Lật tẩy “màn kịch” của băng nhóm “quý bà áo đỏ”
Dư luận tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang đang râm ran về một băng nhóm do một phụ nữ to béo có biệt danh Lý “áo đỏ” cầm đầu.
“Cặp đôi hoàn hảo” Khanh – Lý “áo đỏ”
Từ khi sân bay quốc tế Phú Quốc đưa vào hoạt động, thị trường bất động sản tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang được “hâm nóng”. Nhưng tăng nhiệt cùng giá đất, dư luận tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang đang râm ran về một băng nhóm do một phụ nữ to béo có biệt danh Lý “áo đỏ” cầm đầu. Nhóm này bị cáo buộc đã lừa hàng chục hộ dân bỏ túi hơn 120 tỷ đồng, đẩy các nạn nhân đến chỗ mất nhà, gia đình ly tán, vợ chồng ly dị…, nhưng cơ quan chức năng chính quyền sở tại dường như không biết?.
“Cặp đôi hoàn hảo”
Ông Nguyễn Văn Điệp và bà Hà Thị Tư, sinh năm 1922, thường trú tại ấp Bãi Thơm – xã Bãi Thơm – Phú Quốc – Kiên Giang tạo dựng được 24 ha đất tại địa chỉ nói trên.
Đất này do ông Điệp đứng tên, ông Điệp có người con trai là Nguyễn Văn Khanh sinh năm 1965. Năm 2002 ông Điệp chết không để lại di chúc và vợ ông là bà Tư vẫn tiếp tục sử dụng đất này. Ngày 30/8/2008, ông Khanh mang toàn bộ diện tích đất của cha mẹ mình bán cho bà Nguyễn Thị Lý, sinh năm 1960, thường trú tại B4 lô 54 đường Nguyễn Phương Danh – phường Vĩnh Bảo – TP. Rạch Giá – Kiên Giang. Giao dịch mua bán này được UBND xã Bãi Thơm xác nhận cùng ngày. Tổng số tiến giao dịch là 36,2 tỷ đồng Việt nam.
Thực chất bà Lý (biệt danh là Lý “áo đỏ”, vì chuyên mặc áo khoác ngoài màu đỏ) không có tiền để trả cho ông Khanh và cả hai bắt tay vào kịch bản đã lên sẵn. Trước đó, ngày 27/8/2008, bà Lý làm một biên nhận thỏa thuận để xác định số nợ của mình với ông Trần Văn Mạnh, sinh năm 1952 thường trú tại ấp Suối Cát – Cửa Cạn – Phú Quốc, rằng: Bà Lý có nợ tiền ông Mạnh với số tiền 6,27 tỷ đồng, bà Lý thế chấp cho ông Mạnh giấy chứng nhận quyền sử đụng đất (sổ đỏ) mang tên Nguyễn Văn Điệp (cha ông Khanh).
Trong thỏa thuận này bà Lý xác nhận khi nào trả hết tiền cho ông Mạnh thì sẽ lấy lại sổ đỏ. Nhưng mãi đến năm 2010 bà Lý vẫn chưa có tiền để chuộc lại sổ đỏ này và chây ỳ với ông Mạnh. Ông Mạnh đem sổ đỏ này thế chấp cho Cty TNHH Việt Hằng tại 20 đường 30/4 – thị trấn Dương Đông – Phú Quốc để vay 950 triệu đồng. Đến nay bà Lý vẫn chưa có tiền trả ông Mạnh, ông Mạnh không có tiền trả Cty Việt Hằng nên Cty này đã khởi kiện ra tòa. Sổ đỏ 24 ha đất của ông Điệp vẫn do Cty này nắm giữ.
Video đang HOT
Hành vi của Lý – Khanh đã có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo vì sổ đỏ đang thế chấp cho ông Mạnh nhưng “cặp đôi” này vẫn đến UBND xã Bãi Thơm để chứng thực mua bán diện tích đất trong sổ đỏ nói trên. Ông Khanh, bà Lý sau đó còn diễn tiếp màn kịch trên 24 ha đất này để lấy tiền nhiều người khác.
Năm 2008, Cty Đại Cát Hoàng Long đầu tư một dự án liên hợp gồm sân gôn, khu nghỉ dưỡng, thương mại trên xã Bãi Thơm. Diện tích 24 ha này nằm trong dự án đó. Biết đất đã bị qui hoạch nhưng “cặp đôi hoàn hảo” này ngoài việc mang sổ đỏ đi thế chấp còn chia nhỏ diện tích và đem bán cho nhiều người khác.
Ngày 1/6/2011 ông Khanh bán cho bà Đường Thị Minh 2,4 ha với giá 12 tỷ, ông Khanh đã lấy tiền của bà Minh 11,9 tỷ. Ngày 23/6/2011 tại Phòng Công chứng số 2 ông Khanh bán cho vợ chồng ông Lương Hoa Nam 0,7 ha đất với số tiền 4,2 tỷ.
Vợ chồng ông Nam đã trả hết tiền cho Khanh. Ngày 23/2/2011 ông Khanh bán cho bà Phạm Thị Kim Toàn 1 ha với tổng số tiền đã nhận đủ là 7 tỷ. Ngày 6/8/2011ông Khanh bán cho ông Hoàng Đồng 0,6 ha với giá 6,5 tỷ, ông Khanh đã nhận 2,5 tỷ…, danh sách nạn nhân bị cặp đôi này dẫn ra Phòng Công chứng để giao tiền cọc còn dài. Theo điều tra sơ bộ của PLVN thì tạm tính bà Lý thực hiện 14 vụ, thu về 91 tỷ; ông Khanh thực hiện 5 vụ, thu về 32,4 tỷ.
Và những cặp đôi khác cùng tham gia “vũ điệu”
Trong “vũ điệu” của nhóm này, bà Đường Thị Minh ngụ tại 889/1 Nguyễn Trung Trực – An Hòa – TP. Rạch Giá là nạn nhân nặng nề và hiện bi đát nhất. Trước đó bà Lý bán cho bà Minh 3 miếng đất nhưng bà Lý không sang tên chuyển nhượng cho bà Minh mà lấy 3 miếng đất này bán tiếp cho những người khác thu 12 tỷ.
Ngoài ra, bà Lý còn nhờ bà Minh vay mượn thêm hơn 8 tỷ. Bà Lý chây ỳ, bà Minh tố cáo thì bà Lý “mượn” 2,4 ha của ông Khanh để bán cho bà Minh và cấn trừ được 12 tỷ. Số còn lại bà Minh phải gánh chịu bằng cách để ngân hàng phát mãi toàn bộ nhà cửa của mình. Bà Lý hứa mua cho bà Minh một căn nhà để bà Minh ở nhưng đến nay vẫn là lời hứa suông.
Ngày 22/10/2010 bà Lê Mỹ Hạnh thường trú tại ấp Suối Cát – Cửa Dương -Phú Quốc cùng bà Lý đến Phòng công chứng số 2 lập hợp đồng bán cho ông Lê Tấn Khải 4,8 ha đất với tổng số tiền 7,2 tỷ. Đã nhận của ông Khải 6,4 tỷ, nhưng ngày 7/11/2011 bà Hạnh lại mang giấy tờ thửa đất này thế chấp cho Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Phú Quốc vay 2 tỷ. Hiện ông Khải đang tố cáo bà Lý và Hạnh.
Ngày 5/1/2011 ông Lê Tấn Đạt sinh năm 1969, thường trú ấp Suối Cát – Cửa Dương – Phú Quốc ủy quyền cho bà Lý toàn quyền sử dụng, mua bán toàn bộ 1,2 ha đất tại Phòng Công chứng số 2 Phú Quốc… Cùng ngày, phòng công chứng này chứng thực bà Lý bán diện tích đất này cho bà Bùi Thị Kiều Lan – thường trú tại Dương Đông – Phú Quốc. Khi bà Lan làm thủ tục sang tên mới biết bà Lý đã bán miếng đất này cho ông Khải từ lâu. Bà Lan đang tố cáo bà Lý…
Với hành vi dùng đất đã bị qui hoạch, đất của người khác đem bán cho nhiều người, nhóm Lý “áo đỏ” đã chiếm đoạt của người dân số tiền lên tới 120 tỷ đồng. Các nạn nhân liên tục tố cáo băng nhóm lừa đảo này đến các cơ quan thẩm quyền huyện Phú Quốc – Kiên Giang nhưng không hiểu sao chẳng cơ quan nào lên tiếng. Dư luận đang bức xúc và nghi vấn về sự im lặng này. Thiết nghĩ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kiên Giang nên chỉ đạo điều tra xem xét vụ việc để đưa ra ánh sáng.
PV sẽ thông tin tiếp về nghi án lừa đảo quy mô này.
Theo xahoi
Mất nhà vì... thiếu hiểu biểt
Nhiều gia đình rơi vào cảnh mất tài sản do không kiểm soát được việc làm của người đã ủy quyền.
Giao gia sản cho người... được ủy quyền
Ngày 11/2/2010, tại Văn phòng Công chứng Hồ Gươm, vợ chồng ông Ngô Văn Xuân và bà Trần Thị Tơ, chủ sử dụng 300m2 đất ở tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Lý được quản lý, sử dụng và định đoạt diện tích đất ở mà họ đang sử dụng. Bản hợp đồng ủy quyền có công chứng đã biến vợ chồng ông Xuân thành người "coi nhà hộ" cho bà Lý vì với văn bản ủy quyền này, bà Lý có thể nhượng bán, cầm cố, thế chấp cho bất kỳ ai mà không cần hỏi ý kiến vợ chồng ông Xuân.
Ảnh minh họa
Điều này đã trở thành sự thật khi cùng ngày hôm đó, tại cùng Văn phòng Công chứng Hồ Gươm, bà Lý đã đại diện cho ông Xuân, bà Tơ chuyển nhượng 300m2 đất ở cho ông Đỗ Văn Hiếu với giá 800 triệu đồng. Số tiền này được người mua trả hết cho bà Lý ngay tại Văn phòng Công chứng.
Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Hiếu làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tại UBND huyện Sóc Sơn. Lúc này, vợ chồng ông Xuân lại cho rằng họ không bán nhà bán đất và không đồng ý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng mà chỉ ủy quyền cho bà Lý để nhờ vay ngân hàng 100 triệu đồng.
Ông Xuân đã gửi đơn đến UBND huyện Sóc Sơn, không đồng ý để ông Hiếu thực hiện việc sang tên, chuyển quyền sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng. Ông Xuân cho rằng, vợ chồng ông bị bà Lý "lừa" nên không thể thực hiện hợp đồng này được, đồng thời tố cáo bà Lý đến Công an huyện Đông Anh.
Không thể "phủi tay"...
Trong lúc Cơ quan điều tra chưa tìm thấy chứng cứ phạm tội nào của bà Lý, thì người bỏ tiền ra mua đất - ông Hiếu - đã yêu cầu vợ chồng ông Xuân phải bàn giao tài sản theo hợp đồng chuyển nhượng. Ông Hiếu cũng yêu cầu UBND xã Phù Lỗ hòa giải theo luật định để chuẩn bị cho việc khởi kiện ra Tòa.
Tại phiên hòa giải, ông Hiếu yêu cầu vợ chồng ông Xuân bàn giao đất, nếu không thì trả lại tiền mà người "được ủy quyền" bán nhà đất đã nhận theo hợp đồng chuyển nhượng cùng lãi suất hơn một năm qua. Giải pháp này cũng không được ông Xuân đồng ý vì ông cho rằng mình bị lừa nên không trả đất cũng không trả tiền. Như vậy, đến thời điểm này "bị hại" thực sự lại là... ông Hiếu.
Nhưng với các bản hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng được lập tại Văn phòng Công chứng, ông Xuân khó có thể chối bỏ được trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của bên bán theo quy định của pháp luật. Theo ý kiến của nhiều luật sư, nếu bên mua yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể ông Xuân và vợ sẽ bị cưỡng chế giao nhà đất nếu tòa án phán xét vụ kiện này.
Trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp "ủy quyền bán nhà" đã xảy ra và trường hợp này không phải là cá biệt. Người bán "bất đắc dĩ" dù phủ nhận việc mua bán thông qua người ủy quyền, nhưng với những cam kết ủy quyền chắc chắn về pháp lý, họ đã phải "theo lao" thực hiện nghĩa vụ đối với những giao dịch mà họ hoàn toàn không muốn, thậm chí không biết.
Nhiều người tố là bị lừa vì đã ủy quyền cho người khác định đoạt cả gia sản. Cứu cánh của những người đã chót đẩy mình vào rủi ro như thế nào, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Minh Hải về vấn đề này: Thưa Luật sư, trách nhiệm của người ủy quyền đối với các hợp đồng do người "được ủy quyền" thực hiện như thế nào? - Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các nghĩa vụ mà người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Khi xem xét đến hành vi của người được ủy quyền có hợp pháp và phát sinh nghĩa vụ thì phải xem hành vi đó có nằm trong phạm vi ủy quyền hay không. Với vụ việc cụ thể nêu trên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do người được ủy quyền nếu được thể hiện trong hợp đồng, giấy ủy quyền thì người ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ của bên bán, mặc dù họ không trực tiếp ký hợp đồng mà do người đại diện (người được ủy quyền ký). Nhưng người ủy quyền cho rằng họ bị "lừa đảo" nên không đồng ý thực hiện nghĩa vụ của bên bán. Theo quy định của pháp luật, vấn đề này phải giải quyết như thế nào, thưa ông? - Rất khó để xác định được là người ủy quyền có bị "lừa đảo" hay không. Vì trước mặt công chứng viên, khi ủy quyền họ đã ký xác nhận là họ không bị lừa dối hay cưỡng ép. Vì thế, dù có nói là bị "lừa đảo" thì cũng không thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền tin và không có cơ sở để tin là họ bị lừa đảo, cho dù thực tế có dấu hiệu của việc gian dối từ phía người nhận ủy quyền. Đó là hiện tượng "tình gian nhưng lý ngay" đang xảy ra do một số người am hiểu pháp luật đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người khác để trục lợi. Vì thế, trong nhiều vụ việc như thế này, các cơ quan có thẩm quyền cũng không thể quy kết người nhận ủy quyền đã có hành vi phạm tội mà chỉ làm phát sinh các tranh chấp dân sự liên quan đến việc ủy quyền. Trong những vụ việc như trên, cần giải quyết như thế nào mới hợp lý, thưa ông? - Người có tài sản đã đẩy mình vào các tranh chấp dân sự với người mà họ đã ủy quyền và người nhận chuyển nhượng tài sản từ người được ủy quyền. Do đó, cần phải giải quyết một cách khéo léo để tránh gây thiệt hại nhiều nhất đối với họ. Đối với người mua, họ mua ngay tình và đúng pháp luật. Dù người ký hợp đồng chuyển nhượng chỉ là người được ủy quyền nhưng chủ tài sản đã ủy quyền vẫn phải thực hiện hợp đồng. Nếu không thực hiện hợp đồng thì tòa án buộc họ phải thực hiện. Nếu hủy hợp đồng thì phải bồi thường với mức cũng gần bằng giá trị tài sản chuyển nhượng. Do đó, việc thương lượng để tránh gây thiệt hại là cần thiết. Xin cảm ơn ông!
Theo PLVN
Những cuộn chỉ bị nữ quái buôn ma túy biến thành "đồng phạm" Nguyễn Thị Lý, 40 tuổi bị phát hiện tại sân bay, khi xách khoảng 4 kg ma túy tổng hợp, được giấu trong 35 cuộn chỉ. Những cuộn chỉ được Nguyễn Thị Lý biến thành "đồng phạm" Viện KSND Tối cao vừa có cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Lý, 40 tuổi, trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh, và Nguyễn Thị...