Lập trung tâm nghiên cứu phát hiện sớm ung thư
Năm trường đại học của Anh và Mỹ phối hợp thành lập trung tâm nghiên cứu phát hiện sớm ung thư (CuRED), trị giá đầu tư 55 triệu bảng.
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh và đối tác thuộc liên minh xuyên Đại Tây Dương, khởi động, thời hạn 5 năm. Các nhà khoa học sẽ thành lập một cơ sở y tế với mục đích nghiên cứu phát hiện sớm ung thư (CuRED) tại Đại học Cambridge. Đại học Cambridge cũng là đối tác của Liên minh Quốc tế về Phát hiện sớm ung thư (ACED).
Năm thành viên của Liên minh Quốc tế về Phát hiện sớm ung thư (ACED), gồm Trung tâm Canary tại Đại học Stanford, Đại học Cambridge, Viện Ung thư Knight của Đại học Y tế và Khoa học Oregon, Đại học College London và Đại học Manchester.
Trung tâm tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, bác sĩ đầu ngành để tiến hành những thí nghiệm các phương pháp chẩn đoán sớm và lựa chọn cách tiếp cận tốt nhất để ứng dụng vào thực tế.
Cơ hội sống sau 5 năm với bệnh nhân ung thư tăng gấp ba lần nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Ảnh: Asian Scientist.
Một nghiên cứu đang được tiến hành tại trung tâm này là dự án phát triển các công cụ chụp siêu âm để phát hiện những tổn thương trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư. Trong số đó có một loại đèn nội soi tiên tiến sử dụng công nghệ ảnh siêu phổ (hyperspectral image) để chỉ thị các đặc trưng màu mà mắt người không phát hiện được, nhằm thu thập những dấu hiệu sớm của ung thư trong thực quản hay ruột kết.
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá những xét nghiệm chẩn đoán mới để phát hiện ung thư sớm hơn hoặc xác định người có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ví dụ, công nghệ xét nghiệm sinh thiết có thể tìm kiếm dấu hiệu của bệnh lý Barrett thực quản (Barrett’s esophagus) – tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ dạng ruột nguy cơ dẫn tới ung thư.
Giáo sư Rebecca Fitzgerald, người đứng đầu cơ sở CuRED, nhấn mạnh vai trò của phát hiện sớm ung thư. Giáo sư cho biết các thành viên của Liên minh ACED sẽ cùng hợp tác để tạo bước đột phá trong lĩnh vực này thay vì nghiên cứu riêng rẽ.
Video đang HOT
Hiểu về đặc tính sinh học của bệnh ung thư và tình trạng tiền ung thư cho phép các bác sĩ tìm ra những cách chính xác để phát hiện bệnh sớm hơn và vị trí nào cần tập trung điều trị. Thậm chí, nghiên cứu còn cho phép phòng ngừa, ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.
Ông Michelle Mitchell, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh kỳ vọng trung tâm này sẽ giúp thay đổi hoàn toàn tương lai của việc điều trị ung thư, biến ung thư thành một căn bệnh có thể kiểm soát và điều trị cho nhiều người bệnh hơn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng ủng hộ sáng kiến này. Ông cho biết cứ mỗi 2 phút có một người ở Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Chính vì vậy, CuRED sẽ đem lại nhiều cơ hội sống hơn cho mọi người.
Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân 6 loại ung thư khác nhau (cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo, tinh hoàn và tuyến tiền liệt) cao hơn gấp ba lần nếu được chẩn đoán ở giai đoạn 1. Khi ấy khối u nhỏ và vẫn còn cục bộ, so với khi được chẩn đoán ở giai đoạn 4 khối u đã phát triển lớn và bắt đầu di căn.
Minh Anh
Theo Business Weekly/VNE
Ung thư không phải chấm hết nếu phát hiện sớm
Nhiều người nghĩ ung thư là "án tử" nên khi nghi ngờ mắc bệnh đã không đi khám, hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại bi quan không điều trị, về nhà "chờ chết" hoặc uống rễ cây, chữa thuốc nam.
Rất nhiều cơ hội điều trị có thể khỏi bệnh đã bị vuột mất, hoặc khi quay lại tìm gặp bác sĩ, bệnh đã ở giai đoạn muộn, vô phương cứu chữa.
Bài 1: Chiến thắng ung thư vú nhờ nghị lực phi thường
Ung thư không phải không thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, không bỏ cuộc. Tại Bệnh viện K, đã có nhiều ca bệnh ung thư điều trị thành công, khỏi bệnh được tuyên truyền để nâng cao nghị lực chiến thắng bệnh tật cho người bệnh ung thư, cũng như khuyến khích người dân thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh.
Tuân thủ điều trị
Theo Bệnh viện K, chị Hoàng Thu Hà (ở Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những điển hình của một người bệnh dám đối diện với ung thư một cách kiên cường và mạnh mẽ. Mặc dù chị bị ung thư vú từ năm 2011, nhưng đến nay đã 8 năm, chị vẫn mạnh khỏe và thậm chí còn tham gia rất tích cực vào Câu lạc bộ Phụ nữ Kiên cường - câu lạc bộ dành cho bệnh nhân ung thư vú trên cả nước.
Chị Hoàng Thu Hà khỏe mạnh và hạnh phúc với cuộc sống gia đình.
Giống như bao nhiêu người phụ nữ khác, chị Hà có một gia đình hạnh phúc với hai bé sinh đôi và công việc nghiên cứu trong ngành dệt may. Những tưởng cuộc sống ấy cứ bình dị trôi đi thì một ngày tháng 2/2011 chị bỗng thấy nhói đau ở ngực trái. Sau những phút phân vân, chị quyết định đến Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ để thăm khám.
Tại đây, sau khi thăm khám, làm xét nghiệm sinh thiết kim nhỏ, bác sĩ chẩn đoán chị bị Carcinoma vú và có chỉ định phẫu thuật. Nhận được hung tin, chị hoàn toàn suy sụp, ý nghĩ quay cuồng trong đầu lúc đó là mình sẽ chết. Hoảng loạn khiến chị nhìn thấy chồng và hai con là lại khóc, ám ảnh về cái chết làm chị rơi vào tuyệt vọng.
Sau thời gian ngắn hoảng loạn với những ngày suy nghĩ yếu lòng đó, chị đã lấy lại được bình tĩnh. Chị nghĩ, nếu số phận đã định đoạt như vậy, mình chỉ còn cách đối mặt bằng cách mạnh mẽ chiến đấu và chiến thắng nó. Chị tuân thủ với phác đồ điều trị của bác sĩ, bước vào ca phẫu thuật với một tâm thế thoải mái, lạc quan và tràn đầy hi vọng.
Sau ca phẫu thuật thành công như mong đợi, chị lại tiếp tục bước vào hành trình đấu tranh giành lại sự sống của mình với 25 mũi xạ và 8 đợt truyền hóa chất. Chị may mắn khi gặp ít tác dụng phụ khi truyền thuốc nên sau mấy ngày mệt mỏi chị vẫn đọc sách, dịch tài liệu để thấy mình không phải là người vô ích, chị cố gắng ăn uống thật tốt và điều độ. Mỗi tối, sau khi xong việc nhà chị lại đi bộ, tập thể dục để có thêm sức khỏe cho đợt điều trị tiếp theo.
Ngày 24-11-2011, chị được ra viện trong niềm hạnh phúc của chị và gia đình. Hiện giờ, sau một thời gian 3 tháng tái khám, sức khỏe của chị đã đi vào ổn định nên 6 tháng chị mới phải tái khám một lần.
Phát hiện sớm, cơ hội sống càng lớn
Hiện nay, ngoài công việc riêng và gia đình, chị Hà còn là Chủ nhiệm của Câu lạc bộ Phụ nữ Kiên cường, một câu lạc bộ hiện đang có khoảng trên 700 thành viên trên cả nước đều là bệnh nhân ung thư vú tham gia. Trải qua 8 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư nên chị Hà hiểu hơn ai hết cảm giác cô đơn, mất phương hướng của những người đồng bệnh như mình.
Câu lạc bộ phụ nữ kiên cường được thành lập tháng 2-2014 với sự khuyến khích và hỗ trợ của PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế, nhằm mục đích hỗ trợ những bệnh nhân ung thư vú cả tinh thần và hiểu biết về bệnh, để "cựu binh dìu dắt tân binh" nên các thành viên không cảm thấy cô đơn trong suốt chặng đường chữa bệnh. Trong các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, thành viên CLB được các bác sĩ truyền đạt những kiến thức về bệnh và phương thức điều trị, giải đáp các thắc mắc về dinh dưỡng và luyện tập để hồi phục sức khỏe tốt.
Với những hoạt động như vậy, các thành viên có những hiểu biết nhất định về bệnh để miễn nhiễm với những thông tin sai lệch về ung thư và điều trị ung thư đang tràn lan trên mạng xã hội, góp phần vào đạt kết quả chữa bệnh tốt.
Nhiều thành viên còn tham gia vào Dự án Hỗ trợ ung thư vú trong cộng đồng do CLB thực hiện để góp phần cung cấp thông tin hữu ích về nguy cơ và giảm thiểu nguy cơ ung thư vú cho phụ nữ.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu mỗi người có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú. Khi phát hiện ra bệnh thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị, bên cạnh đó người bệnh phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, một chí ý mạnh mẽ và niềm tin vào ngày mai tươi sáng.
Đặc biệt, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú ở Việt Nam là 75% nếu được phát hiện sớm. Do vậy, tầm soát ung thư vú, khám, siêu âm, chụp tuyến vú định kỳ đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở nên là vô cùng quan trọng, để phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh.
Nhật Minh
Theo CAND
Phát hiện cấu trúc trong cơ thể chống ung thư tốt hơn hóa trị truyền thống Các "túi ngoại bào sủi bọt" - một cấu trúc hình bong bóng kích thước nano trong cơ thể có thể được lợi dụng để tạo nên một phương pháp điều trị ung thư đột phá. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Michigan và Đại học Stanford (Mỹ) đã phát hiện ra một cấu trúc ngay trong cơ thể con người...