LẬP TỨC LƯU Ý: Trẻ sơ sinh được xác định có nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng hơn các đối tượng khác
Đây thực sự là thông tin đáng quan ngại, đặc biệt với những bậc phụ huynh đang có con nhỏ.
Theo đó, một nghiên cứu mới nhất về Covid-19 cho thấy trẻ em đang phải đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh hoặc bị bệnh nặng cao hơn các nhóm đối tượng còn lại. Và trên thực tế, tại Mỹ, trẻ sơ sinh có tỉ lệ nhập viện cao hơn tất cả các nhóm trẻ ở độ tuổi khác.
Tỉ lệ được đo như sau: trong tống cộng 95 em bé sơ sinh thì có 62% phải nhập viện, tỉ lệ này là 14% với trẻ em độ tuổi từ 1 đến 17.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ở Mỹ thì nghiên cứu mới nhất về trẻ em này cũng chính là cuộc khảo soát lớn nhất từ trước đến nay. Từ 2.500 ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em có độ tuổi dưới 18 trong khoảng thời gian từ 12/1 đến 2/2, thống kê đã cho thấy những con số đáng báo động.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, dữ liệu khảo soát còn cho thấy trẻ em ít có khả năng phát triển các triệu chứng COVID-19 hơn người lớn. Trong tất cả các trường hợp nhiễm ở Mỹ, chỉ có 1,7% là trẻ em, trong khi trẻ em chiếm 22% dân số nước Mỹ.
Đáng lo lắng hơn là chỉ có 73% trẻ mắc Covid-19 bị sốt, ho hoặc khó thở. Tỉ lệ này với người lớn là 93%, việc không có các triệu chứng khiến cho nhiều em bé không được sàng lọc kĩ.
Video đang HOT
Điều này được cho là hoàn toàn chính xác bởi một nghiên cứu của CDC Trung Quốc cũng cho thấy hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 đều bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Không có triệu chứng song nếu nhiễm Covid-19 thì nguy cơ các em bị nhiễm nặng lại cao hơn các đối tượng khác. Một số trẻ em bị nhiễm nặng và 147 bệnh nhân trong nghiên cứu mới của CDC phải nhập viện, trong đó có 5 trẻ được chăm sóc đặc biệt và đã xuất hiện 3 bệnh nhân là trẻ em tử vong.
Trọng Hiếu
Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn lây nhiễm COVID-19 quan trọng nhưng ít người biết tới
Dễ nhiễm COVID-19 nhưng lại không thể hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan COVID-19.
Tờ SCMP dẫn nguồn một nghiên cứu mới tại Trung Quốc chỉ ra, trẻ em có xu thế biểu hiện ít triệu chứng hơn khi nhiễm COVID-19 và những trường hợp như vậy cũng sẽ khó bị phát hiện hơn so với người lớn. Đây có thể là một trong những yếu tố cần phải cân nhắc khi các chính phủ và các bậc phụ huynh đánh giá nguy cơ của việc cho trẻ tới trường trong mùa dịch.
Theo một bài báo công bố trên tạp chí The Lancet giữa tuần trước, nghiên cứu được tiến hành trên 36 ca nhiễm COVID-19 là trẻ em tại tỉnh Triết Giang đã phát hiện ra, 10 em - tương đương với 28%, không có triệu chứng, 7 em có triệu chứng rất nhẹ.
Một nghiên cứu khác cũng công bố trong tháng này trên tạp chí The New England Journal of Medicine đưa ra các kết quả tương tự. Cụ thể, trong 171 trẻ em bị nhiễm COVID-19 tại Vũ Hán, 27 em - tương đương tỷ lệ 15,8% không có triệu chứng. 12 em khác có dấu vết viêm phổi khi chụp X-quang nhưng không có triệu chứng lây nhiễm.
"Tỷ lệ lớn các trẻ em có triệu chứng kín cho thấy những khó khăn trong việc xác định bệnh nhân nhi không có thông tin dịch tễ rõ ràng, dẫn tới một tình huống nguy hiểm trong lây nhiễm cộng đồng", các tác giả trong nghiên cứu Triết Giang cho hay.
Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (ảnh: SCMP)
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố "về cơ bản đã dừng" được lây nhiễm COVID-19 trong nước sau hai tháng áp dụng phong toả và các biện pháp cách ly quy mô lớn trên toàn đất nước. Một số tỉnh như Quế Châu, Thanh Hải và Vân Nam đã bắt đầu mở lại trường học và ngày càng có nhiều tỉnh khác chuẩn bị "nối bước". Tuy nhiên, giới chức giáo dục tại thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông lại vẫn chưa đưa ra ngày xác định cho trường học tái hoạt động. Tại Hong Kong - nơi các ca nhiễm virus từ nước ngoài trở về đang tăng mạnh, trường học sẽ không mở cửa lại cho tới ngày 20/4.
Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục bùng phát trên toàn cầu, với ít nhất 655.000 người lây nhiễm và hơn 30.000 người tử vong - nhiều quốc gia đã đóng cửa trường học và ký túc xá cũng như áp dụng các biện pháp khoảng cách xã hội và cả cách ly hoàn toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan.
Chuyên gia y tế người Canada Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định, nghiên cứu Triết Giang chỉ ra vai trò tiềm tàng của trẻ em trong việc lây lan virus.
"Phát hiện quan trọng nhất từ những phân tích đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy, trẻ em dễ bị mắc [COVID-19] nhưng thường không có triệu chứng rõ rệt, khiến gia tăng khả năng trẻ em có thể là tác nhân gây ra lây nhiễm", Kelvin và Halperin bình luận trong bài nghiên cứu.
Nghiên cứu do Song Qifa từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Ninh Ba và Chen Dong của Bệnh viên Trung tâm Ô Châu, thực hiện. Họ xem xét một nhóm trẻ em có độ tuổi từ 1 tới 16 và bị ốm từ giữa tháng 1 tới cuối tháng 2.
Những trẻ em trong nghiên cứu đều đến từ các thành phố của Ninh Ba và Ôn Châu và chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại thời điểm đó. Các em từng có tiếp xúc gần với một thành viên bị nhiễm trong gia đình hay bị phơi nhiễm trong khu vực, hoặc cả hai.
Gần một nửa các em có triệu chứng nhẹ và số còn lại có triệu chứng vừa phải; tất cả đều hồi phục sau trung bình là 14 ngày tại bệnh viện. Những người có triệu chứng vừa phải chủ yếu là sốt và ho khan.
Các nhà nghiên cứu tìm ra, so sánh với các bệnh nhân người lớn trong thành phố, mức độ nghiêm trọng của việc ho, sốt và viêm phổi vì mắc COVID-19 nhẹ hơn đáng kể ở trẻ em. Trẻ em mắc COVID-19 cũng có triệu chứng nhẹ hơn so với những bệnh nhân đồng lứa mắc SARS trong dịch 2002-03.
Còn trong nghiên cứu về Vũ Hán do các học giả từ Vũ Hán, Bắc Kinh và Hong Kong tiến hành, họ cũng phát hiện hầu hết trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hơn so với người trưởng thành.
"Lây nhiễm không triệu chứng là điều thường xảy ra. Việc xác định nguồn lây nhiễm tiềm năng của những bệnh nhân không có triệu chứng là yếu tố quan trọng nhằm phát triển các biện pháp kiểm soát đại dịch tiếp diễn", nghiên cứu đề xuất.
Theo các chuyên gia Canada, cần phải có thêm nghiên cứu về vai trò của trẻ em trong chuỗi lây nhiễm. Mặc dù vậy, họ cũng nhấn mạnh, nếu đúng trẻ em giữ vai trò quan trọng trong lây lan virus, các chính phủ cần phải đưa điều này vào các chính sách làm chậm lại tốc độ lây lan và bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
Nhiều quốc gia và lãnh thổ tạm thời đóng cửa trường học để ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 (ảnh: SCMP)
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác bày tỏ sự lo ngại về việc đóng cửa trường học, đặc biệt là khi nhiều học sinh có điều kiện khó khăn không thể tiếp cận với học trực tuyến.
"Các biện pháp đóng cửa trường học nên cân nhắc các bằng chứng dịch tễ và tránh làm gia tăng sự bất bình đẳng, đồng thời cung cấp giáo dục không cần công nghệ số, các biện pháp chăm sóc trẻ em thay thế và y tế", hai tác giả Richard Armitage và Laura Nellums từ Đại học Nottingham viết trên tạp chí The Lancet. "Các chính quyền nên áp dụng những chiến lược nhằm giảm lây nhiễm trong trường học trước khi hoặc thay vì đóng cửa như thu hẹp quy mô lớp học, gia tăng khoảng cách và tăng cường vệ sinh, khử trùng..."
Minh Đức
Đừng chủ quan với Covid-19 ở trẻ em Tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa nghiên cứu ra bằng chứng và các cơ sở khoa học để lý giải vì sao Covid-19 lại "không thích" trẻ em. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các phụ huynh nên chủ động trong công tác phòng dịch Covid để bảo vệ con em mình. Hướng dẫn trẻ rửa tay...