Lập vùng cấm thả neo 2 hải lý quanh giàn khoan dầu khí
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí. Các quy định nhấn mạnh nguyên tắc thiết lập vùng an toàn và bảo vệ xung quanh công trình dầu khí.
Quyết định này quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, thu dọn mỏ, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, chế biến dầu khí kể cả các dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này được tiến hành trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về quản lý vận hành và bảo trì công trình dầu khí, trước khi vận hành công trình, tổ chức, cá nhân phải ban hành các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy trình bảo trì cho máy, thiết bị, công trình. Các quy trình này phải được phổ biến, huấn luyện cho người lao động và lưu giữ tại công trình.
Trước và trong quá trình vận hành, tổ chức, cá nhân phải kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm thiết bị, máy, công trình theo quy định. Các thiết bị cứu hộ cứu nạn phải được kiểm tra, thử nghiệm để đảm bảo khả năng sẵn sàng hoạt động trong tình huống khẩn cấp.
Giàn khoan Thăng Long ở nam Biển Đông của Việt Nam.
Video đang HOT
Tổ chức, cá nhân phải tiến hành sửa chữa và thay thế kịp thời các thiết bị hỏng hóc trên công trình nhằm đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và công trình.
Tổ chức, cá nhân phải dừng ngay các hoạt động nếu các hoạt động này có thể gây nguy hiểm đối với con người, môi trường và công trình.
Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí phải được thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết.
Khoảng cách vùng an toàn đối với các công trình khoan, khai thác ngoài khơi là 500 m trở ra, tính từ các điểm ngoài cùng của công trình về mọi phía đối với công trình cố định và tính từ vị trí các mỏ neo đối với các công trình di động.
Đối với các công trình trên đất liền bao gồm nhà máy chế biến khí, nhà máy lọc, hóa dầu, kho chứa, tuyến ống và các hạng mục khác đi kèm, phạm vi vùng an toàn và hành lang an toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi 2 hải lý tính từ các điểm ngoài cùng của công trình biển và từ hai bên dọc theo tuyến ống, các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo, trừ trường hợp các phương tiện phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí.
Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ xâm nhập và hoạt động trong vùng an toàn, trừ các trường hợp đặc biệt do cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Bị tàu hỏa tông tử vong vì "cố thủ" trên đường sắt
Thấy người dân đến khuyên can, ông C. dùng gậy đánh trả rồi lao vào đoàn tàu đang chạy. Bị cú tông mạnh, ông C. văng xuống kênh tử vong.
Ngày 22/1, công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang làm rõ vụ tai nạn làm ông Nguyễn Văn C. (48 tuổi, người địa phương) thiệt mạng.
Thi thể nạn nhân được khỏi hiện trường
Trước đó, khoảng 7h cùng ngày, ông C. leo lên đứng giữa đường ray xe lửa ở cầu đường sắt. Khi đoàn tàu sắp đến, một số người dân phối hợp cùng các công nhân bảo trì đường sắt tiến hành khuyên can, đưa ông C. xuống. Tuy nhiên, khi mọi người tới gần liền bị ông này dùng gậy đánh trả.
Ngay sau đó, đoàn tàu SE8 chạy hướng Nam - Bắc lao tới húc ông C. bay xuống kênh.
Mọi người tìm cách vớt ông C. lên bờ nhưng nạn nhân đã tử vong vì thương tích quá nặng. Sự cố làm đoàn tàu phải tạm ngưng hành trình 15 phút để phối hợp cùng lực lượng chức năng lập hồ sơ, làm rõ vụ việc.
Vĩnh Thuỷ
Theo Dantri
Máy bay QZ8501 của AirAsia tăng độ cao quá nhanh Giới chức Indonesia ngày 20/1 cho biết máy bay QZ8501 của hãng AirAsia đã tăng độ cao quá nhanh trước khi bị khựng lại, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng. Các điều tra viên đang xem xét phần đuôi của chiếc máy bay AirAsia gặp nạn. (Ảnh: AFP) Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội ngày 20/1,...