Latvia phục chế trung tâm do thám thời Liên Xô
Hình ảnh quay được từ máy bay không người lái mới được công bố cho thấy một hệ thống thông tin liên lạc có từ thời Liên Xô mới đây đã được phục chế và triển khai tại Latvia.
Latvia phục chế trung tâm do thám từ thời Liên Xô
Hệ thống mới sẽ được Latvia sử dụng phục vụ các mục đích khoa học (Ảnh RT)
Trong những năm 1960, hệ thống liên lạc đang được triển khai bởi Trung tâm VIRAC của Latvia từng được Liên Xô sử dụng để theo dõi dữ liệu từ các vệ tinh của phương Tây và các hệ thống thông tin liên lạc khác của những quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Đây là hệ thống thu thập thông tin từng được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất và hiện đang được đặt tại khu vực Irbene, nằm cách thành phố Ventspils của Latvia khoảng 40km.
Hệ thống này từng được sử dụng như một phần hệ thống định vị toàn cầu Zevezda của Nga, với tổng cộng 11 hệ thống, trong đó có các hệ thống đặt ở nước ngoài như tại Myanmar, Cuba, Mông Cổ.
Trong quá khứ, tổ hợp ở Irbene từng có tới 3 ăng-ten cỡ lớn và một ăng-ten nhỏ. Ở thời điểm phát triển, số nhân viên và người thân của họ sống và làm việc tại Irbene lên tới hơn 2.000 người.
Video đang HOT
Khi đó, Liên Xô được cho là sử dụng hệ thống này không chỉ để theo dõi quá trình trao đổi thông tin chủ yếu từ Mỹ và các quốc gia thành viên NATO ở Nam bán cầu mà còn để can thiệp vào hệ thống liên lạc giữa các căn cứ tàu ngầm của NATO đặt tại Na Uy.
Người Mỹ đã không phát hiện ra sự hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc trên cho tới năm 1980 khi một vệ tinh của nước này vô tình chụp được ảnh từ ngoài không gian.
Tổ hợp của Liên Xô sau đó tiếp tục hoạt động tới năm 1992. Sau khi Liên Xô tan rã, các kỹ sư Nga được cho là đã tháo rời toàn bộ thiết bị điện tử, phá hủy gần hết hệ thống liên lạc và hệ thống điện. Một trong số các ăng-ten có tên là Uranus cũng đã được đưa về Nga, trong khi hai ăng-ten còn lại được cho là đã bị phá hủy.
Không lâu sau đó, người Mỹ đã tới đây để đánh giá về những năng lực của hệ thống này. Họ rất ấn tượng trước quy mô của công trình và cảm thấy bối rối khi không thu được nhiều kết quả vì người Nga đã phá hủy gần như toàn bộ.
Sau đó, chính phủ Latvia lên kế hoạch “xóa sạch” hệ thống này. Tuy nhiên, Latvia quyết định để cho Học viện Khoa học nước này đưa ra quyết định cuối cùng và trung tâm VIRAC đã được phát triển từ đây.
Hồi tháng 6 vừa qua, một ăng-ten được cải tiến và sơn lại cao đã được lên đỉnh tòa nhà cao 25 mét. Với sự kiện này, một trung tâm thông tin liên lạc phục vụ các hoạt động do thám của Liên Xô trước đây nay đã được chuyển sang thành một kính viễn vọng phục vụ các mục đích khoa học của Latvia.
Khi được hoàn tất, kính viễn vọng nêu trên sẽ lớn nhất châu Âu và thứ 8 thế giới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/RT
Trung Quốc tuyên bố phát hiện 'thiết bị gián điệp' dưới Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố phát hiện một thiết bị lạ và gọi đó là robot gián điệp được ngụy trang như một quả ngư lôi đặt dưới Biển Đông, gần đảo Hải Nam để do thám hải quân nước này.
Cỗ máy lạ nhìn như quả ngư lôi - Ảnh từ CCTV
Tờ China Daily của Trung Quốc ngày 22.8 đưa tin nước này vừa công bố kết quả phân tích, xác định một cỗ máy lạ được một ngư dân Trung Quốc phát hiện cách đây 3 năm thực ra là một con robot gián điệp tự hành do "nước ngoài" đặt gần khu vực đảo Hải Nam.
Đài truyền hình CCTV khẳng định, đó là thiết bị do thám có thiết kế bên ngoài như một quả ngư lôi, bên trong có hệ thống máy vận hành khá phức tạp. Cỗ máy này có khả năng chụp và truyền ảnh bằng hệ thống sợi quang và vệ tinh viễn thông.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho rằng cỗ máy lạ được sử dụng như một robot gián điệp, chụp ảnh lực lượng hải quân Trung Quốc mỗi khi xuất hiện ở Biển Đông. CCTV không cho biết nước nào chế tạo ra và đưa robot đến khu vực này để do thám Trung Quốc.
Bên trong cỗ máy lạ - Ảnh CCTV
Cách đây 3 năm, một ngư dân tên Huang Yunlai ở tỉnh Hải Nam phát hiện ra vật thể lạ dài khoảng 1 m trong khi đang đánh bắt cá ở ngoài khơi đảo Hải Nam, theo China Daily dẫn nguồn từ CCTV.
Huang đưa nó vào đất liền, chụp ảnh và gửi chúng cho Cơ quan an ninh quốc gia. Các chuyên gia nhận định ngư lôi này rất khả nghi nên đem đi phân tích sâu hơn trong phòng thí nghiệm hiện đại của Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng nhiều hình ảnh đã được chụp từ robot gián điệp nói trên và đã được chuyển đến nơi mà những người ở đó đã đặt nó vào Biển Đông. Bắc Kinh cho rằng có thể còn có nhiều cỗ máy như vừa được phát hiện được đặt dưới biển để theo dõi Trung Quốc.
Biển Đông đang là điểm nóng, bị Bắc Kinh âm mưu chiếm lấy toàn bộ, bất chấp những phản đối từ các nước trong khu vực và thế giới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
EU đòi trả tự do cho cảnh sát Estonia bị Nga 'bắt cóc' Liên minh châu Âu (EU) ngày 19.8 yêu cầu Nga trả tự do một sĩ quan cảnh sát Estonia sau khi Moscow cùng ngày này tuyên án 15 năm tù giam đối với ông ta vì tội do thám. Tổng thống Estonia Toomas Hendrik (trái) bắt tay với sĩ quan cảnh sát Eston Kohver trong một sự kiện chính trị ở thủ đô...