Lật lại vụ án sau 72 năm thi hành án tử
Joe Arridy, 23 tuổi, vẫn cười tươi trên đường tới phòng hơi ngạt vào một ngày tháng 1/1939, trong khi người xung quanh đều cố nén nước mắt.
Arridy bị thi hành án tử hình tại nhà tù thành phố Canon, bang Colorado. Cái chết của Arridy có lẽ đã không xảy ra và bang Colorado cũng đã không thực hiện một trong những lần thi hành án đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử nếu hôm ấy thống đốc bang ra quyết định hoãn vào phút chót.
Án tử hình với Arridy bắt nguồn từ vụ án mạng xảy ra vào ngày 14/8/1936 tại gia đình nhà Drain ở thành phố Pueblo, bang Colorado. Dorothy Drain (15 tuổi) cùng Barbara Drain (12 tuổi) bị kẻ đột nhập dùng rìu tấn công. Dorothy bị xâm hại tình dục và tử vong, Barbara sống sót.
Hai phụ nữ địa phương báo tin bị một gã đàn ông sàm sỡ từ phía sau nhưng đã đánh đuổi được. Theo hai nạn nhân, kẻ sàm sỡ thấp, da tối màu, trông như người Mexico.
Hiện trường vụ án của nhà Drain có nhiều nét tương đồng với vụ hai phụ nữ lớn tuổi bị tấn công trong căn hộ cách đó chỉ ba tòa nhà vào hai tuần trước. Cụ bà 72 tuổi tử vong, người bạn 58 tuổi bị thương nặng. Cả hai cùng bị đánh vào đầu.
Cảnh sát thành phố Pueblo tỏa đi tìm kiếm những người phù hợp với mô tả của nhân chứng cũng như người thù oán gia đình nạn nhân. Các phòng cảnh sát trong khu vực rà soát nhiều người lang thang, kẻ bệnh hoạn, dân nhập cư, và đủ loại người khả nghi. Phạm vi cuộc truy tìm được mở rộng sang cả bang lân cận.
Arridy (trái) gặp mặt giám thị Roy Best. Ảnh: AP.
Nghi phạm đầu tiên được xác định vào ngày 20/8/1936. Trong tang lễ của thiếu nữ 15 tuổi, cảnh sát Pueblo thấy người đàn ông mặc quần yếm hai lần đi quanh quan tài tiễn biệt người chết và cố đưa nắm tiền xu cho bố nạn nhân để “giúp gia đình”. Người này được xác định là Frank Aguilar, người gốc Mexico, từng làm việc cho gia đình nạn nhân.
Aguilar phủ nhận gây án nhưng quá trình khám nhà, cảnh sát phát hiện nhiều mẩu tin cắt ra từ báo nói về các vụ giết người hiếp dâm khắp cả nước và ảnh phụ nữ. Trong một chiếc chậu, dưới đống giẻ là chiếc đầu rìu có vết mẻ có vẻ khớp với vết thương trên đầu thiếu nữ. Dưới một số móng tay của Aguilar là những sợi vải chenille xanh phù hợp với ga trải giường tại hiện trường. Barbara Drain cũng xác nhận Aguilar là hung thủ xuất hiện trong phòng tối hôm ấy.
Ngày 26/8/1936, nhà chức trách tại Pueblo nhận được cuộc gọi từ cảnh sát trưởng thành phố Cheyenne, bang Wyoming gần đó. Theo vị cảnh sát trưởng, một gã thanh niên vừa bị bắt giữ trong khi lang thang quanh nhà ga đã nhận trách nhiệm trong vụ án mạng. Gã là Joe Arridy, 21 tuổi.
Theo lời cảnh sát trưởng Cheyenne, trong cuộc thẩm vấn dài gần 8 tiếng, Arridy thừa nhận đã đứng trong bụi rậm để theo dõi hai bé gái, chờ bố mẹ nạn nhân rời đi rồi gây án. Arridy có thể miêu tả những chi tiết mà chỉ người có mặt tại hiện trường mới biết như bố cục phòng, màu nội thất… Tuy quá trình thẩm vấn không được ghi lại thành biên bản và không có người chứng kiến, lời nói của vị cảnh sát trưởng Cheyenne vẫn khiến đồng nghiệp không thể bỏ qua nghi phạm mới.
Trước cảnh sát Pueblo, lời thú tội của Arridy lại thay đổi. Lúc này, Arridy nói đã cùng gây án với người tên Frank và chính Frank dùng rìu chém nạn nhân. Arridy được di lý về thành phố Pueblo để thực nghiệm hiện. Gặp “đồng phạm”, Arridy nói đó chính là Frank, nhưng Aguilar lại nói “chưa nhìn thấy đối phương bao giờ”.
Sinh tại thành phố Pueblo vào năm 1915, từ nhỏ Arridy đã có có dấu hiệu khiếm khuyết tâm lý như không biết nói cho tới năm 5 tuổi. Sau khi bị đuổi khỏi trường tiểu học vì “không thể học được”, Arridy được cho vào trường dành cho người khuyết tật tâm lý bang Colorado vào năm 10 tuổi.
Kết quả đánh giá đầu vào cho thấy Arridy không thể gọi đúng tên các màu hoặc phân biệt được quả trứng và hòn đá. Anh ta cũng không thể lặp lại dãy số có bốn chữ số và bị cho là “chậm chạp”, “có ánh mắt ngờ ngệch và lơ đãng”. Theo hiệu trưởng, Arridy dễ bị xúi giục, từng thú tội ăn trộm thuốc lá trong khi rõ ràng không phải thủ phạm. Đặc biệt, Arridy thường có hành vi nhạy cảm với nam giới và chưa từng thể hiện hứng thú với người khác giới.
Video đang HOT
Hoàn cảnh Arridy thú tội với cảnh sát trưởng Cheyenne cũng có nhiều điều khả nghi. Arridy ban đầu nói dùng gậy gây án, sau đó mới chuyển sang cái rìu. Chi tiết hung khí là rìu đã được đăng trên báo. Trước khi cảnh sát trưởng Cheyenne biết được đồng nghiệp ở Pueblo đã có nghi phạm, Arridy cũng không đả động tới “đồng phạm” là Frank Aguilar.
Arridy còn nhận trách nhiệm trong các vụ án khác, như trong lần một phụ nữ bị tấn công tại thành phố Colorado Springs vào ngày 23/8/1936. Tuy nhiên, Arridy được xác nhận là không thể gây án trong lần này vì đã luôn ở tại thành phố Cheyenne từ ngày 20/8/1936 cho tới khi bị bắt. Dù vậy, đối với nhà chức trách khi ấy, lời nói của vị cảnh sát trưởng Cheyenne vẫn đủ khiến Arridy bị khởi tố.
Phiên tòa xét xử Aguilar diễn ra trước và kết thúc chóng vánh. Aguilar bị tuyên án tử hình sau khi nhận tội trong vụ tấn công con gái nhà Drain cùng hai vụ án mạng chưa có lời giải khác trong thành phố Pueblo. Hắn ta chết trong buồng hơi ngạt vào tháng 8/1937. Cùng ngày, cảnh sát trưởng thành phố Cheyenne và hai người giúp bắt giữ Arridy cùng lĩnh thưởng 1.000 USD vì phá được án.
“Đường ra tòa án” của Arridy lại khác. Tại phiên điều trần trước xét xử, nhiều bác sĩ làm chứng rằng Arridy chỉ có IQ 46, tư duy tương đương trẻ 6 tuổi nên không thể phân biệt đúng sai. Một số bác sĩ khác không đồng ý, nhưng lời làm chứng có trọng lượng nhất có lẽ là của cảnh sát trưởng thành phố Cheyenne. Theo vị này, Arridy đã “rơi nước mắt lã chã” khi thú tội, như đứa trẻ biết mình phạm lỗi. Cuối cùng, Arridy được bồi thẩm đoàn xác định là có đủ năng lực trách nhiệm truy cứu hình sự.
Tại tòa, luật sư bào chữa vẫn theo đuổi lập luận thân chủ vô tội vì khiếm khuyết tâm lý. Luật sư không bác bỏ chứng cứ của bên kia, cũng không gọi nhân chứng như Barbara Drain để chứng minh rằng Arridy không có mặt tại hiện trường. Dù tự nhận thân chủ dễ bị tác động để thú tội, luật sư không gọi cảnh sát trưởng thành phố Cheyenne ra đối chất.
Ngược lại, lời làm chứng đáng chú ý nhất của vị cảnh sát trưởng lại xuất hiện trong phần xét hỏi của công tố viên. Khi được hỏi, cảnh sát trưởng thừa nhận Arridy chưa bao giờ kể lại một mạch những gì đã xảy ra, mọi lời khai đều do ông ta phải “cạy miệng”. Dù vậy, dựa chủ yếu vào lời làm chứng của vị cảnh sát trưởng thành phố Cheyenne, Arridy bị kết tội và lãnh án tử hình.
Quãng thời gian trong khu tử tù, Arridy được Roy Best, giám thị nhà tù, thương xót và biệt đãi với những quyển sách tranh, ôtô và đầu tàu hỏa đồ chơi chạy pin. “Arridy là người hạnh phúc nhất sống trong trại tử tù”, Best từng nói.
Arridy (phải) chia đồ chơi cho bạn tù trước khi thi hành án. Ảnh: AP.
Cán bộ nhà tù không làm khó Arridy. Các tử tù khác cùng tham gia vui đùa và tỏ ra nhẫn nại với những trò chơi của Arridy, cũng không gọi Arridy bằng những từ ngữ miệt thị.
Sau khi nhận án tử hình, Arridy được một người luật sư tên Gail Ireland giúp kháng cáo. Ireland tin thân chủ không phải hung thủ nhưng để có hy vọng thắng, luật sư không bào chữa theo hướng vô tội mà chỉ lập luận Arridy bị khiếm khuyết tâm thần nên không thể bị hành quyết. Nỗ lực của Ireland đã giúp ngày thi hành án được đẩy lùi 9 lần.
Song cố gắng của luật sư không thể ngăn được bản án tử hình, Arridy dường như chẳng mảy may buồn rầu. Trong buồng giam, anh hiếm khi rời mắt khỏi chiếc tàu đồ chơi. Khi được hỏi thích ăn gì trong bữa cuối cùng, Arridy có vẻ không hiểu được ý nghĩa của câu hỏi và chỉ đòi ăn kem.
Ngày 7/1/1939, Arridy vui vẻ chia đồ chơi cho bạn tù rồi chậm rãi bước vào phòng hơi ngạt, trên môi vẫn nở nụ cười khi bị cột vào ghế. Anh thoáng có vẻ lo lắng nhưng đã bình tĩnh trở lại khi được giám thị Best nắm tay trấn an. Arridy được chôn cất tại nghĩa trang trong nhà tù. Ngôi mộ được đánh dấu bằng tấm biển số xe máy. Câu chuyện về người này bị lãng quên trong hàng chục năm sau đó.
Tới năm 1991, Robert Perske, tác giả và nhà hoạt động bảo vệ người khuyết tật, bắt gặp bài thơ viết về sự việc của Arridy. Bị ám ảnh bởi bài thơ, Perske bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện của Arridy và viết thành sách. Thông qua sách của Perske, nhiều người biết tới sự việc và đã tụ họp để thành lập tổ chức Những người bạn của Joe Arridy.
Năm 2007, thành viên tổ chức Những người bạn bắt đầu mở chiến dịch minh oan cho Joe Arridy. Dựa trên tài liệu của Perske và quá trình tự nghiên cứu, một luật sư tên David Martinez đệ đơn xin đặc xá dài 400 trang lên thống đốc bang Colorado.
Điều mong đợi cuối cùng cũng thành sự thật. Ngày 7/1/2011, đúng 72 năm sau vụ hành quyết, Bill Ritter, thống đốc bang Colorado, ban lệnh đặc xá hoàn toàn và vô điều kiện đối với Arridy vì “khả năng rất lớn” là thực sự vô tội và đã bị bức cung.
“Việc đặc xá cho Arridy không thể đảo ngược tấn bi kịch này trong lịch sử Colorado nhưng nhân danh công lý và sự tử tế, ta cần khôi phục thanh danh cho anh”, Ritter viết. Đây là lần đầu tiên thống đốc bang Colorado đặc xá cho người bị kết tội sau khi án tử hình đã được thi hành.
Tác giả Robert Perske (trái) và luật sư David Martinez thăm mộ của Joe Arridy vào năm 2012. Ảnh: Westword.
Hiện, tấm biển xe máy hoen gỉ đánh dấu mộ của Arridy đã được thay thế bằng tấm bia đá hoa cương. Bên trên bia mộ có ảnh chụp Arridy đang chơi tàu hỏa, ngày tháng anh được đại xá, và dòng chữ “Đây là nơi yên nghỉ của một người vô tội”.
80 tiếng bị bắt cóc, nhốt trong quan tài
Thay vì nằm trên giường dưỡng bệnh, Barbara Mackle, con gái một triệu phú, bị bắt cóc và chôn sống trong quan tài vùi dưới đất ba ngày.
Khi kỳ nghỉ Giáng sinh năm 1968 tới gần, dịch cúm mùa bùng phát tại Đại học Emory thuộc thành phố Atlanta, bang Georgia. Trong các sinh viên bị bệnh có Barbara Mackle, 20 tuổi, con gái một triệu phú bất động sản.
Do bệnh xá của trường quá tải, mẹ của Barbara lái xe vượt quãng đường hơn 500 dặm từ nhà riêng tại bang Florida tới trường chăm con. Hai mẹ con thuê phòng trọ gần trường để Barbara có thể nghỉ ngơi và chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm.
Khoảng 4h ngày 17/12/1968, tiếng gõ cửa đánh thức hai mẹ con. Từ bên ngoài cửa vọng vào tiếng của người đàn ông tự xưng là cảnh sát, cần báo tin về vụ tai nạn giao thông có liên quan tới vị hôn phu của Barbara.
Chỉ chờ cửa mở, gã đàn ông ập vào đánh thuốc mê, bịt miệng, và trói chặt mẹ của Barbara. Cùng lúc, đồng phạm cầm súng hoa cải bắt Barbara giữ im lặng và yêu cầu cô lên xe đã được chuẩn bị sẵn. Sau quãng đường 20 dặm về phía bắc thành phố Atlanta, hai kẻ bắt cóc yêu cầu Barbara xuống xe. Trước mặt cô gái là miệng hố sâu, trong hố đặt chiếc quan tài đặc biệt.
Chiếc quan tài được chế tạo khá phức tạp, cho thấy kế hoạch bắt cóc đã được chuẩn bị từ lâu. Bên cạnh chăn, áo len, đồ vệ sinh, thức ăn và nước uống bị tẩm thuốc mê, trong quan tài còn lắp quạt điện, đèn, máy bơm, cùng hai ống nhựa dẫn lên mặt đất để đảm bảo có dưỡng khí.
Theo hai kẻ bắt cóc, quan tài được làm từ chất liệu gỗ ép gia cố bằng sợi thủy tinh nên không thể phá ra ngoài. Chúng còn dọa rằng nếu nắp quan tài bị chọc thủng, nước ngầm trong đất sẽ chảy vào trong khiến cô gái chết đuối. Đồng thời, hai kẻ cũng xoa dịu rằng vẫn sẽ trả tự do cho Barbara nếu không được nhận tiền chuộc.
Bất chấp lời van xin của nạn nhân, hai kẻ bắt cóc yêu cầu cô nằm vào quan tài. Chúng bắt Barbara cười tươi, cầm biển ghi chữ "bị bắt cóc", rồi chụp ảnh lại làm chứng cứ cô còn sống. Quan tài sau đó được đậy nắp, bắt vít, và phủ đất lên trên. Chỉ vài phút sau, Barbara bị chôn vùi dưới tầng đất dày gần 50 cm.
Chiếc hố hai kẻ bắt cóc đào sẵn. Ảnh: Getty.
Dường như kẻ bắt cóc đã chọn nhầm gia đình khi lên kế hoạch gây án. Bố của Barbara, Robert Mackle, không chỉ là triệu phú bất động sản mà còn là bạn thân với tổng thống sắp nhậm chức. Hàng loạt đơn vị FBI khắp hai bang Florida và Georgia được triển khai để điều tra và tìm kiếm manh mối.
Ít lâu sau, thư đòi tiền chuộc tới tay Robert. Lá thư yêu cầu 500.000 USD (có giá trị tương đương 3,5 triệu USD vào năm 2018) với các tờ mệnh giá 20 USD. Valy tiền phải do Robert đích thân bỏ tại bìa rừng gần thành phố Miami, bang Florida. Sau khi nhận được tiền, kẻ bắt cóc sẽ tiết lộ địa điểm chôn Barbara cho FBI.
Robert lập tức gom đủ tiền và làm như được dặn. Tuy nhiên, quá trình giao tiền không thành công do hai cảnh sát địa phương trong lúc điều tra vụ trộm không liên quan đã vô tình bắt gặp hai kẻ khả nghi xách theo valy. Sự xuất hiện của cảnh sát khiến hai kẻ này bỏ lại valy tiền để trốn vào bìa rừng. Lần theo hướng nghi phạm chạy trốn, cảnh sát tìm thấy chiếc tô bị bỏ lại trong rừng. Kết quả khám xe thu được ảnh người đàn ông đội mũ cảnh sát và giấy tờ của người tên George Deacon.
Tuy vậy, mục tiêu lúc này của gia đình và nhà chức trách là đảm bảo an toàn cho con tin. Sợ kẻ bắt cóc bỏ hết tất cả sau vụ bắt giữ hụt, Robert vội đăng tin trên báo để thiết lập lại liên lạc. Chỉ vài tiếng sau, ông nhận được cuộc gọi báo địa điểm giao dịch mới. Lần này, mọi chuyện diễn ra thuận lợi.
15 tiếng sau khi nhận tiền, kẻ bắt cóc gọi điện cho FBI để thông báo Barbara bị chôn ở đâu đó trong bìa rừng gần thành phố Duluth, bang Georgia. Dựa trên thông tin này, hơn 100 đặc vụ tỏa ra các cánh rừng xung quanh để tìm kiếm. Thấy chỗ khả nghi, họ dùng công cụ hoặc dùng tay không đào lên.
Nửa đêm rạng sáng ngày 20/12/1968, cuộc tìm kiếm kết thúc khi đặc vụ thấy hai miệng ống nhựa trồi lên khỏi mặt đất. Barbara cuối cùng được giải cứu sau 83 tiếng bị giam cầm trong không gian ẩm ướt và chật hẹp. Dù ê ẩm, đói khát, và sụt mất 4,5 kg, Barbara vẫn khá tươi tỉnh. Khi được hỏi lý do, cô gái nói đã giữ vững tinh thần bằng cách tưởng tượng cảnh ở bên gia đình trong lễ Giáng sinh và tin rằng sẽ được giải cứu.
Con tin đã an toàn, FBI tập trung truy tìm kẻ bắt cóc. Biển số của chiếc xe bị bỏ lại trong rừng cho thấy chủ xe là George Deacon, người chuyên xây hộp thông gió cho Đại học Miami (bang Florida). Với kinh nghiệm xây hộp thông gió, Deacon có khả năng chế tạo hệ thống thông khí như trong quan tài. Theo đồng nghiệp, Deacon còn có bạn gái cũng làm cho Đại học Miami có tên Ruth Eisemann-Schier, 26 tuổi. Cả hai hiện biến mất.
Lúc này, FBI nhận được cuộc gọi của người dân sống tại Georgia, cho biết vừa mua lại chiếc ôtô cũ và phát hiện bên trong có bức thư viết cho Gary Krist, 23 tuổi, kẻ vượt ngục từ hai năm trước. Kết quả đối chiếu vân tay trong chiếc xe với mẫu vật trong hồ sơ của Krist cho thấy hai kẻ này thực tế là một người. FBI liền phát lệnh bắt giữ Gary Krist và Ruth Eisemann-Schier.
Theo tin báo của một người quản lý âu thuyền, vài tiếng trước có người đàn ông khả nghi khi đi qua các âu thuyền nói bị mất giấy tờ đăng ký của chiếc thuyền máy đang lái. Dựa trên tin báo, nhà chức trách tổ chức truy đuổi bằng đường thủy, cuối cùng bắt được Krist tại một đầm lầy của bang Florida. Trên thuyền máy, cảnh sát thu được nhiều tiền mặt mệnh giá 20 USD.
Gary Krist cúi đầu khi bị bắt. Ảnh: Getty.
Eisemann-Schier, đồng phạm của Krist, ẩn náu tốt hơn bạn trai. Cô ta trở thành người phụ nữ đầu tiên bị đưa vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI. Eissemann-Schier sa lưới tại thành phố Norman, bang Oklahoma vào tháng 3/1969.
Công tố viên cáo buộc Krist và bạn gái đã lên kế hoạch bắt cóc và theo dõi Barbara từ nhiều tháng trước. Các bị cáo chọn Barbara vì nạn nhân có nhiều tiêu chí như xuất thân từ gia đình giàu có, có tâm lý vững vàng, có thể chịu đựng được việc bị chôn sống.
Năm 1969, Krist cố tỏ ra bị điên trước chuyên gia tâm lý của tòa nhưng vẫn bị kết tội và lãnh án chung thân. Eissemann-Schier lấy lý do gây án vì quá yêu Krist và nhận 7 năm tù. Sau bốn năm tù, Eissemann-Schier được ra tù sớm và bị trục xuất về quê hương Honduras. Ngược lại, câu chuyện của Krist vẫn chưa kết thúc tại đây.
Giữa thập niên 1970, Krist trở thành tù nhân kiểu mẫu bằng cách tham gia lớp đào tạo nhân viên cứu hộ khẩn cấp và làm việc trong nhà y tế của trại giam. Anh ta cũng bắt đầu viết thư cho giới chức quản lý hệ thống nhà tù, từ đó tạo dựng được mối quan hệ với Tommy Morris, chủ tịch Ủy ban Ân xá bang Georgia.
10 năm 5 tháng sau vụ bắt cóc, Krist được ra tù sớm ở tuổi 33 và quyết theo học trường y. Khi việc nhập học có vấn đề vì có tiền án phạm tội nghiêm trọng, Krist được chủ tịch Morris hỗ trợ để được Thống đốc bang Georgia đặc xá.
Krist sau đó lấy vợ, tốt nghiệp trường y rồi làm việc tại bang Indiana cho tới khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề vào năm 2003 vì không tiết lộ từng bị kỷ luật trong lúc làm việc. Ba năm sau, Krist bị phát hiện chở người nhập cư trái phép và buôn lậu cocaine vào Mỹ, phải ngồi tù gần bốn năm.
Thời tiết bất thường ở Mỹ, bán đảo Triều Tiên Bán đảo Triều Tiên hứng chịu cơn bão lớn thứ 3 trong vòng 2 tuần, điều chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua Một số khu vực ở Mỹ sắp chứng kiến sự thất thường của thời tiết khi nắng nóng và tuyết rơi có khi chỉ cách nhau vài ngày. Không nơi nào chứng kiến điều này rõ hơn TP Denver,...