“Lẩu di sản” độc đáo tại Hòa Bình
Ngoài vẻ đẹp từ thiên nhiên và kiến trúc, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam – MEDDOM Park (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) còn nổi tiếng nhờ những món ăn rất riêng, với một trong số đó là ‘ Lẩu di sản’.
“Lẩu di sản” là món ăn độc đáo, mang phong cách riêng của Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Món ăn là sự kết hợp giữa các nguyên liệu tươi ngon như: gà đồi, tôm tươi, sườn sụn, thịt bò… cùng với nước lẩu chua chua, ngọt ngọt được hầm từ xương, với hương thơm dịu nhẹ của dứa, một chút sả, tỏi, ớt cho hương vị thêm phần hấp dẫn.
Những loại rau đặc biệt của món “Lẩu di sản”.
Điều đặc biệt ở món “Lẩu di sản” là sự kết hợp của gần 10 loại rau rừng địa phương: rau tam giác mạch, rau tầm bóp, tàu bay, rau dớn, rau xuyến chi, đinh lăng, rau hoa chuối, ngải cứu, ngọn ban non, rau má… được trồng và chăm sóc hoàn toàn tự nhiên trong MEDDOM Park, đảm bảo tươi, sạch từ thu hái đến bàn ăn.
Mỗi một loại rau có hương vị riêng đặc trưng, tạo nên nét độc đáo, riêng có, khó lẫn với các loại lẩu khác. Không chỉ có hương vị riêng, khó quên mà nhiều loại rau còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe như: dễ tiêu, sáng mắt, hỗ trợ lưu thông máu, thanh nhiệt, giải độc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Đến với Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món ăn riêng có với những đặc sản của núi rừng và đắm chìm trong không gian văn hóa nghệ thuật đặc trưng của miền Tây Bắc. Hy vọng, Công viên sớm có cơ hội phục vụ quý khách món ăn độc đáo này!
Cách làm lẩu sườn sụn riêu cua xì sụp cuối tuần
Cách làm lẩu sườn sụn vào những ngày cuối tuần thì sẽ chẳng còn gì tuyệt vời bằng. Một nồi lẩu sườn sụn ngon tuyệt vời cho gia đình bạn.
Cách làm lẩu sườn sụn riêu cua xì sụp cuối tuần
Nguyên liệu làm lẩu sườn sụn
Sườn sụn: 500 gram
Video đang HOT
Xương ống hoặc xương cục: 300 gram
Cua đồng: 500 gram
Bắp bò hoặc ba chỉ bò: 200 gram
Cà chua: 3 quả
Bún hoặc mì: 300 gram
Đậu phụ: 3 - 5 bìa
Gia vị cần có: mẻ (hoặc dấm bỗng, me chua...), mắm tôm, nước mắm,hạt nêm, xì dầu, bột ngọt
Rau ăn lẩu: rau muốn chẻ, hoa chuối, rau chuối, các loại rau thơm, hành lá, tía tô, mùi tàu, rau cải...
Sườn sụn nhúng lẩu là món ngon đặc trưng của người Hà Nội - lẩu sườn sụn hà nội
Bước 1: Ninh sườn sụn
Sườn sụn sau khi mua về bạn rửa sạch với nước muối loãng. Tiếp đến, thái mỏng các phần sườn sụn trên. Lưu ý là bạn cần thái mỏng như thái thịt, không thái dày hay chặt miếng nếu không sẽ rất khó ăn.
Thái xong, bạn bắc một nồi nước lên bếp sau đó đun sôi. Nước sôi, cho sườn sụn vào chần qua để sụn bớt bọt bẩn. Chần xong, vớt sườn sụn ra rồi rửa lại một lần nữa.
Băm nhỏ một chút hành khô sau đó phi thơm. Cho sườn sụn vào xào qua, nêm một chút nước mắm gia vị cho đậm đà. Xào xong, bạn cho sườn vào ninh trong nồi áp suất khoảng 10 phút cho sườn mềm.
Sườn sụn bạn cần thái mỏng khi làm món lẩu - cách nấu lẩu sườn sụn
Bước 2: Nấu nước riêu cua
Cho cua vào rửa sạch sau đó tách lấy thịt. Phần thịt cua này, bạn cho vào cối giã hoặc máy xay và xay nhuyễn cùng một chút muối. Xay xong, bạn lọc kỹ để được nước cua đặc nhất. Với phần gạch cua, bạn dùng tăm và khêu riêng ra bát con.
Bắc nồi nước cua lên bếp và nêm 1 thìa cafe mắm tôm thìa bột ngọt. Bật bếp với mức lửa nhỏ và khuấy đều tay cho đến khi gạch cua nổi lên và kết mảng lại. Đun cho nồi nước cua sôi nhẹ thì tắt bếp.
Vớt hết gạch cua ra một chiếc bát. Phi thơm hành khô băm nhỏ cùng một chút dầu ăn. Hành dậy mùi, bạn cho gạch cua vừa nấu gạch khêu sống vào xào chín. Nêm một chút gia vị cho vừa ăn.
Nấu nước riêu cua - cách làm lẩu sườn sụn
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu nhúng lẩu
Đậu phụ: Đậu phụ thái miếng vừa ăn sau đó cho vào chảo rán vàng. Bạn cũng có thể để nguyên các bìa đậu trắng nếu không thích ăn đậu rán.
Thịt bò: Rửa sạch và cho vào ngăn đá tủ lạnh chừng 15 - 20 phút cho thịt cứng lại. Tiếp theo, bạn lấy thịt bò ra ngoài và thái thành các miếng mỏng vừa ăn.
Rau ăn lẩu: Với các loại rau sống, bạn rửa sạch sau đó ngâm với một chút muối. Với các phần rau khác, bạn rửa sạch rồi vẩy ráo nước.
Chuẩn bị rau nhúng lẩu và các nguyên liệu khác - cách làm lẩu sườn sụn
Bước 4: Hoàn thiện và thưởng thức lẩu sườn sụn
Lọc lấy bát con mẻ. Nếu bạn không dùng mẻ mà dùng quả dọc hoặc me thì bạn cũng bào thịt quả và vắt lấy nước tương tự.
Chế nước dùng cua nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu. Đun sôi nồi nước lẩu sau đó nêm mẻ dấm bỗng gia vị cho vừa ăn. Khi nước lẩu sôi, bạn thả một chút riêu cua vào để làm tăng độ hấp dẫn. Không nên thả toàn bộ lượng riêu cua vì sẽ làm riêu bị vỡ.
Dọn các nguyên liệu khác bao gồm thịt bò, đậu rán, các loại rau sống, rau ăn lẩu, bún... vào bên cạnh nồi lẩu. Khi ăn, bạn thả những phần nguyên liệu mà bạn thích, đun chín trong nồi nước lẩu sôi và thưởng thức.
Lẩu sườn sụn riêu cua - lẩu sườn sụn
Cách làm lẩu sườn sụn với nước dùng ngọt ngon, những miếng sụn giòn tan cùng các loại thịt, rau đặc trưng sẽ làm cho bữa tiệc của bạn trở nên rôm rả hơn bao giờ hết. Vì thế trong những dịp này, mỗi khi quyết định chọn thực đơn thì bạn đừng bỏ qua món lẩu sườn sụn trong danh sách nhé.
Lẩu riêu cua bắp bò giải nhiệt xóa tan tiết trời oi bức Lẩu riêu cua bắp bò dù không hẳn là món ngon mới nhất dạo gần đây. Nhưng, sức hấp dẫn của món ăn này thì vẫn như ngày mới nổi cách đây vài ba năm. Món lẩu - khi nghe qua cái tên đã thấy dễ đánh bay cái nóng, giữa tiết trời tháng 3 thật nắng. Lẩu riêu cua bắp bò là...