Lật giở bí mật lạ lùng ẩn giấu bên trong đất nước Afghanistan
Đón năm mới vào tháng 3, chuộng môn thể thao bắt dê, ngâm thơ vào tối thứ 5 hàng tuần, trồng nhiều cây thuốc phiện…là những điều lạ ít người biết về đất nước Afghanistan.
Không giáp biển: Đất nước Afghanistan nằm ở nơi giao nhau của Trung Á và Nam Á, giáp với Pakistan ở phía đông và nam, với Iran ở phía tây, với Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, giáp với Trung Quốc ở đông bắc.
Diện tích gấp 2 lần Việt Nam : Với diện tích khoảng 652.860km2, Afghanistan rộng gần bằng bang Texas của Mỹ và lớn gấp gần 2 lần diện tích Việt Nam. Quốc gia Trung Nam Á này là một trong 40 quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số khoảng 38 triệu người.
Nổi bật với núi non và sa mạc: Afghanistan là quốc gia có nhiều núi thứ 8 thế giới, khiến nhiều khu vực khó tiếp cận. Dãy núi Hindu Kush (phần kéo dài của Himalaya) trải dài ở khu vực đông bắc Afghanistan, còn khu vực tây nam nước này chủ yếu bị sa mạc bao phủ.
Cây thuốc phiện: Afghanistan là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Phần lớn cây thuốc phiện (anh túc) được trồng ở tây nam nước này. Theo một khảo sát mới nhất về thuốc phiện vào năm 2020, có 224.000ha đất ở Afghanistan được dùng để trồng cây thuốc phiện.
Tuyết giữa “sa mạc”: Ít ai biết rằng, đất nước của sa mạc và luôn bị mặt trời thiêu cháy lại có mùa đông vô cùng khắc nghiệt. Giữa tháng 12 và tháng 2, tuyết rơi khá dày, đặc biệt là ở phía Bắc của Afghanistan.
Video đang HOT
Môn thể thao bắt dê: Môn này được người dân Afghanistan gọi là “Buzkashi”, hay tên tiếng Anh là “Goat Grabbing”. Đây được xem là môn thể thao sôi nổi, cũng như nguy hiểm bậc nhất thế giới. Người chơi sẽ chia thành hai đội và sử dụng ngựa để đem một con dê (đã chết) vào vòng tròn, được vẽ bằng phấn của phe đối phương.
Đêm thơ vào tối thứ 5: Ít ai biết rằng người dân ở đất nước luôn bị bao phủ bởi chiến tranh và tiếng súng này lại rất mê thơ. Ở nhiều thành phố người dân mê thơ đến nỗi, chọn đêm thứ 5 hàng tuần để ngâm thơ xướng ca.
Tỉ lệ biết chữ rất thấp: Sau nhiều thập niên bị chiến tranh tàn phá, tỉ lệ biết chữ ở Afghanistan là 43%, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Chỉ trên một nửa nam giới từ 15 tuổi biết đọc và viết, còn tỉ lệ này ở nữ giới thấp hơn nhiều, với chưa tới 1/3.
Đón năm mới vào tháng 3: Người dân Afghanistan chờ đợi đến ngày 21/3 hàng năm để tổ chức lễ hội Nowraz tại thành phố Mazar-e Sharif, ở phía bắc đất nước này, để chào đón năm mới thay vì ngày 31/12 như đa phần thế giới.
Tục lệ hôn bánh mì: Bánh mì khi rơi xuống nền nhà sẽ được người Afghanistan nhặt lên và hôn để tỏ lòng kính trọng, thay vì vứt đi. Đây được xem là một tập tục khá thú vị, đề cao sự tiết kiệm và quý trọng của cải, sức lao động.
Cuộc sống khắc nghiệt của người mắc kẹt trên 'nóc nhà thế giới'
Dù có cái tên thơ mộng và đẹp đẽ nhưng cuộc sống của những người dân du mục Kyrgyz ở vùng đất nóc nhà của thế giới lại vô cùng khắc nghiệt và thiếu thốn.
Những người du mục Kyrgyz sống ở vùng đất Wakhan - một vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lãnh phía Đông Bắc của đất nước Afghanistan nằm sâu trong những dãy núi hùng vỹ của khu vực Trung Á.
Phần lớn diện tích nơi đây có độ cao trên 4200 mét so với mực nước biển. Ở đây nhiệt độ xuống dưới 0 độ C suốt 340 ngày trong năm cùng với những cơn gió lớn suốt ngày đêm khiến cho cây cối không thể vươn lên khỏi mặt đất.
Cuộc sống trên thiên đường mặt đất này theo một cách nào đó chứa đựng sự khổ cực của một địa ngục trần gian. Thậm chí rất nhiều người Kyrgyz chưa bao giờ nhìn thấy một cái cây cao!
Những người dân ở đây chỉ là một bộ phận của tộc người Kyrgyz Afghanistan ban đầu. Trong nhiều thế kỷ, người Kyrgyz Afghanistan đã di chuyển liên tục quanh Trung Á và kiếm sống dựa vào con đường tơ lụa.
Cuộc chiến tranh giữa các đế quốc bùng nổ khiến cho một cộng đồng những người Kyrgyz tách ra và trở về Afghanistan. Nhóm còn lại bám trụ, sinh sống và coi đây là quê hương của mình. Họ gọi đó là Bam-e Dunya, có nghĩa "nóc nhà của thế giới".
So với khu trung tâm của Afghanistan, vùng đất này xa xôi đến nỗi người Kyrgyz coi nó như một "đất nước" hoàn toàn khác. Để đến được con đường gần nhất cần đi tối thiểu 3 ngày đường, để tới thành phố gần nhất, họ phải đi thêm 1 ngày nữa.
Quãng đường này cũng vô cùng nguy hiểm bởi họ phải đi vòng qua các ngọn núi hiểm trở. Cô lập về mặt địa lý khiến cho cuộc sống của người Kyrgyz lạc hậu, nghèo khó.
Những người đàn ông thường chỉ đảm nhiệm việc chăn thả gia súc cũng như trao đổi hay là buôn bán chúng, do đó mà phụ nữ Kyrgyz phải làm rất nhiều những công việc nặng nhọc hàng ngày để phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Cuộc sống càng thêm khó khăn khi họ không được tiếp cận với hệ thống y tế căn bản. Nhiều người chết vì những căn bệnh dễ chữa và có những đứa trẻ sinh ra không lớn qua được tuổi thứ 5.
Những người chăn cừu Kyrgyzstan rất yêu thích điện thoại di động, một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được. Chúng sẽ được sạc bằng những tấm pin năng lượng mặt trời thường dùng cho xe hơi.
Người Kyrgyz không nghèo, mặc dù tiền giấy gần như không hề tồn tại trong cuộc sống của họ! Đàn gia súc của họ có thể chứa hàng trăng con vật nuôi có giá trị. Đơn vị tiền tệ cơ bản của người Kyrgyzstan là một con cừu.
Những người dân Kyrgyz đã sinh sống tại "nóc nhà thế giới" của mình trong suốt hàng ngàn năm qua. Mơ ước hiện tại của họ là xây dựng được một con đường lớn nối liền quê hương mình với những khu vực dân cư bên ngoài rộng lớn.
Nhiếp ảnh gia liều mình 'tiến vào Kabul' để thấy một Afghanistan rất khác Stephen Gollan đã bỏ qua mọi sợ hãi và dành một tháng rưỡi đi khắp Afghanistan để có cái nhìn vô cùng thú vị về đất nước này Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia độc lập nằm ở giữa lục địa châu Á. Về mặt tiếp giáp địa lý, phía Nam của quốc gia này giáp với Pakistan, phía Tây...