Lắp vách ngăn lây Covid-19 trong nhà ăn khu công nghiệp
Phòng ngừa Covid-19 lây nhiễm chéo trong nhà ăn, nhiều doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Sơn Trà, đã lắp vách ngăn.
Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP Đà Nẵng ngày 24/5 cho biết hiện các công ty Thủy sản Thuận Phước, Bắc Đẩu, Hải Thanh nằm trong Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng đã hoàn thành lắp đặt vách ngăn tại khu vực nhà ăn tập thể.
“Việc lắp vách ngăn tại khu vực nhà ăn giúp ngăn các giọt bắn, phòng ngừa lây nhiễm nCoV trong môi trường kín như khu công nghiệp”, đại diện Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết.
Sáng 24/5, Bộ Y tế công bố trong số 32 mẫu bệnh phẩm bệnh nhân ở Đà Nẵng được giải trình tự gene lần này, có 30 mẫu nhiễm chủng Anh B.1.1.7 và 2 mẫu nhiễm chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, biến chủng virus từ Anh lây lan nhanh gấp 170% (1,7 lần), nhưng biến chủng của Ấn Độ còn nhanh hơn, ông nhận định “biến chủng Ấn Độ lây rất nhanh trong không khí, đặc biệt ở môi trường kín”
Thực tế cho thấy trong đợt dịch này, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín, lây nhiễm rất nhanh. Cụm dịch ở Công ty Hosiden tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang, là một ví dụ. Cụm dịch ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Trường Minh tại khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng, 33 nhân viên trực tổng đài mắc Covid-19, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Đà Nẵng cho rằng tốc độ lây nhanh do đặc điểm công việc trực tổng đài, làm việc trong phòng kín, máy lạnh.”
Video đang HOT
Nhà ăn tập thể tại khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang được lắp vách ngăn để phòng Covid-19. Ảnh: Ngọc Thủy
Do đó để kiểm soát dịch tại khu công nghiệp, ngành y tế Đà Nẵng xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho hơn 50.000 người lao động làm việc trong các khu công nghệ cao và khu công nghiệp. Thành phố có 6 khu công nghiệp và một khu công nghệ cao, với 65.444 người lao động.
Từ ngày 12 đến 17/5, khoảng 12.000 lao động làm việc tại khu công nghiệp An Đồn (Khu công nghiệp Đà Nẵng) và khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đã được xét nghiệm Covid-19. Ngành y tế sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho 52.322 người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp còn lại.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng. Ảnh: Ngọc Thủy
Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng cũng đang lấy mẫu xét nghiệm gộp nhóm cho đại diện hộ gia đình trên địa bàn để có cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh, đưa ra biện pháp phòng chống cũng như phục hồi kinh tế.
Từ ngày 27/4 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 152 ca Covid-19 cộng đồng, trong đó chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhân viên tổng đài Công ty cổ phần Trường Minh (thuê văn phòng làm việc tại khu công nghiệp An Đồn) là 42 ca.
nCoV ở Đà Nẵng, Điện Biên là chủng Anh và Ấn Độ
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene virus 36 bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng và Điện Biên, phát hiện nhiễm biến chủng B.1.617.2 Ấn Độ.
Bộ Y tế sáng 24/5 công bố trong số 32 mẫu bệnh phẩm bệnh nhân ở Đà Nẵng được giải trình tự gene lần này, có 30 mẫu nhiễm chủng Anh B.1.1.7 và 2 mẫu nhiễm chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ.
4 mẫu bệnh phẩm bệnh nhân ở Điện Biên đều thuộc chủng B.1.617.2. Ngoài ra, một mẫu bệnh phẩm ở Hải Phòng thuộc biến chủng Anh B.1.1.7.
Các kết quả giải trình tự gene virus trước đó cho thấy nCoV hoành hành Bắc Ninh, Bắc Giang là biến chủng Ấn Độ, ở Vĩnh Phúc,Hải Dương, Hà Nam cũng phát hiện biến chủng Ấn Độ và Anh.
Bộ Y tế đánh giá diễn biến Covid-19 đang hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều chùm ca nhiễm trong cộng đồng tại nhiều địa phương. Đặc biệt, xuất hiện các biến chủng virus mới lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng làm tình trạng bệnh nặng lên.
Các địa phương thời gian qua lấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ giải trình tự gene để xác định biến thể của virus, qua đó giúp xác định nguồn gốc ổ dịch, có biện pháp phòng ngừa và hướng điều trị phù hợp.
Biến chủng Ấn Độ được ghi nhận tại Việt Nam lần đầu tiên hôm 30/4, với kết quả giải trình tự gene của nhân viên khách sạn ở Yên Bái. Nhân viên này lây nhiễm bởi nhóm chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh cách ly tại Khách sạn Như Nguyệt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Nó chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có hai đột biến nguy hiểm là L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California, Mỹ, và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi, Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19. Giới khoa học gọi biến chủng B.1.617 là biến chủng kép.
Biến thể Anh được ghi nhận tại Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 2/1, trên "bệnh nhân 1435" từ Anh về Việt Nam. Chủng mới được phát hiện vào đầu tháng 9, ở Kent, đông nam nước Anh, gây ra một phần tư số ca nhiễm ở London vào tháng 11, tăng lên hai phần ba tổng số ca nhiễm trong tháng 12. Theo các nhà khoa học, biến thể mới của nCoV có khả năng lây truyền nhanh hơn 70% so với các chủng trước đó, chưa có cơ sở cho thấy độc lực cao hơn.
"Vợ chồng cựu giám đốc Hacinco không lây nhiễm Covid-19 từ Đà Nẵng" Vợ chồng cựu giám đốc Hacinco mắc Covid-19 với mã gene thuộc chủng Ấn Độ, còn các ca bệnh tại Đà Nẵng mang chủng gene từ Anh. Chiều 19/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Đà Nẵng, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, trình tự gene của các...