‘Lật tẩy’ nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu mới
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian qua, rất nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu mới đã bị lực lượng chức năng ‘lật tẩy’, triệt phá.
Các lực lượng chức năng bắt giữ hàng hóa vi phạm. Ảnh: internet
Vô vàn “mánh khóe”
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ riêng năm 2023, các bộ, ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý 146.678 vụ vi phạm, tăng 4,95% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, các đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ 11.499 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 5.464 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 14.865,347 tỷ đồng ; khởi tố hình sự 616 vụ, 724 đối tượng.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, nhiều “mánh khóe” của tội phạm buôn lậu đã bị phát hiện. Điển hình như trên tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, các đối tượng đã lợi dụng tạm nhập tái xuất, hàng hóa nhập xuất kho ngoại quan, hàng quá cảnh, nhập khẩu nguyên liệu gia công, xuất khẩu… để đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu hàng vào nội địa.
Tại các địa bàn nội địa, đối tượng lợi dụng thành lập nhiều doanh nghiệp, lợi dụng mua bán trái phép, xuất khống hóa đơn nhằm chuyển tiền bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng. Đối tượng triệt để lợi dụng sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến, dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh để buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả…
Video đang HOT
Đối với ma túy, tiền chất ma túy, các đối tượng lợi dụng một số cơ sở sản xuất hàng hóa thông thường để ngụy trang, cất giấu, tập kết số lượng lớn ma túy lên các phương tiện khai thác thủy sản trung chuyển ra nước ngoài tiêu thụ. Với xăng, dầu, đối tượng mua bán, sang mạn trái phép xăng, dầu trên phương tiện khai thác thủy sản vận chuyển về vùng biển Việt Nam bán lại cho phương tiện khai thác thủy sản.
Với mặt hàng pháo nổ, pháo hoa nổ, đối tượng thay đổi quy luật hoạt động, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ ngay từ đầu năm; lợi dụng đêm tối, địa hình biên giới tập kết số lượng lớn pháo nổ lên phương tiện ô tô, mô tô vận chuyển trái phép về địa bàn nội địa; sản xuất trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ giả nhãn hiệu nước ngoài và trong nước để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối với mặt hàng khoáng sản, các đối tượng lợi dụng nơi địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa, khai thác trái phép cát, đá, sỏi, đất sét, quặng, đất hiếm…; hợp thức hồ sơ, làm thủ tục hải quan để buôn lậu đất hiếm được khai thác trái phép ra nước ngoài; mua thu gom số lượng lớn than, quặng, khoáng sản trôi nổi để hợp thức hồ sơ vận chuyển đi tiêu thụ; lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản để tổ chức khai thác cát, đá, sỏi, đất sét, đất hiếm… ngoài khai trường được phép.
Tiếp tục phối hợp đấu tranh chống buôn lậu
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia dự báo, năm 2024, tình hình chính trị – an ninh thế giới, khu vực, xung đột giữa Nga với Ukraine, giữa Israel với lực lượng Hamas tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; giá cả, cung ứng các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tiềm ẩm biến động phức tạp, là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống Nhân dân, gây tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chỉ đạo các ngành, lực lượng, đơn vị, địa phương các cấp nắm tình hình, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, hành vi, mặt hàng nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động; xây dựng chương trình, kế hoạch; tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo; phối hợp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách, quản lý.
Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật, bao che, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật; phản ánh kịp thời tình hình, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp, tham mưu chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình, thực hiện hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn lực lượng, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tổng hợp, tham mưu kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…
Buôn lậu pháo nổ, ma túy nổi lên thành hiện tượng 'nóng'
Cơ quan hải quan đã phát hiện các vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó nổi lên một số hiện tượng 'nóng', nổi cộm liên quan tới vận chuyển trái phép pháo nổ và mua bán ma túy.
Theo Bộ Tài chính, trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục tiềm ẩn, diễn biến phức tạp. Cơ quan hải quan đã phát hiện các vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó nổi lên một số hiện tượng "nóng", nổi cộm.
Đối tượng cùng tang vật trong vụ việc Chi cục Hải quan Sơn La (Cục Hải quan Điện Biên) tham gia phối hợp bắt quả tang đối tượng tàng trữ 30.000 viên ma túy tổng hợp ngày 31.1. Ảnh HQ
Cụ thể, tình hình vận chuyển trái phép pháo nổ có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ chủ yếu sử dụng phương thức lợi dụng phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh. Một số địa phương xuất hiện các vụ việc vi phạm liên quan đến vận chuyển trái phép pháo nổ như Quảng Trị, Nghệ An, Lạng Sơn...
Bên cạnh đó, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước châu Âu, châu Mỹ; tuyến đường bộ từ Lào thực hiện trung chuyển qua Việt Nam qua tuyến đường biển.
Ngoài các mặt hàng trên, cơ quan hải quan cũng kiểm tra, phát hiện việc vận chuyển sách, báo có nội dung không phù hợp với văn hóa phẩm của Việt Nam như vụ việc do Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) phát hiện hành khách nhập cảnh mang theo 69 đầu sách có tựa đề Giáp chiến cộng sản, Khối 8406 tự do dân chủ cho Việt Nam... có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bắt giữ 38 vụ, thu trên 55,4 kg ma túy trong tháng đầu năm
Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại tháng đầu năm, đại diện Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết: trong tháng 1 (16.12.2023 - 15.1), toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.253 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan.
Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.600 tỉ đồng. Cơ quan hải quan đã khởi tố 3 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước xấp xỉ 23 tỉ đồng.
Về công tác phòng, chống ma túy, ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng công an, bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ 38 vụ/49 đối tượng. Trong đó, cơ quan hải quan chủ trì 7 vụ, công an 24 vụ, biên phòng 7 vụ. Tang vật thu trên 55,4 kg ma túy các loại.
Để tiếp tục tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, Tổng cục Hải quan đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, nhất là phương tiện chở hàng hóa xuất, nhập khẩu, hành khách xuất, nhập cảnh có khả năng gia cố thêm thùng, hầm hàng, vách ngăn để chứa pháo nổ, đặc biệt tuyến đường bộ tại các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, Bình Phước, Long An...
Liên quan tới phòng, chống ma túy, phát biểu tại Hội nghị công tác phòng, chống ma túy qua đường hàng không diễn ra cuối tháng 1 tại Hà Nội, nhấn mạnh sự phối hợp liên ngành chặt chẽ mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống ma túy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị lực lượng công an và hải quan cần tăng cường quan hệ phối hợp tốt hơn nữa.
Đặc biệt là việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị công an đóng tại địa phương, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an với ngành hải quan từ lúc phát hiện nghi vấn, có tin báo đến quá trình đấu tranh, triệt phá.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng khẳng định, Bộ Tài chính đang và sẽ tiếp tục dành sự quan tâm cho việc hiện đại hóa trang thiết bị phòng, chống ma túy; sẽ đề xuất đưa việc đầu tư các trang thiết bị phòng, chống ma túy hiện đại vào chương trình mục tiêu để góp phần hỗ trợ các lực lượng đấu tranh hiệu quả hơn.
Hưng Yên: Phá chuyên án sản xuất trái phép pháo nổ, thu giữ gần 369 kg pháo Tiến hành bắt giữ Nguyễn Thế Tú khi đang vận chuyển 2 thùng pháo nổ, khám xét chỗ ở, lực lượng công an phát hiện tại phòng trọ của Tú tàng trữ hàng nghìn quả pháo nổ tự chế. Ngày 1.2, thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Hưng Yên cho...