Lập trường của Mỹ về Biển Đông: Philippines ủng hộ, Indonesia cho là hợp lý
Philippines và Indonesia đã có phản ứng sau khi sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về “Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”.
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về “Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này, Philippines bày tỏ sự ủng hộ trong khi Indonesia cho rằng đó là điều rất “hợp lý”.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Ảnh: Rappler.
Ngày 14/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã bày tỏ sự hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ông Lozenzana cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng phải có sự chắc chắn về các quy tắc trên Biển Đông.” Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện với Philippines và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Video đang HOT
Lãnh đạo quốc phòng Philippines cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc dẫn tập quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông và cho biết, nước này cũng đang thúc đẩy hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) một cách thực chất để ngăn chặn căng thẳng leo thang tại đây.
Cùng ngày, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Del Rosario cho rằng, Philippines cần đưa các vấn đề liên quan đến phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài, trong đó bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ra Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75 sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây để tranh thủ sự hỗ trợ đa phương. Còn cựu Phó Chủ tịch Tòa án Tối cao Philippines, ông Antonio Carpio, nói rằng tuyên bố mới của Mỹ là mạnh mẽ vì nó có thể hiện sự ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài.
Indonesia cho rằng đầy là điều “hợp lý”
Trong tuyên bố ngày 13/7 của Ngoại trưởng Mỹ có nêu rõ : “Mỹ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở những vùng nước xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Brunei, và đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối việc đánh cá và phát triển dầu khí của các bên khác ở những vùng biển này – hoặc đơn phương thực hiện các hành động ấy – đều là phi pháp”.
Khi được hỏi về tuyên bố mới của Mỹ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah đã từ chối bình luận trực tiếp và cho rằng, bất kì sự ủng hộ nào đối với quyền lợi của Indonesia trong vùng biển Natuna là điều rất “hợp lý”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia nói với BenarNews rằng “Quan điểm của Indonesia đối với vùng biển Natuna luôn mạnh mẽ và nhất quán, và dựa trên UNCLOS 1982. Phán quyết của tòa năm 2016 khẳng định vị thế của Indonesia tại vùng biển này.
Trước đó, Indonesia đã hai lần gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc vào tháng 5 và tháng 6 để khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh, “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS 1982. Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố vẫn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia, những tuyên bố về chủ quyền một cách “đơn phương” của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được luật pháp quốc tế công nhận.
Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình.
Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr)
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
"Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác lập bởi UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thiết thực, thúc đẩy việc duy trì hòa bình ổn định và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác tại khu vực".
Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc gia tăng sau khi hàng chục tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna trong tháng 12/2019. Ít nhất 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực. Bất chấp sự phản đối của Jakarta, Bắc Kinh tuyên bố khu vực quanh Natuna là vùng đánh cá truyền thống và từ chối rút tàu.
Indonesia đã gửi một bức thư phản đối tới Trung Quốc liên quan đến việc tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá của nước này xâm nhập vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã truyền đạt 4 quan điểm của Indonesia, trong đó khẳng định Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận. Là thành viên của UNCLOS, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định này. Indonesia không công nhận tuyên bố "đơn phương" của Trung Quốc về "đường chín đoạn" và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.
Quân đội Indonesia cũng đã huy động 600 binh sĩ, năm tàu chiến, máy bay trinh sát và máy bay đến vùng biển Natuna để bảo vệ chủ quyền./.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
Indonesia kêu gọi Mỹ và Trung Quốc tránh gây căng thẳng trên Biển Đông Ngày 10/7, chính phủ Indonesia lên tiếng kêu gọi Mỹ và Trung Quốc ngừng các hành động gia tăng căng thẳng và gây bất ổn định trên Biển Đông. Lời kêu gọi được chính phủ Indonesia đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên đầu tháng...