Lập trung tâm ICU lớn nhất miền Tây
Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, được lập tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sẽ hoạt động đầu tuần tới.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa được Bộ Y tế chỉ định thành lập Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là một trong 12 Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia được Bộ Y tế thành lập trên cả nước. Các trung tâm này được thiết lập bởi các bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2), Việt Đức (cơ sở 2), Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phổi Trung ương, Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2), Đại học Y Dược TP HCM, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 TP HCM (đặt tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu), Trung ương Quân đội 108, Quân y 103.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ có 1.000 giường và 1.400 y, bác sĩ. Trong đó, khối nhà 3 tầng diện tích 2.000 m2 của Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến được chuyển đổi công năng thành Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19, 200 giường.
Các công nhân đang cải tạo lại khối nhà, lắp đặt giường bệnh, trang thiết bị… Trên trần nhà, hệ thống ống dẫn oxy được lắp đặt phủ toàn bộ các phòng bệnh.
Tất cả người vào bệnh viện đều phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19. Hàng chục công nhân, kỹ thuật viên, quản lý phải làm việc và ăn ở trong bệnh viện suốt thời gian thi công.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Phó giám đốc bệnh viện, phụ trách chuyên môn, kiểm tra các thiết bị được đưa về trung tâm. Đây là dàn máy chụp X-quang di động được trang bị cho trung tâm.
Theo bác sĩ Phong, đến nay, đây sẽ là Trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất khu vực miền Tây.
Trung tâm được lắp đặt 150 màn hình theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Nơi đây được trang bị 40 máy thở hiện đại, hệ thống ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thề) và lọc máu liên tục.
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng y bác sĩ khoảng 200 người tham gia điều trị bệnh nhân, đảm bảo hoạt động xuyên suốt tại trung tâm”, bác sĩ Phong nói.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hiện bố trí khu vực riêng điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại các tỉnh, thành miền Tây chuyển đến. Nơi đây đang điều trị 14 ca Covid-19 nặng, có trường hợp nguy kịch được cứu sống nhờ can thiệp ECMO.
Theo Bộ Y tế, đợt bùng phát dịch từ 27/4 đến sáng 4/8, cả nước ghi nhận hơn 170.000 ca nhiễm trong cộng đồng. Trong đó, 13 tỉnh thành miền Tây ghi nhận 17.654 ca, chiếm hơn 10,3% cả nước; riêng Cần Thơ 1.281 ca.
An dân để chống dịch: Giúp hàng chục ngàn người bán vé số
Do giãn cách xã hội kéo dài, nhiều địa phương ở miền Tây đã xoay trở chi hỗ trợ cho lao động khó khăn.
Những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến trao quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Chiều 1.8, bà Huỳnh Thị Mỹ Hà, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, cho biết tỉnh đã chi tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1.7.2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 68) được trên 91%. Cụ thể, chi trả hỗ trợ đối tượng là người bán vé số đạt 98,17%; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đạt 84,5%.
"Chúng tôi đã triển khai chi hỗ trợ những đối tượng này theo hình thức trao trực tiếp tại nhà và mời lên UBND xã, thị trấn, đảm bảo giãn cách theo quy định. Dự kiến trong hôm nay (2.8) sẽ chi dứt điểm. Còn một số người chưa thể chi được (có thể họ đang ở trong khu cách ly, khu phong tỏa), chúng tôi sẽ chi sau khi họ trở về nhà", bà Hà cho biết thêm.
Theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Long, tỉnh hỗ trợ 6.454 người bán vé số theo mức 50.000 đồng/người/ngày (từ ngày 9.7 đến hết ngày 1.8), tương ứng số tiền hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người. Đối với 12.250 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mức hỗ trợ từ 700.000 - 1,2 triệu đồng từ nguồn ngân sách, tùy theo thời gian ngưng việc ở từng địa phương.
Sáng 2.8: Cả nước thêm 3.201 ca Covid-19, riêng TP.HCM 1.997 bệnh nhân
Tại Sóc Trăng, hơn 6.300 người bị ảnh hưởng do hoạt động kinh doanh vé số phải tạm dừng để phòng chống dịch bệnh, cũng đã được UBND tỉnh này quyết định hỗ trợ theo mức 60.000 đồng/người/ngày, thời gian 15 ngày, với tổng số tiền hỗ trợ 5,6 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản hỗ trợ xong cho người bán vé số dạo.
Tại Kiên Giang, tính đến ngày 1.8, hơn 4.000 trong tổng số 7.200 người bán vé số dạo tại 12/15 huyện, thành phố trong tỉnh đã được nhận tiền hỗ trợ theo mức 1,5 triệu đồng/người, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Tại Bạc Liêu, toàn bộ 4.000 người bán vé số dạo của tỉnh này đã được chi tiền hỗ trợ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, với mức hỗ trợ 750.000 đồng/người, tổng số tiền là 3 tỉ đồng. Còn theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, địa phương đã quyết định hỗ trợ 3.704 trường hợp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí trên 3,8 tỉ đồng.
Để các lao động sớm nhận được tiền hỗ trợ, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu thời gian tiếp nhận, thẩm định và ký duyệt hồ sơ từ cấp xã đến cấp huyện không quá 4 ngày làm việc phải chi hỗ trợ cho các lao động đủ điều kiện. Người lao động thuộc nhóm bị ảnh hưởng chỉ cần mang CMND đến UBND xã, phường đăng ký vào danh sách là xong, không cần làm đơn xin hỗ trợ. Theo đó, tính đến chiều 31.7, các huyện đã rà soát, tổng hợp được 38.039 lao động tự do cần được hỗ trợ, đã chi hỗ trợ 16.794 lao động với tổng số tiền gần 25,2 tỉ đồng.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp cũng triển khai hỗ trợ gạo cho hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh với mức 15 kg/nhân khẩu. Kết quả hỗ trợ được 108.928 người, đạt 99,8%, với số tiền 24,5 tỉ đồng và hỗ trợ hơn 10.000 người bán vé số dạo ở địa phương với số tiền 14,7 tỉ đồng.
Tính đến chiều 31.7, Cần Thơ đã phê duyệt hỗ trợ cho 6.596 người bán lẻ vé số lưu động gặp khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,9 tỉ đồng; trong đó đã chi trả tận nhà tiền hỗ trợ cho 6.101 người với tổng số tiền hơn 7,3 tỉ đồng. UBND TP.Cần Thơ sử dụng Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với mức hỗ trợ dự kiến là 500.000 đồng/hộ.
Vạ vật trên đường về miền Tây vì không qua được chốt kiểm soát Covid-19
Nhiều nơi thiếu kinh phí
Theo thống kê của ngành chức năng, Kiên Giang có khoảng 215.000 người cần được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, với tổng số tiền hơn 480 tỉ đồng. Trong đó, khoảng 45.000 người là lao động tự do, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thu gom rác phế liệu, chạy xe ôm... sẽ do UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương với số tiền 67,5 tỉ đồng.
Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tỉnh đã chỉ đạo các huyện khẩn trương thống kê để sớm chi tiền hỗ trợ giúp người dân bớt khó khăn khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các nhóm đối tượng khác, các địa phương vẫn đang tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ. Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Kiên Giang, cái khó hiện nay là các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc triển khai thực hiện chính sách gặp rất nhiều khó khăn, cá biệt có nơi công chức bộ phận chuyên môn bị cách ly do là F1, F2...
Cùng ngày, bà Nguyễn Thùy Như, Phó giám đốc phụ trách Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, cho biết qua thống kê toàn tỉnh có khoảng 90.000 lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều huyện, thị trong tỉnh đang gặp khó khăn, không có kinh phí hỗ trợ, do đã chi hết tiền cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sở sẽ đề xuất tỉnh sớm bổ sung kinh phí để các địa phương kịp thời chi hỗ trợ cho bà con.
Tại Long An, theo ước tính sơ bộ, toàn tỉnh có hơn 20.000 người lao động tự do sẽ được nhận hỗ trợ. Ngoài ra, 13 nhóm đối tượng khác gồm lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương; hỗ trợ tiền ăn với người phải điều trị, cách ly; hộ kinh doanh; viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch... cũng cần được hỗ trợ, với tổng kinh phí từ ngân sách dự kiến khoảng 70 tỉ đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến quá phức tạp và từ lúc triển khai đến nay, địa phương luôn trong tình trạng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Số đối tượng nhận được tiền hỗ trợ là không đáng kể.
Tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, tiến độ chi hỗ trợ cho bà con theo Nghị quyết 68 cũng gặp những khó khăn tương tự, nên đến nay số hộ được nhận hỗ trợ không được bao nhiêu so với kế hoạch đề ra.
300 công nhân miền Tây 'mắc kẹt' giữa TP.HCM và Long An khi về quê tránh Covid-19 Một nhóm lao động hơn 300 người miền Tây ở Đồng Nai vừa có kết quả âm tính Covid-19 đã lập tức về quê. Nhưng, đến tỉnh Long An thì lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan do tỉnh này đóng cửa theo quy định còn TP.HCM chỉ có thể cho quay trở lại Đồng Nai chứ không thể dừng và ở lại...