trợ giúp pháp lý tăng cao. Số các vụ việc đại diện, bảo vệ NLĐ trước tòa án, tham gia giải quyết tại tòa án năm sau cao hơn nhiều so với năm trước. Các trung tâm và văn phòng TVPL đã tư vấn được 74.717 vụ (tăng 13.500 vụ/năm so với trung bình của 5 năm 2005 đến 2010), với 178 người được TVPL (tăng 53.000 người/năm). Qua TVPL của hệ thống CĐ, đã có 1.397 NLĐ được nhận trở lại làm việc, 3.085 người được chi trợ cấp thôi việc, 5.940 người được nâng lương, 5.379 người được đòi nợ đóng BHXH, 919 người chịu hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tổng số tiền bồi thường là trên 21 tỉ đồng. Kết quả TVPL đã tạo được niềm tin trong CNVCLĐ trong cả nước.
Hạn chế cần khắc phục
Ngoài kết quả đã đạt được, hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong công tác TVPL CĐ những năm tới. Theo đánh giá của các đại biểu dự hội nghị, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TVPL của tổ chức CĐVN trong tình hình mới đã trải qua 2 năm, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng định hướng về tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi tham mưu, giúp việc về hoạt động TVPL, trợ giúp pháp lý tại cơ quan Tổng LĐLĐVN chưa kịp thời trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 883/QĐ - TLĐ về công tác cơ cấu, tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các cấp CĐ theo hướng phải quy định cụ thể, rõ ràng về biên chế, phụ cấp cán bộ chuyên trách của các trung tâm là 2 cán bộ và văn phòng TVPL là 1 cán bộ chưa kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác tài chính, nguồn kinh phí, biên chế, phụ cấp cho cán bộ làm công tác TVPL của các cấp CĐ một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư chưa thực hiện tốt các quy định về thành lập trung tâm TVPL đa số cán bộ TVPL chưa đạt trình độ cử nhân luật, nên năng lực và chất lượng công tác TVPL còn hạn chế một số đơn vị chưa chú trọng đổi mới nội dung và phương pháp TVPL, chưa thu hút và hấp dẫn được NLĐ có nhu cầu TVPL công tác tham gia tố tụng, đại diện bảo vệ NLĐ tại tòa án chưa được chú trọng tại nhiều đơn vị...
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng:
Hoạt động CĐ hiện nay là ngoài phương pháp vận động, chúng ta phải nắm, hiểu luật pháp và tư vấn về luật pháp cho NLĐ để NLĐ, tổ chức CĐ và người sử dụng LĐ hoạt động đúng khuôn khổ của luật pháp. Cần phải xây dựng cho được quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ ở DN. Điều đó rất quan trọng, nó sẽ góp phần cho việc ổn định của từng nhà máy, từng đơn vị, từng xí nghiệp và góp phần cho đất nước chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn sắp tới. Luật CĐ (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nhiều vấn đề quan trọng mà cán bộ làm công tác TVPL CĐ cần phải nắm rõ, làm sao để có nhiều đổi mới, đến được với NLĐ và góp phần làm cho hoạt động của tổ chức CĐ đạt hiệu quả cao nhất.
Theo laodong
Rác "ngoại" bao vây cảng Hải Phòng Lợi dụng kẽ hở của luật pháp, một số doanh nghiệp thời gian qua xin tạm nhập tái xuất để đưa rác thải công nghiệp độc hại vào Việt Nam. Cảng Hải Phòng đang ngập trong "bãi rác" ngoại. Bỗng dưng ôm hơn 6.000 tấn rác Theo ông Cao Trung Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng, cách đây gần 6 tháng,...