Lâu đài lớn nhất thế giới
Không chỉ rộng nhất thế giới tính theo diện tích đất, Marlbork còn là lâu đài gạch lớn nhất – xây từ khoảng 30 triệu viên gạch.
Lâu đài Malbork, còn có tên Marienburg, được xây dựng vào thế kỷ 13 bởi các hiệp sĩ Tueton (một trong 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thời Trung cổ, cũng là lực lượng quan trọng trong các cuộc Thập tự chinh). Sau cuộc chinh phục vương quốc Phổ và nhằm củng cố quyền kiểm soát đối với khu vực, những hiệp sĩ này cho xây Marienburg (nghĩa là lâu đài của Mary).
Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu thời trung cổ, đến năm 1945 nó thuộc về Ba Lan và được đổi tên thành Marlbork. Lâu đài nằm trên bờ trũng của sông Nogat, cách biển Baltic khoảng 40 km. Dòng sông tạo thành ranh giới tự nhiên cho khu đất rộng 52 mẫu Anh (hơn 21 hecta), gấp 4 lần diện tích bao quanh lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh. Hai mặt còn lại của lâu đài được bảo vệ bởi đầm lầy và mặt duy nhất, quay về phía nam là mặt để phòng thủ. Toàn bộ khu phức hợp được bao bọc bởi ba vòng tường phòng thủ khép kín, củng cố bằng các hầm ngục và tháp canh. Lâu đài trở thành pháo đài lớn nhất thế giới thời Trung cổ.
Trong một thế kỷ tiếp theo, Malbork được mở rộng, tôn tạo và củng cố cho đến khi nó trở thành lâu đài lớn nhất thế giới, tính theo diện tích đất. Nó cũng trở thành lâu đài gạch lớn nhất cho đến nay. Ảnh: Konrad kerker/Shutterstock
Lâu đài rộng lớn này được hoàn thiện theo từng giai đoạn. Đầu tiên là Upper Castle. Nó là pháo đài trung tâm, được khởi công khoảng năm 1276 và mở rộng đáng kể sau đó. Trong Upper Castle có tu viện, nhà thờ, nhà chương, ký túc xá, nhà ăn, nhà bếp… Middle Castle là trung tâm hành chính, và nơi ở của khách. Outer Castle gồm các văn phòng, nhà ở cho nhân viên…
Lâu đài được xây bằng gạch vì trong vùng thiếu đá xây dựng chất lượng tốt. Tuy nhiên, khi xây dựng, các hiệp sĩ Teuton đều rất quan tâm đến kết cấu nhà, sao cho đủ chắc chắn để lâu đài có thể đứng vững trước những kẻ xâm lược. Do đó, từ 1,2m đến 2,1m chân các bức tường đều được xây bằng đá tảng lấy ở sông. Gạch được nung tại chỗ ở sân ngoài bằng bùn lấy từ sông. Ước tính có khoảng 30 triệu viên gạch được sử dụng cho công trình đồ sộ này.
Điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng lâu đài là từ bên kia sông, đặc biệt là vào buổi chiều, khi gạch chuyển sang màu nâu đỏ đậm dưới ánh hoàng hôn. Ảnh: Traveller
Video đang HOT
Vị trí chiến lược của lâu đài Malbork trên sông cho phép các hiệp sĩ Tueton độc quyền về giao thương cũng như thu phí đường sông từ những con tàu đi qua. Sau khoảng 150 năm cai trị, lâu đài đổi chủ khi bị quân đội Ba Lan chiếm đóng vào năm 1457. Nó trở thành dinh thự hoàng gia của các vị vua Ba Lan trong 300 năm sau đó, dài gấp đôi thời gian mà các hiệp sĩ Teuton cai trị.
Năm 1772, lâu đài bị bỏ hoang, xuống cấp rồi trở thành doanh trại cho quân đội Phổ. Năm 1794, các chuyên gia xây dựng, đứng đầu là kiến trúc sư người Phổ David Gilly, tới khảo sát cấu trúc của lâu đài để cân nhắc giữ hay phá bỏ Malbork. Bản phác thảo của lâu đài vài năm sau đó được con trai của Gilly xuất bản để đông đảo công chúng có thể tiếp cận. Những bản khắc này đã khiến công chúng tìm hiểu lại lịch sử lâu đài và các hiệp sĩ Teuton. Sau đó, công trình trở thành biểu tượng của lịch sử Phổ và ý thức dân tộc. Việc trùng tu được bắt đầu, kéo dài theo từng giai đoạn trong hơn một trăm năm.
Thời Đức Quốc xã, lâu đài trở thành địa điểm hành hương. Đức Quốc xã thường xuyên sử dụng hình ảnh của các Hiệp sĩ Teuton để tuyên truyền và quán triệt tư tưởng cho binh lính. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều cuộc giao tranh diễn ra trong khu vực và lâu đài bị hư hại nặng do pháo kích của quân Đồng minh. Gần nửa công trình bị tàn phá. 70 năm tiếp theo, lâu đài dần được khôi phục theo hình dáng ban đầu, đến năm 2016 mới hoàn thành.
Hiện tại, lâu đài hoạt động như một bảo tàng và Malbork được coi là điểm hút khách “bom tấn” của thị trấn Malbork. Cách dễ nhất để đến lâu đài là xuất phát từ thành phố cảng Gdansk bằng tàu hỏa. Tùy theo loại tàu bạn chọn, thời gian đi mất từ 28 đến 55 phút. Giá vé từ 12 USD.
Tour phổ biến nhất là du khách tự do khám phá lâu đài và cầm theo tai nghe có phát lời thuyết minh thay cho hướng dẫn viên du lịch. Giá thuê thiết bị này là gần 3 USD. Chuyến tham quan lâu đài kéo dài ít nhất ba tiếng. Giá tour cho một chuyến tham quan lâu đài kéo dài 6 tiếng là từ 180 USD.
Khách vào lâu đài có thể sử dụng định vị GPS để tránh bị lạc. Trước đây lâu đài quá rộng, nên khách thường chỉ có thể đi thăm một nửa số phòng và lạc đường. Nơi đây cũng có thêm một số triển lãm mới. Phòng bán vé vào cửa có tủ để đồ cá nhân, nhà vệ sinh… Du khách phải mua vé trực tuyến, thời gian mở cửa cả tuần, từ 9h đến 16h. Giá vé vào cửa từ 12 USD. Hiện tại các phòng trong lâu đài đều đóng cửa ngừng đón khách, chỉ còn “Tuyến đường xanh” – khu vực quanh lâu đài.
Bí ẩn lạ kỳ ẩn giấu bên trong tòa lâu đài sang trọng và ấm cúng của Nữ Hoàng Anh
Lâu đài Windsor vốn đã là nơi ở của Hoàng gia Anh trong hơn 900 năm qua, bởi vậy mọi ngóc ngách trong lâu đài đều ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.
Nữ hoàng Anh Elizbeth II mới đây đã trở về lâu đài Windsor sau kỳ nghỉ hè và bắt đầu ổn định lại cuộc sống tại đây.
Được biết, lâu đài Windsor đã là nơi làm việc và nơi ở riêng của các thành viên hoàng tộc trong suốt 900 năm qua, bởi vậy tòa lâu đài này ẩn chứa nhiều truyền thuyết và bí ẩn đặc biệt.
Không chỉ là một cung điện lộng lẫy, Windsor còn là một pháo đài với đầy rẫy những con đường bí mật bên trong. Điều đó có nghĩa bên trong tòa lâu đài này ẩn chứa nhiều căn phòng và lối đi bí ẩn, ít ai biết.
Khung cảnh ấm cúng và trang trọng trong lâu đài Windsor, nơi Nữ hoàng Anh sinh sống. Ảnh: Hello Magazine, Getty
Theo đó, bộ phim tài liệu The Queen's Palaces (2011) của kênh BBC đã tiết lộ về một đường hầm kín được ngụy trang dưới lớp thảm bên trong lâu đài Windsor. Nữ hoàng Anh có thể sử dụng con đường bí mật này để lặng lẽ rời khỏi lâu đài nếu muốn.
Người dẫn chương trình của BBC Fiona Bruce đã trở thành người đầu tiên được khám phá đường hầm bí ẩn này vào năm 2011. Cô chia sẻ, cảnh tượng về con đường đã phác họa hình ảnh tòa lâu đài thời trung cổ.
Đường hầm tăm tối và bí ẩn đằng sau vẻ ngoài ấm cúng của lâu đài. Ảnh: BBC
Cô Bruce chia sẻ bước xuống bậc thang đá và nhìn thoáng qua đường hầm: "Nếu là một người lính đang bị bao vây trong lâu đài, bạn cần tìm lối thoát cho mình. Và đây chính là con đường sẽ giúp bạn chạy trốn. Con đường này khiến tôi cảm thấy như đang trở lại những năm 1200. Nó rộng tới mức có thể chứa cả một đội quân".
Được biết, đường hầm bí ẩn được đặt tại một căn phòng nhỏ, nằm khuất một góc trong tòa lâu đài nguy nga của nữ hoàng.
Cho thuê nhà giá cao ngất còn sợ hỏng nội thất, chủ nhà trọ đưa ra lệnh cấm kỳ quái khiến MXH sục sôi, kêu gọi tẩy chay vĩnh viễn Một nhà hoạt động xã hội đấu tranh cho quyền lợi người béo và phụ nữ, đã phát hiện ra điều khoản bất thường này và chia sẻ quan điểm lên trang cá nhân của cô với khoảng 17.000 người theo dõi. Zsu và Marcus là hai người đồng sở hữu một ngôi nhà từ thời Trung cổ có tuổi đời lên tới...