Lâu đài trắng xóa này từng là trung tâm spa nổi tiếng 2000 năm trước
Nhìn nơi này giống như một lâu đài bằng bông, một vẻ đẹp rất đặc biệt còn sót lại cách đây 2000 năm.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ được kể một truyền thuyết như thế này: “Vào một ngày, để được gặp thần mặt trăng Serini, chàng trai chăn cừu Andy đã quên vắt sữa dê, khiến sữa chảy không ngừng, phủ kín cả ngọn đồi và Pamukkale ra đời từ đấy”.
Mặc dù truyền thuyết như vậy, nhưng khoa học đã lý giải hiện tượng những ngọn đồi Pamukkale là kết quả của việc bị vôi hóa trong thời gian dài. Thành phần chính của thứ màu trắng này chính là canxi cacbonat. Khi nước mưa ngấm xuống lòng đất, sau một thời gian dài sẽ thoát ra chảy dưới dạng suối nước nóng, một lượng lớn canxi được hòa tan trong quá trình này.
Lâu đài trắng xóa này từng là trung tâm spa nổi tiếng 2000 năm trước
Đá vôi và các khoáng chất trong đá lẫn vào dòng nước nóng, chảy dọc theo sườn đồi, canxi cacbonat lắng đọng lại trên đường đi, theo thời gian tạo thành những bậc thang vôi hóa.
Điểm thu hút nhất ở Pamukkale chính là những bậc thang trắng xếp lớp, giống như những đám mây bồng bềnh trên đồi, vừa giống như nấc thang lên thiên đường.
Pamukkale cũng là một khu nghỉ mát suối nước nóng nổi tiếng có lịch sử 2000 năm. Nhiệt độ nước ở đây dao động từ 36 đến 38 độ C, độ pH 6, rất giàu canxi và magiê.
Việc ngâm người trong suối nước nóng này có thể chữa được bệnh khớp, bệnh ngoài da, phụ khoa, ăn uống không tiêu, suy nhược thần kinh. Đây là một trung tâm spa nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Được biết, ngay cả Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra cũng cực kỳ ưa chuộng nơi này.
Pamukkale không chỉ là một tuyệt tác của thiên nhiên, mà còn là niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ, được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”, thu hút vô số du khách ghé đến.
Với mục đích bảo vệ khu thắng cảnh, du khách phải đi chân trần để vào các bồn tắm, mặc dù “bông” không mịn như vẻ ngoài, khiến việc bước đi trên chúng không hề dễ dàng.
Hiếm có suối nước nóng nào có cả đá vôi như thế này, thế nên không ít du khách không kìm được sự phấn khích mà ngâm mình rất lâu trong làn nước trong veo ấm áp, tận hưởng vẻ đẹp hiếm có.
Ngoài việc mang lại cảm giác sảng khoái về mặt tinh thần, không nên đánh giá thấp tác động thị giác mà Pamukkale mang lại.
Nếu nhìn từ trên xuống, thềm suối nước nóng Pamukkale như một tấm gương, phản chiếu bầu trời xanh và mây trắng, nhìn từ dưới lên là một cảnh tượng rất ngoạn mục giống như núi lửa phun trào dung nham trắng xóa bao phủ toàn bộ sườn đồi.
Ngoài ra, thành phố cổ Hierapolis nổi tiếng cũng nằm ở đây, chỉ cách Pamukkale vài bước chân. Vương triều Pergamon được xây dựng lần đầu tiên vào năm 190 sau Công nguyên, phát triển đến thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.
Thành phố cổ Hierapolis kế thừa phong cách truyền thống của Hy Lạp, cấu trúc xây dựng vẫn mang đậm nét dấu ấn cổ xưa. Những ngôi nhà được xây dựng bên cạnh đường phố, các con hẻm vuông góc với nhau.
Cho đến nay, vẫn còn những tàn tích như nhà tắm lớn, đấu trường, nhà hát lớn và nghĩa trang cổ vẫn được lưu giữ. Trong số đó, nhà hát Haier Poly là một trong những nơi đáng để ghé thăm nhất.
Các ngôi mộ trong nghĩa trang cổ đều được làm bằng đá hoa cương rất đẹp, quan tài được chạm khắc tinh xảo và chỉ có người có địa vị cao mới được chôn cất như vậy. Qua những tàn tích còn sót lại, chứng tỏ nơi này ngày xưa từng rất thịnh vượng.
Lăng mộ đá cổ 100 tuổi giữa lòng Hà Nội
Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải có tính đặc thù cao về kiến trúc, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo, lăng được xây toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ "Đinh", dài 8m, cao 6m.
Lăng mộ đá cổ 100 tuổi giữa lòng Hà Nội
Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội), được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 - 1933). Ông là một đại thần dưới triều Vua Thành Thái thời nhà Nguyễn và cũng là một nhà văn, nhà sử học của Việt Nam.
Nhiều tài liệu ghi nhận, Hoàng Cao Khải là vị quan giàu có, năm 1893 khi về hưu, cụ lập ấp Thái Hà với diện tích khoảng 120 ha, làm nơi an hưởng tuổi già.
Cụ đã dành 1 phần diện tích khu thái ấp, mời thầy địa lý chọn thế đất, xây dựng cụm công trình lăng mộ gồm 14 hạng mục hoành tráng như lăng mộ, đình chùa... nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa cho gia tộc mình.
Ông Nguyễn Văn Năm, tổ trưởng Tổ Tuần tra Nhân dân cụm 9 cho biết, khu lăng mộ thường xuyên trong tình trạng cửa đóng, then cài.
Lăng Hoàng Cao Khải được xây toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ "Đinh", dài 8m, cao 6m. Khu lăng mộ có tính đặc thù cao về kiến trúc, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt, di tích này được xếp hạng là di tích quốc gia.
Để xây dựng và thiết kế khu lăng mộ này, Hoàng Cao Khải đã mời rất nhiều kiến trúc sư người Pháp và người Việt Nam cùng tham gia. Trong đó có kiến trúc sư Nguyễn Duy Đạt (1850 - 1933). Vị kiến trúc sư này được khắc tên trên bia đá, ngay gần cổng vào lăng mộ.
Ngôi mộ bằng đá bên trong khu lăng mộ. Theo phong tục, mộ cụ ông nằm bên trái và vợ bên phải. Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc tinh xảo.
Bên trong lăng mộ nhiều chi tiết đã xuống cấp theo thời gian song vẫn giữ nét cầu kỳ.
Di tích được tận dụng làm trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của Công an phường Trung Liệt.
Một thế giới rất khác giữa lòng Hà Nội lúc nửa đêm Khi màn đêm buông xuống, thủ đô nhộn nhịp thường ngày khoác lên lớp áo tĩnh mịch khác thường. Cái nhẹ nhàng, bình yên của Hà Nội về đêm làm lòng người xao xuyến. Hà Nội về đêm không bóng người Sau hơn một tháng ban hành lệnh cách ly xã hội vì dịch Covid-19, nhịp sống ở Hà Nội dường như chậm...