‘Lật tẩy’ 9 thuyết âm mưu về COVID-19
Dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới kéo theo vô số thuyết âm mưu nghe thì nguy hiểm nhưng chẳng hề có căn cứ, trong đó có 9 thuyết âm mưu cực kỳ phổ biến.
Năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 lan ra toàn thế giới cũng là lúc các thuyết âm mưu “nguy hiểm” về nguyên nhân gây bệnh xuất hiện. Đáng buồn là cùng với số ca bệnh tăng, ngày càng có nhiều quan niệm và phỏng đoán sai lầm, thậm chí có phần lố bịch. Loại kiến thức giả mạo này lan truyền trên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch ở nhiều nơi.
Tiến sĩ Julian Spinks từ Vương quốc Anh đã thu thập, tìm hiểu và “lật tẩy” 9 thuyết âm mưu về COVID-19 phổ biến nhất hiện nay.
Nhiều người tin rằng COVID-19 do tín hiệu từ cột sóng 5G làm lan ra. (Ảnh: Boomlive)
“COVID-19 lây lan từ sóng 5G”
Tiến sĩ Julian Spinks cũng phải “cạn lời” trước thuyết âm mưu này. Không hề có một cách giải thích hợp lý nào cho giả thuyết bệnh viêm phổi và các bệnh liên quan đến COVID-19 là do tín hiệu từ cột sóng 5G gây ra. Theo thuyết này thì đáng lẽ dịch bệnh sẽ không lan đến những khu vực chưa có điều kiện tiếp cận mạng 5G, và thực tế cho thấy điều này sai hoàn toàn.
“ Khẩu trang làm giảm oxy và gây hại”
Việc đeo khẩu trang rất ít ảnh hưởng đến nồng độ oxy hoặc carbon dioxide trong hoạt động hô hấp của người. Từ trước tới nay, các bác sĩ phẫu thuật vẫn đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc kéo dài mà không gặp ảnh hưởng nào đáng kể. Khẩu trang là thiết bị bảo hộ tiêu chuẩn trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) của tất cả các bệnh viện. Tổ chức về Bệnh hen suyễn và Viêm phổi ở Anh, Tổ chức Phổi Anh quốc khuyến cáo tất cả mọi người sử dụng khẩu trang hàng ngày để phòng dịch.
Đây là biện pháp dễ dàng để ngăn COVID-19 lây lan. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ khuyên mọi người không nên đeo khẩu trang trong lúc tập thể dục vì người dùng có thể khó thở nếu vận động ở cường độ cao.
Đeo khẩu trang là biện pháp dễ dàng để ngăn COVID-19 lây lan. (Ảnh: Pexels)
“COVID-19 không nghiêm trọng hơn bệnh cúm”
Video đang HOT
Cúm cũng có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm. Trong một số năm, dịch cúm bùng phát nghiêm trọng khiến hàng nghìn người chết ở Anh. Nhưng quy mô và độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 ở mức độ hoàn toàn khác. Trong năm 2020, số người chết vì dịch bệnh ở Anh đạt kỷ lục kể từ sau Chiến tranh thế giới II. Ngoài ra, COVID-19 có triệu chứng khác với bệnh cúm, người mắc phải có nguy cơ chuyển biến hoặc tử vong cao hơn hẳn.
“Chỉ người già mới phải sợ COVID-19″
Nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng ở người mắc COVID-19 tăng lên theo tuổi tác và các yếu tố thể chất, bệnh nền khác như béo phì. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp người trẻ tuổi phải nhập viện và phụ thuộc máy thở. Cho dù không mắc bệnh nặng đến mức phải vào viện, người nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn phải trải qua nhiều triệu chứng rất khó chịu như kiệt sức, khó thở, mất vị giác…
Đặc biệt, ngày càng nhiều người mắc COVID-19 đã điều trị khỏi gặp phải các triệu chứng suy nhược tiếp diễn và di chứng lâu dài. Vì vậy, với người mắc bệnh nhẹ, COVID-19 vẫn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguy cơ COVID-19 chuyển biến nghiêm trọng tăng lên theo tuổi tác. (Ảnh: Reuters)
“Nếu không bị ho, chắc chắn tôi không nhiễm SARS-CoV-2″
Theo Dịch vụ Y tế quốc Gia của Anh (NHS), ba triệu chứng chính của COVID-19 là sốt cao, ho liên tục và thay đổi vị giác, khứu giác. Nhưng rất nhiều trường hợp mắc bệnh không có hoặc có rất ít triệu chứng. Vì vậy, người dân nên thận trọng và đi kiểm tra nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số đó.
“Ăn tỏi và uống vitamin có thể ngăn ngừa COVID-19″
Không hề có bằng chứng hay nghiên cứu nào cho thấy việc ăn tỏi, thảo mộc, gia vị cũng như vitamin và vi chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19. Những loại thực phẩm bổ sung này cũng không giúp bệnh nhân thoát khỏi việc nhập viện điều trị.
Ngoài ra, có một số mẹo truyền miệng khác như tắm nước nóng có thể ngăn ngừa COVID-19. Trước đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất sử dụng methanol, ethanol hoặc chất tẩy trắng để điều trị bệnh.
“Vaccine được làm gấp rút và chưa được kiểm tra đúng cách”
Dù quá trình phát triển và sản xuất vaccine đã được đẩy nhanh để kịp thời khắc phục đại dịch toàn cầu, các loại vaccine được cấp phép vẫn đạt tiêu chuẩn phê duyệt của các cơ quan quản lý. Cũng cần lưu ý rằng việc đẩy nhanh tốc độ phát triển vaccine không có nghĩa là các nhà sản xuất đã lược bớt các công đoạn thử nghiệm an toàn. Vaccine COVID-19 cũng không liên quan đến nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ hoặc vô sinh.
Các loại vaccine COVID-19 đều được thử nghiệm trên số lượng tình nguyện viên lớn trước khi được phân bố rộng rãi. Năm ngoái, nhiều người tin rằng tham gia thử nghiệm là cách dễ dàng nhất để nhanh chóng được tiêm chủng.
“Những mũi tiêm chứa vi mạch siêu nhỏ”
Một trong các thuyết âm mưu vô lý khác là các mũi tiêm vaccine chứa vi mạch điện tử siêu nhỏ, các vi mạch này sẽ biến đổi gene của con người.
” Bất cứ ai đưa thú cưng đi tiêm đều biết rằng không có cách nào để đưa vi mạch qua những chiếc kim hẹp được sử dụng để tiêm phòng, cho dù là loại vi mạch kích thước siêu nhỏ đi chăng nữa “, tiến sĩ Spinks cho biết.
Dù những phỏng đoán tương tự phổ biến trên mạng xã hội, việc tiêm chủng cũng không thể làm thay đổi DNA của bất kỳ ai.
Tồn tại một thuyết âm mưu cho rằng các mũi tiêm vaccine có chứa những vi mạch điện tử siêu nhỏ. (Ảnh: Reuters)
“Đại dịch là một âm mưu lớn”
Đây là phỏng đoán yêu thích của những người đam mê thuyết âm mưu. Giả sử đó là sự thật, âm mưu khủng khiếp này sẽ liên quan đến hàng triệu bác sĩ, nhà khoa học và chính trị gia trên toàn thế giới. Liệu những nhân viên ICU có vui lòng trải qua nhiều tháng dài căng thẳng, đau buồn và chấp nhận ảnh hưởng đến gia đình chỉ để phục vụ một căn bệnh do con người tự tạo ra hay không?
COVID-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu. Hậu quả của dịch bệnh đã khiến nhiều nền kinh tế suy sụp, dẫn đến thiệt hại khổng lồ. Trong khi cả thế giới đang nỗ lực khắc phục COVID-19 thì những phỏng đoán vô căn cứ, không tôn trọng công sức của hàng triệu nhân viên tuyến đầu chống dịch ở nhiều nước cần phải bị loại bỏ ngay lập tức.
Bổ sung vitamin đúng cách
Vitamin là dưỡng chất cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên, uống vitamin cần tuân thủ theo một số nguyên tắc để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Vitamin được chia thành 2 loại bao gồm: Vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Các vitamin này được đưa vào cơ thể bằng việc tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên hoặc các sản phẩm chức năng nhằm bổ sung vitamin.
Tuy nhiên, việc bổ sung thừa vitamin, đặc biệt là từ dược phẩm bổ sung vitamin có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Làm thế nào để bổ sung vitamin một cách an toàn?
Cách tốt nhất để có được các chất dinh dưỡng bạn cần là thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người cần bổ sung vitamin vì nhiều lý do. Tuổi tác, rối loạn di truyền, điều kiện y tế và chế độ ăn uống là tất cả các yếu tố có thể làm tăng nhu cầu về một số chất dinh dưỡng.
May mắn thay, vitamin thường an toàn miễn là chúng được sử dụng một cách có trách nhiệm. Biểu đồ sau đây phác thảo cả lượng khuyến nghị (RDI) và mức dung nạp tối đa trong một ngày (UL) cho các vitamin tan trong chất béo và tan trong nước.
Bảng phác thảo lượng vitamin được khuyến nghị (RDI) và mức dung nạp tối đa trong một ngày (UL).
Do độc tính tiềm ẩn, không nên tiêu thụ nhiều hơn mức dung nạp tối đa đối với các chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên.
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng nhiều hơn UL đối với một số chất dinh dưỡng nhất định để khắc phục sự thiếu hụt. Ví dụ, thiếu hụt vitamin D thường được điều trị bằng cách tiêm hoặc bổ sung vitamin D liều cao cung cấp hơn 50.000 IU vitamin D, nhiều hơn nhiều so với UL.
Mặc dù hầu hết các chai bổ sung đều cung cấp các khuyến nghị về lượng vitamin cần bổ sung mỗi ngày, nhu cầu có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến liều lượng vitamin, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Điểm mấu chốt
Mặc dù chất bổ sung vitamin được nhiều người tiêu thụ hàng ngày một cách an toàn, nhưng có thể dùng liều lượng quá cao dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi.
Dùng quá liều một số loại vitamin có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và trong một số trường hợp hiếm hoi, thậm chí tử vong.
Vì những lý do này, điều quan trọng là sử dụng vitamin một cách có trách nhiệm và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế đáng tin cậy nếu bạn có thắc mắc về liều lượng thích hợp.
OPPO Reno5 5G gỡ bỏ rào cản giúp người dùng 'tiếp sóng' 5G Đây không phải là một smartphone 5G rẻ nhất nhưng lại là smartphone 5G có mức giá dễ chịu nhất dựa trên khả năng mang lại trải nghiệm 5G thực thụ. Smartphone mang lại trải nghiệm 5G "đã nhất" trong tầm giá Ở thị trường Việt Nam hiện tại, có khá nhiều các smartphone 5G. Nhưng hầu hết trong số này đều không...