Lật lại hồ sơ vụ Tổng thư ký LHQ tử nạn trên máy bay
Vụ việc xảy ra cách đây 52 năm vẫn là bí ẩn lớn với thế giới khi chiếc máy bay đột ngột gặp nạn và rơi xuống đất.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 15 người chết.
Dag Hammarskjld là Tổng thư kí LHQ giai đoạn 1960 nhưng bất ngờ gặp nạn ở Trung Phi. Mới đây, báo cáo điều tra của LHQ cho thấy có nhiều bằng chứng xác thực đây là một vụ tấn công có chủ ý từ máy bay khác.
Ở thời điểm vụ việc xảy ra, Tổng thư ký Dag Hammarskjld đang trên đường tới Congo để đàm phán hòa bình. Ông Dag là một nhà ngoại giao Thụy Điển, trở thành Tổng thư ký LHQ từ năm 1953.
Chiếc máy bay DC-6 Doughlas của ông trên đường từ Kinshasa tới thị trấn Ndola (Congo) thì bất ngờ gặp nạn, rơi xuống đất và khiến 15 người chết.
Video đang HOT
Báo cáo điều tra được gửi cho Tổng thư ký đương nhiệm Antonio Guterres vào tháng trước. Điều tra thực hiện trong thời gian dài và lấy thông tin từ Mỹ, Anh, Bỉ, Canada và Đức.
Tác giả báo cáo là Mohamed Chande Othman, tuyên bố rằng nếu được phép sử dụng những thông tin bí mật mà Mỹ và Anh đang nắm giữ, sự cố hàng không tồi tệ 56 năm trước sẽ được giải mã. Ông Chande tin rằng những thông tin từ hệ thống radio và không lưu là lời giải cho bài toán này.
“Tôi đang có một số thông tin quan trọng trong tay và tôi tin rằng, nó sẽ hé lộ sự thật trong thời gian tới”, Chande nói. “Càng nghiên cứu sâu hơn, tôi càng phát hiện ra nhiều điều liên quan tới vụ việc”.
Tổng thư ký LHQ Dag là một nhà ngoại giao kì cựu.
Trong số những phát hiện của Chande, đáng chú ý có chi tiết một người được gọi tên là Beukels đã bắn cảnh cáo máy bay của Tổng thư ký LHQ để ngăn nó bay vào Ndola. Viên đạn đã trúng cánh máy bay và khiến nó gặp nạn. Dù vậy, Chande chưa thể xác định được Beukels là ai.
Một tài liệu mật khác nói rằng nhiều nhân chứng địa phương đã thấy một máy bay khác ở thời điểm vụ tai nạn xảy ra. Harold Julien, một sĩ quan bảo vệ cũng có mặt trên máy bay gặp nạn, nói với nhân viên y tế rằng “nhìn thấy đốm sáng trên bầu trời”. Sau đó, Harold cũng qua đời vì vết thương quá nặng.
Theo Danviet
Nhật Bản săn tàu ngầm của kẻ thù như thế nào?
Nhật Bản đã tự phát triển máy bay săn ngầm dựa trên máy bay thương mại Boeing-707.
Máy bay săn ngầm P-1 của Nhật Bản.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tàu ngầm Mỹ đã chặn thành công các tuyến tiếp tế trên biển của Nhật Bản. Đây là một bài học đối với Tokyo và khiến họ tập trung vào các phương tiện chống ngầm.
Nhưng Nhật Bản quyết định không mua các máy bay đa nhiệm P-8 Poseidon của Mỹ, mà tự thiết kế máy bay tuần tra biển mang tên P-1.
Tên máy bay khiến nhiều người nghĩ rằng Nhật Bản dường như sử dụng công nghệ cũ, nhưng Tokyo thường đặt tên các thiết kế máy bay sau chiến tranh thế giới thứ hai theo chuỗi riêng biệt. Điều này lý giải tại sao chiến đấu cơ Phantoms và Eagles của Nhật Bản có tên F-4EJ và F-15J.
Máy bay P-1 được thiết kế dựa trên máy bay thương mại Boeing-707 với thiết bị phát hiện từ trường bất thường ở đuôi. Nhiêm vụ chính của máy bay là săn tìm các tàu ngầm của kẻ thù.
Theo các quan chức của công ty Kawasaki, P-1 được thiết kế với thân rộng và sải cánh lớn. Trong khi P-8 được thiết kế dựa trên Boeing 737 với 2 động cơ, P-1 sử dụng 4 động cơ F7-10 được thiết kế cho sứ mệnh tuần tra biển.
Máy bay P-1 có thể mang theo ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ như Mk46 do Mỹ phát triển hay Type 97 của Nhật Bản cũng như các thiết kế tương lai. Nó cũng có thể mang theo thủy lôi, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon và ASM-1C, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
Trang tin MilitaryFactory.com cho biết máy bay P-1 có thể bay với vận tốc tối đa 1.000 km/giờ và tầm bay 8.000 km. Máy bay cũng được trang bị nhiều hệ thống để đối phó với hệ thống phòng không của kẻ thù bao gồm mảnh kim loại gây nhiễm xạ, pháo sáng và hệ thống tác chiến điện tử.
Theo Danviet
Chuyên gia: Triều Tiên không đủ năng lực bắn hạ máy bay Mỹ Các nhà phân tích quân sự cho rằng Triều Tiên không có khả năng và cũng không có ý định tấn công các máy bay ném bom hay máy bay chiến đấu của Mỹ dù Bình Nhưỡng từng tuyên bố nước này có quyền làm như vậy. Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ phóng ngày 15/9...