Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo
Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao có nhiều diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, với sự tận tâm, lòng kiên trì, các điều tra viên, trinh sát Đội Cảnh sát hình sự CAQ Bắc Từ Liêm đã làm rõ nhóm đối tượng giả danh thanh tra y tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan công an kiểm đếm tang vật vụ án
Người phụ nữ nhẹ dạ
Tháng 8-2023, CAQ Bắc Từ Liêm liên tiếp nhận được đơn trình báo của các bị hại về việc bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo. Đáng chú ý, trong số đó có đơn của bà Nguyễn (trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) trình báo mình bị một nhóm đối tượng giả danh là thanh tra ngành y, Giám đốc ngân hàng dụ chuyển tiền để nhận thuốc, thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện lớn. Số tiền bà Nguyễn chuyển cho nhóm đối tượng lên tới gần 1,2 tỷ đồng.
Bà Nguyễn vốn mắc nhiều bệnh nên việc phải mua thuốc điều trị và thực phẩm chức năng là rất thường xuyên. Cuối tháng 7-2023, có người gọi điện thoại cho bà tự xưng là Phan Thanh Hải – Thanh tra của Hiệp hội Đông y và giới thiệu về việc “những người uống thuốc Đông y lâu năm không khỏi sẽ được Nhà nước chi trả 80% chi phí và được tặng 1 thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện Trung ương; chi phí tham gia chương trình là 30 triệu đồng, phí làm hồ sơ là 2,5 triệu đồng”.
Bà Nguyễn nhanh chóng đồng ý và sau đó nhận được gói hàng gồm 4 hộp thuốc, 1 thẻ bảo hành sản phẩm đóng dấu mang tên “Giám đốc Bùi Xuân Thuận, pháp lý Ngô Đức Nghĩa” với giá trị là 2,5 triệu đồng, tương đương với tiền lệ phí làm hồ sơ. Bà Nguyễn đã trả 2,5 triệu đồng theo yêu cầu của vị “thanh tra y tế”. Sau đó, bà liên tiếp nhận được các cuộc gọi mời đóng 30 triệu để tham gia chương trình. Thậm chí có cả người tự xưng là Giám đốc Ngân hàng MBBank trực tiếp gọi điện, giải thích về chương trình. Liên tiếp trong các ngày 25 và 27-7 bà đã chuyển 240 triệu đồng cho nhóm lừa đảo.
Các đối tượng và tang vật vụ án
Chưa dừng ở đây, các đối tượng còn thông báo cho bà Nguyễn là toàn bộ hồ sơ… gặp mưa nên đã bị ướt, phải làm lại từ đầu. Ban đầu bà Nguyễn không đồng ý, nhưng những lời lẽ của những kẻ lừa đảo như mật ngọt rót vào tai người phụ nữ này khiến bà tiếp tục mất thêm 300 triệu đồng chuyển khoản.
Ngày 12-8, bà Nguyễn một lần nữa ra ngân hàng chuyển thêm 250 triệu đồng theo yêu cầu của nhóm đối tượng để đủ điều kiện tham gia chương trình. Ngày 21-8, đối tượng tiếp tục yêu cầu bà chuyển thêm 300 triệu đồng để tham gia chương trình, nhưng do không đủ tiền, bà chỉ chuyển 228 triệu đồng. Sau đó, bà Nguyễn không liên lạc được với Phan Thanh Hải. Tối 22-8, một đối tượng khác lại gọi cho bà Nguyễn tự giới thiệu là thủ trưởng của Phan Thanh Hải và thông báo rằng Hải đã chết do… tai nạn(?!)
Video đang HOT
Ngày 24-8, bà Nguyễn nhận được cuộc gọi của một người tự giới thiệu tên là Bùi Xuân Thuận – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội. Người này hứa sẽ tiếp tục làm hồ sơ thay Hải và yêu cầu bà Nguyễn nộp nốt 70 triệu đồng là số tiền Hải đã đi vay hộ bà trước đó. Vẫn không nghĩ mình bị lừa, bà Nguyễn nhờ người chuyển khoản 70 triệu đồng vào tài khoản theo yêu cầu của vị tự xưng giám đốc bệnh viện. Ngày 30-8, người này tiếp tục yêu cầu bà Nguyễn chuyển thêm 100 triệu đồng để làm nốt hồ sơ nên bà Nguyễn đã làm theo. Sau khi bà chuyển tiền, anh ta tiếp tục “đào mỏ” thêm 300 triệu đồng. Lúc này bà Nguyễn mới “choàng tỉnh” biết mình bị lừa và đến cơ quan công an tố giác. Nhưng tổng số tiền bà bị mất đến thời điểm này là 1.190.000.000 đồng.
“Thẻ bảo hành” với đầy đủ chữ ký, con dấu
Mò kim đáy bể
Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, CAQ Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo Đội CSHS tập trung lực lượng điều tra làm rõ. Theo Trung tá Nguyễn Việt Anh – Phó Đội trưởng Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm, khó khăn lớn nhất là “dựng” nhân thân đối tượng nghi vấn trong các vụ án lừa đảo công nghệ cao. “Các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau và đều là các số không xác định được chủ sở hữu. Do đó, việc “dựng” được đối tượng là khó khăn đầu tiên” – Đại úy Đỗ Hoàng Sơn, điều tra viên thụ lý vụ án cho hay. Trong các vụ án, đối tượng lừa đảo công nghệ cao thường sử dụng các tài khoản ngân hàng được thuê, mua, vốn rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Do đó, các trinh sát không hy vọng nhiều ở việc lần theo hướng đi của dòng tiền. Đúng như dự đoán, bà Nguyễn đã chuyển tiền cho 2 tài khoản khác nhau. Chủ của 2 tài khoản đều ở các tỉnh xa và đã từ lâu họ không còn ở địa phương.
Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát nhận định nhóm đối tượng lừa đảo sinh sống tại Hà Nội. Điều này thúc giục họ phải nhanh chóng bắt được thủ phạm để ngăn chặn chúng tiếp tục gây án. “Ngôi nhà nghi vấn nằm trong một ngách nhỏ trên địa bàn phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên dân cư xung quanh khá thưa thớt và nó quá biệt lập nên gần như những người ở gần đó không biết bên trong có những ai, làm nghề gì” – Đại úy Đỗ Hoàng Sơn kể lại. Tổ chức lực lượng áp sát, các trinh sát Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt trọn ổ nhóm với hơn 10 người trong sự ngỡ ngàng của các đối tượng.
Cầm đầu nhóm đối tượng là Nguyễn Văn Tâm (SN 1999, trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Khoảng đầu năm 2023, sau khi trải qua nhiều công việc khác nhau, Tâm nảy sinh ý định thuê nhân viên gọi điện thoại giả danh bác sĩ, thanh tra y tế… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người già thường xuyên ốm đau, bệnh tật, nhẹ dạ cả tin, bằng hình thức mua bán thuốc Đông y và tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe không có thật.
Một loại sản phẩm các đối tượng mua để gói hàng gửi cho khách
Chiếc bẫy hoàn hảo
Để chuẩn bị cho việc lừa đảo, đầu tháng 10-2023, Tâm thuê căn nhà tại phường Tây Mỗ để làm nơi ăn ở cho nhóm nhân viên cũng như địa điểm thực hiện việc gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, Tâm mua các loại thực phẩm chức năng có hỗ trợ về xương khớp và mất ngủ có giá 30.000 đồng/hộp; mua các loại điện thoại giá rẻ và nhiều sim rác để làm công cụ liên lạc; mua lại tài khoản ngân hàng; mua thông tin các số điện thoại của các bệnh nhân xương khớp, mất ngủ với giá 1.000 đồng/số điện thoại. Tâm thuê nhóm nhân viên gồm: Nguyễn Văn Quang (SN 2004, trú tại xã Yên Cường), Trịnh Việt Hoàng (SN 2001, trú tại xã Yên Thắng) đều thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Ngô Đức Nghĩa (SN 2001), Ngô Việt Hoàng (SN 2002), Bùi Mạnh Hùng (SN 2002), Nguyễn Xuân Bách (SN 2000), Bùi Văn Thuận (SN 1999), Ngô Anh Đức (SN 2005) cùng trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Nguyễn Như Tâm (SN 1999 trú tại TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Sau khi có thông tin của người bệnh, Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Quang chia cho mỗi nhân viên từ 50 -100 số điện thoại để họ trực tiếp gọi điện theo kịch bản của Tâm. “Quá trình kiểm tra hệ thống máy tính thu giữ tại căn nhà của các đối tượng, chúng tôi phát hiện danh sách bị hại được lập hàng ngày. Những người bị lừa, lừa được số tiền bao nhiêu đều ghi chép lại. Khi hết tháng, kẻ cầm đầu sẽ căn cứ vào số tiền mỗi nhân viên lừa được để chia hoa hồng tương ứng” – Trung tá Nguyễn Việt Anh cho hay.
Cơ quan điều tra xác định, ngoài bà Nguyễn bị chiếm đoạt số tiền gần 1,2 tỷ đồng, các đối tượng còn lừa đảo 7 bị hại khác trên khắp cả nước với số tiền chiếm đoạt được khoảng 200 triệu đồng. Hiện Cơ quan CSĐT CAQ Bắc Từ Liêm đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can đều với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ việc là bài học cho những người nhẹ dạ, tin vào lời đường mật của kẻ lừa đảo để rồi tiền mất, tật mang.
Điều này thúc giục họ phải nhanh chóng bắt được thủ phạm để ngăn chặn chúng tiếp tục gây án. “Ngôi nhà nghi vấn nằm trong một ngách nhỏ trên địa bàn phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên dân cư xung quanh khá thưa thớt và nó quá biệt lập nên gần như những người ở gần đó không biết bên trong có những ai, làm nghề gì” – Đại úy Đỗ Hoàng Sơn kể lại. Tổ chức lực lượng áp sát, các trinh sát Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt trọn ổ nhóm với hơn 10 người trong sự ngỡ ngàng của các đối tượng.
Thủ đoạn băng nhóm chiếm đoạt 17 triệu dữ liệu cá nhân để lừa đảo "rửa tiền" hơn 100 tỉ đồng
Nhóm đối tượng đã móc nối thu thập, chiếm đoạt hơn 17 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên phạm vi cả nước để rao bán nhằm thu lợi bất chính và dùng khoảng 40 tài khoản "rửa tiền" với tổng số lượng giao dịch lên đến hơn 100 tỉ đồng.
Ngày 4-12, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) cùng phối hợp với Bộ Công an và Công an TP HCM vừa triệt phá băng nhóm chuyên thu thập hơn 17 triệu dữ liệu cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Phát Tài
Theo hồ sơ vụ án, ngày 18-11, chị H.T.L.N (ngụ xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã trình báo Công an tỉnh về việc tài khoản ngân hàng và số điện thoại dùng để đăng ký dịch vụ Smart Banking của chị đã bị người khác chiếm quyền sử dụng, thực hiện các lệnh chuyển số tiền 60 triệu đồng trong tài khoản đến một tài khoản ngân hàng khác. Chị N. không có thao tác liên quan đến chuyển tiền và mất hoàn toàn quyền sử dụng SIM điện thoại cũng như tài khoản ngân hàng.
Khi tiếp nhận thông tin của bị hại, PA05 - Công an tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tiến hành xác minh, bước đầu xác định sau khi chiếm đoạt tiền của chị N., đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng với tên chủ tài khoản giả mạo khác nhau, thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn điện, nước sau đó chuyển tiếp qua nhiều tài khoản khác nhằm che giấu dòng tiền trước khi chuyển về tài khoản cuối cùng để sử dụng.
Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo PA05 tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và lập chuyên án đấu tranh. Qua xác minh, truy vết, nhận thấy vụ việc liên quan đến nhiều đối tượng hoạt động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó nghi vấn có dấu hiệu của tội phạm rửa tiền.
khám xét nơi ở của đối tượng Mạch Thị Mỵ
Công an tỉnh Quảng Bình đồng loạt triển khai lực lượng chia thành nhiều mũi di chuyển đến TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Bến Tre, Thanh Hóa... truy bắt, khám xét, triệu tập các đối tượng liên quan để khai thác, đấu tranh.
Trong giai đoạn 1, Ban chuyên án phối hợp với Công an TP HCM và Công an tỉnh Tiền Giang triển khai lực lượng đấu tranh với Nguyễn Phát Tài (SN 1999; ngụ TP Mỹ Tho, Tiền Giang) - được xác định là đối tượng hoạt động "rửa tiền" thông qua việc dùng "tiền bẩn" để thanh toán hộ các hóa đơn điện, nước trên phạm vi toàn quốc. Khám xét nơi ở của Tài đã thu giữ 1 bộ máy tính, 1 ĐTDĐ, 4 thẻ ATM và nhiều tài liệu liên quan.
Các đối tượng Phan Thị Bạc, Mạch Thị Nga và Phạm Lý Hùng
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Phát Tài về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản".
Tiếp đó, giai đoạn 2 chuyên án, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Công an và Công an TP HCM triệu tập, đấu tranh với Mạch Thị Nga (SN 1993; ngụ Thanh Hóa), Phan Thị Bạc (SN 1994; tỉnh An Giang), Phạm Lý Hùng (SN 1994; trú TP HCM) và Mạch Thị Mỵ (SN 1996; trú tỉnh Thanh Hóa).
Khám xét nơi ở của các đối tượng đã thu giữ 1 máy tính laptop, 2 máy tính bàn, 5 ĐTDĐ, 3 sim điện thoại, 1 túi nilon chứa chất bột màu trắng nghi là ma túy và khoảng 4.000 file dữ liệu chứa thông tin cá nhân bị đánh cắp...
Bước đầu xác định nhóm đối tượng lợi dụng triệt để lỗ hổng của các cá nhân, công ty, tổ chức trong việc quản lý, bảo vệ thông tin, nội dung số để thực hiện các hành vi phạm tội.
Từ tháng 8-2021 đến nay, ổ nhóm tội phạm này đã thu thập hơn 17 triệu thông tin dữ liệu cá nhân của người khác trên phạm vi cả nước, theo các nhóm vùng, miền, chức danh, nghề nghiệp... để bán cho người khác nhằm thu lợi bất chính.
Đặc biệt, các đối tượng đã thu thập trái phép thông tin hàng ngàn khách hàng có hồ sơ vay vốn tín dụng ngân hàng, dùng các thông tin này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chiếm quyền truy cập SIM điện thoại, khôi phục lại mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking có liên kết với SIM để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, tặng hoa chúc mừng các tập thể PA05 và PC02 trong đấu tranh chuyên án
Nhằm che dấu hành vi của mình, nhóm của Mạch Thị Nga, Mạch Thị Mỵ đã cấu kết với Nguyễn Phát Tài, đối tượng chuyên thực hiện hành vi "rửa tiền" thông qua việc thanh toán các hóa đơn điện, nước trên phạm vi toàn quốc. Ước tính, số lượng tài khoản ngân hàng giả mạo dùng để nhận tiền chiếm đoạt được và các tài khoản "rửa tiền" là khoảng 40 tài khoản với tổng số lượng giao dịch lên đến hơn 100 tỉ đồng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Mạch Thị Nga về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản" và Mạch Thị Mỵ về tội "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác". Đồng thời, tiếp tục phối hợp các công an các địa phương để tiếp tục đấu tranh, mở rộng và xử lý các đối tượng liên quan.
Dùng 'sổ đỏ' giả để vay ngân hàng 840 triệu, một phụ nữ bị bắt tạm giam Người phụ nữ tại Quảng Bình bị khởi tố và bắt tạm giam vì nghi dùng "sổ đỏ" giả để vay ngân hàng 840 triệu đồng. Bà Hồng, người bị nghi dùng "sổ đỏ" giả vay 840 triệu đồng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình - Ảnh: L.T Ngày 2-12, Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình)...