Lẩu cua giấy
Trời mưa tầm tã, đang lúc buồn rầu vì lịch công tác bị huỷ do thời tiết xấu thì anh bạn quen có nhã ý mời tôi đi thử món mới, mà anh còn nói chắc như đinh đóng cột là ở Quảng Ninh chưa đâu có…
Anh bạn tôi hỏi, đã bao giờ ăn món lẩu cua giấy chưa? Cua giấy à, có phải nó giống như ghẹ giấy – loại vỏ mỏng nhưng thịt chắc, ăn rất ngọt không? Anh bạn tôi cười lớn bảo nhầm to rồi…
Vậy đó là món gì mà nghe tên gọi thôi cũng đã khiến người ta tò mò thế nhỉ. Vậy là dù trời mưa nhưng chỉ 10 phút sau tôi đã có mặt ở Nhà hàng Biển Bắc (TP Hạ Long). Tôi được anh bạn dẫn đến gặp anh Thương bếp trưởng của nhà hàng, cũng là người sẽ chế biến món lẩu cua giấy cho tôi “thẩm” ngày hôm nay.
Anh Thương cho biết, khác với các món lẩu khác, lẩu cua giấy sử dụng nồi giấy tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu. Lẩu nồi giấy là một phong cách ẩm thực của người Nhật. Loại giấy được dùng trong món lẩu này là giấy dùng trong nghệ thuật xếp giấy Origami, khá dày, có khả năng chống thấm và chịu nhiệt cao, an toàn khi sử dụng để chế biến món ăn.
Giấy được chế tạo đặc biệt, phần giấy tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa sẽ có một lớp phủ dày hơn để giữ nhiệt độ luôn thấp hơn 160C, giúp giấy chịu nhiệt khi bị đốt và nấu thức ăn cùng lúc. Việc sử dụng giấy cũng giúp cho nước lẩu trở nên thanh, ngọt hơn hẳn do chúng đã hút đi những vị đắng, gắt và vị kiềm trong nước lẩu…
Chiếc nồi giấy đặc biệt có khả năng chống thấm và chịu nhiệt cao.
Anh Thương bảo, vì thấy cách ăn lẩu của người Nhật khá độc đáo nên anh đã tìm hiểu và đưa phong cách nồi giấy này về để kết hợp với hải sản Quảng Ninh, cho ra món lẩu cua giấy. Còn nguyên liệu được dùng để chế biến món ăn thì vẫn là những nguyên liệu thuần Việt, như: Cua biển Quảng Ninh, x ương ống và các loại củ quả ( cà rốt, củ cải trắng, hành tây, cà chua, sả, ớt), các gia vị thông dụng và không thể thiếu xốt lẩu chua cay chuyên dùng trong các món lẩu hải sản.
Nguyên liệu dùng để nấu món lẩu cua giấy là những nguyên liệu thuần Việt.
Nguyên liệu chính không thể thiếu đó là cua biển Quảng Ninh.
Về chế biến, đầu tiên chúng ta sẽ cho xương ống cùng các loại củ quả vào nồi ninh trong 4-8h. Sau khi nấu đủ thời gian, chúng ta sẽ cho chút gia vị và xốt lẩu vào nồi nêm nếm cho vừa miệng rồi vớt toàn bộ phần cái, chỉ để lại phần nước dùng.
Cua sau khi được làm sạch, sẽ được cắt làm đôi bỏ vào nồi nước dùng nấu chín. Cuối cùng là trình bày món ăn lên chiếc nồi lẩu đặc biệt. Thay vì dùng bếp ga, hay bếp từ như khi người Việt ăn lẩu, thì với món lẩu cua giấy sẽ sử dụng một chiếc đế chuyên dụng, bỏ cồn khô vào nhóm lửa rồi đặt nồi lẩu giấy lên trên.
Món lẩu cua giấy nhìn thanh tao, đẹp mắt, trên nền giấy trắng, các loại đồ ăn nổi bật với nhiều gam màu rực rỡ. Món lẩu cua giấy khi thưởng thức cũng sẽ có những món ăn kèm như rau mùng tơi, nấm kim châm, bí bầu bào sợi, đậu phụ trắng…Bạn sẽ cảm thấy thật thú vị khi ngọn lửa làm chín thức ăn mà tờ giấy mỏng manh đựng nước lẩu vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.
Món lẩu cua giấy là sự kết hợp tuyệt vời giữa hải sản Quảng Ninh và phong cách ẩm thực Nhật Bản.
Anh Thương cũng cho biết, nồi lẩu giấy có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng nhóm thực khách. Nồi nhỏ dùng cho 2 người ăn thì sử dụng khoảng 800gr – 1kg cua. Khi thưởng thức, tôi cảm nhận vị nước lẩu ngọt đậm đà mà không bị gắt, thịt cua biển tươi, mẩy, ngọt thịt.
Có thể nói, đây là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hải sản Quảng Ninh tươi ngon với phong cách thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, tạo thêm sự lựa chọn cho hành trình trải nghiệm ẩm thực của du khách tại thành phố biển Hạ Long.
Cách nấu lẩu cua biển ngon nhất chỉ với vài bước đơn giản
Cách nấu lẩu cua biển ngon và đơn giản dưới đây sẽ là bí quyết giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác đấy. Đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng lại thơm ngon,
Video đang HOT
Bắt mắt thích hợp trong những buổi họp mặt gia đình và bạn bè. Hãy cùng vào bếp để thực hiện ngay món ăn này nhé
Lẩu cua biển là một món ăn ngon nhưng cách nấu lại không quá phức tạp (Ảnh: Internet)
1. Lẩu cua biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người
Cua biển từ lâu đã là một loại hải sản rất được ưa chuộng vì sự thơm ngon và chất lượng dinh dưỡng của nó. Nếu như cua đồng không tốt cho mẹ bầu thì ngược lại cua biển là thực phẩm cần thiết trong quá trình mang thai của phụ nữ.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng cua biển có nhiều khoáng chất như sắt, canxi, cali,...tốt cho sự phát triển hệ miễn dịch, hoàn thiện về thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, cua biển còn giúp cải thiện trí nhớ, phòng chống ung thư và giúp điều trị hiệu quả chứng trầm cảm, rối loạn tâm lý.
Cua biển không quá đắt, nhưng tại các nhà hàng, quán xá thì món lẩu cua biển lại có giá tương đối cao. Vậy tại sao bạn không tự tay nấu món ăn này ngay trong căn bếp nhà mình, vừa tiết kiệm chi phí mà lại vừa có một nồi lẩu thơm ngon đảm bảo vệ sinh nữa. Không quá phức tạp để có được một nồi lẩu ngon, hãy cùng tham khảo cách nấu lẩu cua biển dưới đây nhé!
Cua biển từ lâu đã là một loại hải sản rất được ưa chuộng (Ảnh: Internet)
2. Cách chọn cua biển ngon
- Tùy vào sở thích mà bạn chọn cua nhiều gạch hay cua nhiều thịt để nấu lẩu. Nếu thích ăn cua nhiều thịt thì nên chọn cua đực với phần yếm dưới bụng nhọn, còn cua cái với phần yếm tròn là to hơn sẽ nhiều gạch hơn.
- Nên chọn cua biển còn sống, cầm lên thấy còn giãy mạnh, các gai trên chân ít bị gãy.
- Ấn vào bụng cua thấy cứng là cua ngon, chắc thịt. Tránh chọn những con cua mềm và hơi xốp.
Nên chú ý một vài điểm để chọn được cua ngon (Ảnh: Internet)
3. Cách nấu lẩu cua biển
Nguyên liệu
Cua biển: 1kg (loại khoảng 3-4 con 1 kg)
Xương ống: 500 gram
Nấm rơm: 200 gram
Cà chua: 3 quả
Rau lẩu: Mồng tơi, cải xanh, bông thiên lý, rau muống,...tùy sở thích
Bún tươi, bún khô, mì gói ăn kèm tùy sở thích
Gia vị: Muối, tiêu xay, ớt, tỏi, hạt nêm,...
Chuẩn bị các loại rau ăn lẩu theo sở thích (Ảnh: Internet)
Sơ chế nguyên liệu
Cua biển:
Cua biển sau khi mua về bạn ngâm với nước muối loãng tầm 10 - 15 phút sau đó rửa sạch lại, nhớ chà kĩ mai của cua. Tách mai cua và dùng que khều lấy gạch để riêng ra bát, còn phần thịt của bạn rửa qua nước muối loãng sau đó dùng nước sạch rửa lại.
Tách mai cua và dùng que khều lấy gạch để riêng ra bát (Ảnh: Internet)
Xương ống:
Nên chọn loại nhiều tủy, phần tủy còn rớm máu. Bạn rửa sạch xương ống sau đó chặt thành khúc khoảng 3 đốt ngón tay.
Rửa sạch sau đó chặt thành khúc khoảng 3 đốt ngón tay (Ảnh: Internet)
Nấm rơm, cà chua, rau lẩu:
Ngâm qua nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại. Cà chua cắt lát vừa ăn, nấm rơm chẻ đôi.
Bạn có thể chọn các loại nấm khác tùy sở thích thay vì dùng nấm rơm (Ảnh: Internet)
Cách thực hiện
Bước 1: Ướp thịt cua biển với một ít hành tỏi băm, 1/3 muỗng tiêu xay, 1 muỗng muối, 1/2 muỗng hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Nếu bạn muốn nấu nguyên con thì dùng que chọc vào phần dưới mai cho cua sau đó ngâm nước muối rồi rửa sạch (Ảnh: Internet)
Bước 2: Bắt một nồi nước luộc sơ qua xương ống trong khoảng 3 phút để sạch chất bẩn, sau đó cho nước vào ninh xương trong 1 tiếng để nước lẩu ngọt ngon.
Hầm xương khoảng 1 tiếng để nước lẩu ngọt ngon (Ảnh: Internet)
Bước 3: Xào cà chua đến khi hơi mềm thì cho gạch cua và xào, khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Xào cà chua mềm thì cho gạch cua vào (Ảnh: Internet)
Bước 4:
Bắt một nồi nhỏ hơn để xào nấm cho thơm, khi nấm vừa mềm thì bạn múc nước ninh xương ống sang để làm nước lẩu. Nước lẩu sôi bạn cho gạch cua đã xào cà chua cùng với thịt cua đã ướp gia vị vào. Đợi nước sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng nữa là đã hoàn thành món ăn này rồi.
Công đoạn cuối cùng là nêm nếm và trình bày món ăn chuẩn nhà hàng (Ảnh: Internet)
Tùy vào sở thích riêng mà bạn có thể cho các loại nguyên liệu khác như nghêu, tôm, mực,...để nồi lẩu vừa ngon mắt, vừa bổ dưỡng hơn. Khéo tay xếp các đĩa rau cho đẹp mắt một chút nữa thì bữa ăn bạn chuẩn bị không kém gì nhà hàng rồi.
4. Một số lưu ý cho bạn
Tuyệt đối chỉ ăn cua đã chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn vì trong cua biển có khá nhiều kí sinh trùng. Những bệnh nhân tiểu đường, thận yếu và người huyết áp cao cũng phải hạn chế ăn cua biển nói chung và lẩu cua biển nói riêng.
Bạn cũng không nên ăn cua biển đã , vì khi lượng vi khuẩn gây hại trong chúng tăng lên rất nhiều.
Không nên ăn cua sống hoặc chưa được nấu chín kỹ (Ảnh: Internet)
Cách nấu lẩu cua biển trên đây khá đơn giản nhưng cũng không kém phần ngon và bổ dưỡng, mong rằng bạn sẽ tự tay nấu được một bữa ăn thịnh soạn, an toàn vệ sinh cho gia đình thay vì phải mất tiền ra hàng quán nhé!
Bản đồ ẩm thực: Bún cù kỳ, bề bề đặc sản độc quyền vùng đất mỏ Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long mà còn có nhiều món ăn đường phố hấp dẫn. Mời bạn cùng ghé nơi đây, thưởng thức một cách kết hợp độc đáo giữa bún với hải sản mà chỉ Quảng Ninh mới có: bún cù kỳ và bún bề bề. Cù kỳ cùng họ với...