Lẩu cá rô, bông súng chữa yếu sinh lý
Tính thành phần dinh dưỡng 100g thịt cá rô đồng ăn được chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, canxi 26,0mg, photpho 131,2mg, sắt 0,03mg và các loại vitamin B1, B2, B3, B12, PP. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc và cách chế biến từ cá rô đồng.
Bún cá rô đồng rau cần chữa đau đầu, chóng mặt: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, rau cần 50g, thêm rau muống, cà chua, hoa chuối, rau thơm. Cách chế biến dễ nhất là cá luộc khéo tay lọc lấy phần thịt nạc ướp gia vị bột nghệ, hành, tiêu tỏi sao chín thơm. Nước luộc cá chắt lấy nước trong rồi cho cà chua mắm muối nấu sôi, khi ăn múc ra tô cho bún rau thêm hành, ngò, cá, ớt, tiêu gia vị sau rưới nước dùng vào, ăn tuần vài lần.
Canh cá rô, rau nhút chữa phong thấp nhức mỏi: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, rau nhút 150g. Cách chế biến: Cá rô luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt, nước luộc cá và xương xay nhuyễn lọc lấy nước nấu sôi cho rau nhút, thêm củ sen, khoai sọ gia vị gừng mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.
Cá rô cuốn rau diếp cá chữa đi cầu ra máu (tràng phong hạ huyết): Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, rau diếp cá 100g, thêm rau xà lách, rau mùi, rau húng quế. Cách chế biến: Cá rô nướng hoặc gỡ lấy thịt quấn rau với chấm nước sốt cà chua ăn tuần vài lần.
Cá rô rau má chữa ho đàm vàng do phế nhiệt: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, rau má 150g. Cách chế biến: Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ, rau má thái thêm gừng mắm muối nấu canh ăn.
Video đang HOT
Cháo cá rô đậu xanh chữa trẻ em nóng nhiệt chậm lớn: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, đậu xanh 100g, gạo ngon 100g. Cách chế biến: Cá rô luộc hoặc nướng chín, gỡ lấy thịt 100g phi dầu hành cho thơm, cháo nấu nhừ sau cho cá mắm muối gia vị ăn.
Cá rô nấu canh lá lốt chữa viêm mũi dị ứng: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con khoảng 200g, lá lốt 100g. Cách chế biến: Cá rô luộc gỡ lấy thịt phi hành tiêu cho thơm, nước luộc cá và xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước nấu sôi, sau cho lá lốt thêm gừng, hành cà chua gia vị vừa đủ nấu sôi qua múc ra tô ăn.
Lẩu cá rô bông súng chữa đau lưng sinh lý yếu: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con 200g, bông súng 100g, có thể thêm giá đậu, cần tây, ngò gai, cà chua, rau ngổ, rau thơm. Cách chế biến: Cá rô đồng làm sạch, nước lẩu nấu xương heo cho ớt, hành gia vị nước vừa đủ nấu sôi nhúng rau ăn.
Canh cá rô rau ngót chữa trẻ mồ hôi nhiều chậm lớn: Nguyên liệu gồm cá rô đồng 3 – 5 con, rau ngót 100g. Cách chế biến: Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, phi cho thơm, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước, rau ngót rửa vò nát, thêm mắm muối nấu canh ăn.
Theo Lương y Minh Phúc
Sức khỏe đời sống
Bệnh đột quỵ ở phụ nữ
Tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ ở phụ nữ thường xảy ra ít hơn nam giới nhưng bệnh tình thường trầm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn.
Những quả bom hẹn giờ
- Nội tiết tố nữ giảm: Nếu với nam giới, nguy cơ đột quỵ thường do lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng... thì phụ nữ thường bị đột quỵ lúc nội tiết tố cạn dần. Nội tiết tố không chỉ "hô biến" một bé gái thành thiếu nữ với ba vòng rõ rệt, làn da mịn màng, giọng nói trong trẻo... mà còn giúp bảo vệ ngăn ngừa đột quỵ. Khi nội tiết tố giảm đồng nghĩa với bệnh tim mạch tăng, nguy cơ đột quỵ tăng. Lúc này cơ thể đã yếu, có nhiều bệnh đi kèm nên tỷ lệ tử vong ở phụ nữ có tuổi sẽ cao hơn nam giới.
- Vòng 2 tăng kích thước: Do chịu trách nhiệm giữ ấm bếp nhà nên các chị thường phải suy nghĩ làm ra những món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng giỏi tính toán để làm vừa đủ, thông thường luôn có tâm lý dư ra một chút. Vả lại, các món ăn không phải lúc nào cũng vừa ý các thành viên trong gia đình. Hàng "ế", hàng dư thừa này là nguyên nhân khiến các chị em tiếc của, tiếc công và họ trở thành "thùng nước gạo" của gia đình. Từ đó cân nặng thay đổi, chẳng mấy chốc mà thừa cân, béo phì. Tăng cân có kèm rối loạn lipid máu... sẽ làm xơ vữa thành mạch máu. Máu di chuyển chậm tạo điều kiện để hình thành cục máu đông. Nếu không được kiểm soát tốt, sẽ "bắc cầu" cho đột quỵ xuất hiện.
- Huyết áp "lên đỉnh": Những người bị tăng huyết áp đột ngột sẽ dễ đột quỵ.
- Tiểu đường gây suy mạch máu: Tiểu đường làm cho mạch máu bị xơ cứng, nhất là mạch máu ngoại vi. Do đó, bệnh tiểu đường được xem như "kẻ mở cửa" cho đột quỵ vào nhà tấn công khổ chủ.
- Ôm đồm, lo toan nhiều việc: Công việc căng thẳng, cuộc sống nhiều lo toan áp lực khiến cho tim co bóp nhanh, áp lực máu tăng cũng gây tắc nghẽn nếu đã có cục máu đông đang lớn dần ở đâu đó trong hệ thống mạch máu.
Ngăn chặn
Đột quỵ xảy ra khi máu lên não bị ngừng trệ. Khi não thiếu máu thì đương sự sẽ xuất hiện các triệu chứng báo động. Tùy lượng máu lên não nhiều hay ít mà triệu chứng nặng hay nhẹ. Nếu chỉ bị tắc nhẹ, sau đó dòng chảy lưu thông được thì chỉ cần theo dõi và sinh hoạt điều độ theo hướng dẫn là bệnh sẽ giảm. Nếu não thiếu máu nuôi hoàn toàn, tình trạng này xảy ra khi bị tắc nghẽn 100% (nhồi máu não) hoặc mạch máu bị vỡ, lượng máu thoát ra khỏi chỗ vỡ sẽ lấn chiếm các vùng của não, khiến não không thể hoạt động được, gây ra hậu quả: liệt nửa người, liệt toàn thân, tử vong. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ như méo miệng, đớ, không nói được; một bên mắt nhìn không rõ, yếu hoặc liệt, hoặc tê tay chân một bên, lú lẫn, hôn mê... cần cấp cứu ngay.
Song, điều tốt nhất không phải là nhận diện đột quỵ và đi cấp cứu mà là phòng bệnh. Cần có lối sống tích cực, năng động, lành mạnh; hạn chế rượu bia, thuốc lá, ăn uống nhiều rau xanh, củ, quả, hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhiều chất béo, ngọt đậm... Người bị bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp, mỗi ngày nên nằm thư giãn hai lần, mỗi lần năm phút, sẽ giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Ngoài ra để phòng tăng huyết áp có thể gây đột quỵ vào buổi sáng, cô Phạm Ngọc Khanh - giáo viên Yoga, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM hướng dẫn: nằm yên, hít - thở bụng trong một-hai phút để cho huyết áp ổn định rồi nghiêng sang phải, tay phải giơ lên đỉnh đầu, tay trái đặt ngang người. Dùng hai tay đỡ người ngồi dậy. Điều này tuy đơn giản nhưng hữu ích.
Cuối cùng, khi thấy mình không còn trẻ, "đèn đỏ" đã tắt, có bệnh mạn tính kèm nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai; mất ngủ; suy giảm trí nhớ, nhức mỏi, tê tay chân..., nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát vì đó là những lời kêu cứu của cơ thể khi não không được nuôi dưỡng đầy đủ.
Theo Phunuonline
Rau hẹ chữa yếu sinh lý Rau hẹ được dùng nhiều để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Nếu có 5 dấu hiệu sau bạn cần ăn hẹ vì bạn đã có những triệu chứng yếu sinh lý. Hẹ là một loại rau ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến đơn giản như ăn sống, xào, nấu canh...Bên...